Uống nước nóng (nước ấm) có tốt không? Lợi ích của việc uống nước ấm

Trong cơ thể con người, nước chiếm tỷ lệ rất lớn với 70% trọng lượng cơ thể là nước. Chính vì vậy, việc bổ sung nước cho cơ thể mỗi ngày là việc làm rất cần thiết. Theo khuyến cáo của các chuyên gia Y tế, một người trưởng thành nên uống từ 1,5 – 2 lít nước. Vậy uống nước nóng có tốt không? Cùng máy lọc nước Primer đi tìm câu trả lời bạn nhé.

Uống nước nóng có tốt không?

Uống nước nóng có tốt không?
Uống nước nóng có tốt không?

Câu trả lời là , uống nước nóng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Đã có những nghiên cứu khoa học về vấn đề này:

  1. Cải thiện lưu thông máu
    • Nghiên cứu: Đại học Y Osaka, Nhật Bản (2019)
    • Kết quả: Uống nước nóng làm tăng lưu lượng máu đến 30%
    • Lợi ích: Giảm nguy cơ đột quỵ, tăng cường trao đổi chất
  2. Giảm táo bón
    • Nghiên cứu: Tạp chí Gastroenterology (2021)
    • Kết quả: 58% người uống nước nóng giảm triệu chứng táo bón
    • Cơ chế: Kích thích nhu động ruột, làm mềm phân

Bạn có biết? Người Nhật có thói quen uống nước nóng vào buổi sáng để detox cơ thể đấy!

Hãy cùng điểm qua những lợi ích của việc uống nước nóng (ấm) dưới đây nhé:

1. Điều hòa thân nhiệt

Khi thời tiết trở lạnh, một cốc nước ấm sẽ giúp cơ thể điều hòa lại nhiệt độ về mức ổn định. Bạn sẽ cảm thấy ấm dần lên và không còn cảm thấy lạnh, run nữa.  Với những người sống tại các vùng có khí hậu lạnh hoặc phải làm việc trong môi trường lạnh như người làm trong kho đông lạnh, thợ lặn,…. uống nước ấm sẽ giúp giảm bớt tiêu tốn calo và sức lực cho việc làm ấm cơ thể. 

2. Lưu thông máu và khí huyết

Nước ấm sẽ làm co giãn mạch máu, giúp thúc đẩy tuần hoàn máu đi khắp cơ thể. Chính vì vậy, uống nước ấm thường xuyên có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và huyết áp. Uống nước ấm trước khi đi ngủ khoảng 30 phút trước sẽ giúp giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn, tránh thức giấc giữa đêm. 

3. Làm giảm tình trạng nghẹt mũi khi trời lạnh

Nước ấm giúp làm giảm tình trạng nghẹt mũi khi trời lạnh
Nước ấm giúp làm giảm tình trạng nghẹt mũi khi trời lạnh

Nước ấm giúp làm giảm tình trạng nghẹt mũi khi trời lạnh

Nghẹt mũi là tình trạng mũi có dịch mủ viêm ở dạng đông đặc đọng lại. Việc sử dụng nước ấm sẽ giúp dịch mũi loãng ra, mềm hơn để có thể loại bỏ dễ dàng. Nhờ đó, bạn có thể hô hấp bình thường trở lại.  

4. Kích thích hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh

Một ly nước ấm vào buổi sáng sẽ giúp kích thích sự hoạt động của hệ tiêu hóa. Khi tới dạ dày, nước ấm sẽ trở thành dung môi giúp làm mềm thức ăn, thúc đẩy quá trình chuyển hóa và loại bỏ chất thải ra ngoài cơ thể.

Tuy nhiên, bạn không nên uống nhiều nước trước bữa ăn nếu không muốn nó làm bạn có cảm giác chán ăn và giảm lượng thức ăn tiêu thụ.

5. Bổ sung kịp thời lương nước đã mất cho cơ thể

Có một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống nước lạnh sẽ giúp bù nước cho cơ thể nhưng để tránh sốc nhiệt, bạn nên sử dụng nước nóng vào mùa lạnh.

Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang và cho con bú, cơ thể sẽ rất dễ mất nước. Đối tượng này nên uống nước ấm thường xuyên để tránh cơ thể bị nhiễm lạnh, đồng thời bù nước kịp thời. Uống đủ nước sẽ giúp phụ nữ đang cho con bú tránh được tình trạng mất nước gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng tạo sữa cho con.

6. Cải thiện hoạt động của hệ thần kinh và làm giảm căng thẳng

Nước ấm giúp bộ não hoạt động linh hoạt, hiệu quả hơn
Nước ấm giúp bộ não hoạt động linh hoạt, hiệu quả hơn

Bộ não của con người cần có nước để duy trì hoạt động phát tín hiệu điều khiển các bộ phận khác trong cơ thể để chúng hoạt động đúng với chức năng của mình. Dù là uống nước ấm hay nước lạnh thì nó cũng đều giúp bộ não hoạt động linh hoạt, hiệu quả hơn, giúp bạn hạn chế được những cảm xúc tiêu cực mà não bộ phát ra, đồng thời làm giảm căng thẳng, mệt mỏi để làm việc và học tập đạt hiệu quả cao hơn.

7. Làm giảm nguy cơ táo bón

Một trong những nguyên nhân của tình trạng táo bón chính là cơ thể bị thiếu nước. Chính vì vậy, việc bổ sung đủ nước sẽ giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, từ đó làm giảm các dấu hiệu của bệnh táo bón

8. Thanh lọc, giải độc cho cơ thể

Nước sẽ giúp trung hòa và làm loãng các chất cặn tích tự trong thận và mật. Đồng thời, một lượng nước ngấm vào máu cũng sẽ hòa tan những chất thải có trong máu để đưa chúng ra bên ngoài.

Không chỉ giúp thanh lọc cơ thể mà nước nóng còn giúp chống viêm, tạo chất nhầy để các khớp xương hoạt động trơn tru, tránh tình trạng đau nhức do khô khớp, cứng khớp gây ra.

9. Giúp làm giảm triệu chứng Achalasia

Nước nóng sẽ làm mềm thức ăn trong thực quản
Nước nóng sẽ làm mềm thức ăn trong thực quản

Achalasia (đau thắt thực quản) là tình trạng khó nuốt thức ăn ở thực quản khiến cho thức ăn bị cản trở, khó di chuyển đến dạ dày để tiêu hóa. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống nước nóng sẽ làm mềm thức ăn, đồng thời hỗ trợ việc vẩn chuyển thức ăn từ thực quản đến dạ dày. Nhờ đó, người bị Achalasia sẽ có cảm giác thoải mái hơn.

10. Hỗ trợ giảm cân

Nước ấm sẽ giúp các mạch máu trong cơ thể hoạt động ổn định và kích thích quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Nhờ đó, quá trình phá vỡ chất béo để tiêu hao năng lượng sẽ diễn ra nhanh hơn, góp phần hạn chế cảm giác thèm ăn, giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả. 

11. Cải thiện làn da

Nước nóng không chỉ tốt cho bên trong mà còn làm đẹp từ bên ngoài:

  • Detox từ bên trong:
    • Loại bỏ độc tố qua mồ hôi và nước tiểu
    • Kích thích tuần hoàn, cung cấp oxy cho da
  • Kết quả:
    • Da sáng mịn hơn
    • Giảm mụn và dầu nhờn

12. Giảm đau bụng kinh

Chị em phụ nữ chú ý nhé, nước nóng có thể là “cứu cánh” cho những ngày đèn đỏ:

  • Cơ chế: Giảm co thắt cơ trơn tử cung
  • Hiệu quả:
    • Giảm cường độ cơn đau
    • Cải thiện tâm trạng

Một nghiên cứu tại Đại học Y Tehran cho thấy 80% phụ nữ uống nước nóng giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Uống nước nóng giúp giảm co thắt cơ trơn tử cung
Uống nước nóng giúp giảm co thắt cơ trơn tử cung

Một số lưu ý quan trọng khi uống nước nóng

Để đảm bảo sự an toàn cho bản thân và phát huy tốt nhất những tác dụng của nước nóng đối với cơ thể, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Nhiệt độ lý tưởng: 50-70°C
  • Lý do:
    • Dưới 50°C: Giảm hiệu quả
    • Trên 70°C: Có thể gây bỏng
Nhiệt độTác động
< 50°CHiệu quả thấp
50-70°CLý tưởng
> 70°CNguy cơ bỏng

Mẹo nhỏ: Thử nhấp môi trước khi uống. Nếu cảm thấy hơi nóng nhưng không bỏng, đó là nhiệt độ thích hợp.

Không uống nước quá nóng
Không uống nước quá nóng
  • Nên uống nước ấm vào buổi sáng (sau khi thức dậy) và buổi tối (trước khi đi ngủ): Một cốc nước ấm vào buổi sáng không chỉ giúp bạn tỉnh táo hơn mà còn hỗ trợ thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giúp thanh lọc cơ thể nhanh hơn. Còn uống nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn.
  • Không nên uống dồn nước vào một lần mà nên chia nhỏ ra để cơ thể có thời gian kịp thẩm thấu hết.

Uống nước nóng tốt, nhưng đừng quên:

  • Nước lọc: Cần thiết cho hydrat hóa cơ thể
  • Nước khoáng: Cung cấp khoáng chất quan trọng

Hãy cân bằng giữa các loại nước để đảm bảo sức khỏe tối ưu nhé!

Kết luận

Uống nước nóng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, từ cải thiện tiêu hóa đến làm đẹp da. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên uống nước nóng. Hãy cân nhắc trong các trường hợp sau:

  1. Người mắc bệnh lý về đường tiêu hóa
    • Ví dụ: Loét dạ dày, trào ngược dạ dày
    • Lý do: Nước nóng có thể kích thích acid dạ dày, gây khó chịu
  2. Người mới phẫu thuật vùng miệng
    • Thời gian: Tránh trong 1-2 tuần sau phẫu thuật
    • Lý do: Nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng
  3. Người bị sốt cao
    • Lưu ý: Uống nước ấm thay vì nước nóng
    • Lý do: Tránh làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể

Bạn thuộc nhóm nào trên đây không? Nếu có, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống nước nóng nhé!

Cuối cùng, uống nước nóng là một thói quen tốt, nhưng cần thực hiện đúng cách và phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người. Hãy lắng nghe cơ thể và tận hưởng những lợi ích mà nước nóng mang lại!

Nếu bạn là người bận rộn, hãy chọn các dòng máy lọc nước có tích hợp chức năng làm nóng. Như vậy, bạn không chỉ được sử dụng nguồn nước sạch tinh khiết mà còn có nước ấm để uống mỗi ngày. Truy cập ngay website https://primer.vn/ để tìm hiểu chi tiết và đặt mua các sản phẩm máy lọc nước đang HOT nhất hiện nay bạn nhé.

>> Xem thêm:

Uống nước nóng có giảm cân không? Mẹo uống nước nóng giảm cân

Uống nhiều nước có tác dụng gì? Uống nước nhiều có tốt không?

Uống 2 lít nước mỗi ngày có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *