Màng lọc RO đã trở thành cụm từ khá thân thuộc với nhiều người, bởi lẽ, máy lọc nước RO đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Để hiểu rõ hơn về màng lọc RO là gì, nguyên lý hoạt động của màng RO ra sao và cần lưu ý những gì khi sử dụng màng RO, các bạn hãy cùng Primer tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây nhé.
Màng lọc RO là gì?
Màng lọc nước RO là viết tắt của từ tiếng anh Reverse Osmosis, tức là thẩm thấu ngược. Loại màng này do nhà khoa học Oragin phát minh ra từ những năm 50 của thế kỷ trước, sau đó được hoàn thiện vào những thập niên 70. Ngày nay, màng RO được sản xuất từ vật liệu Polyamit.
Ban đầu, màng lọc RO được nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực hàng hải và vũ trụ của Mỹ. Sau này màng lọc RO mới được dùng phổ biến hơn, ví dụ như dùng trong lọc nước, tạo nước tinh khiết phục vụ cho ăn uống và sản xuất dược phẩm phòng thí nghiệm.
Màng lọc RO được cấu tạo như thế nào?
Màng RO được cấu tạo từ các phần sau:
- Bề mặt bên ngoài màng RO: Toàn bộ bề mặt bên ngoài màng lọc RO là lớp màng giấy nhựa. Phần này có vai trò là siết chặt những thứ bên trong.
- Phần giữa màng lọc RO: Vật liệu để tạo ra màng lọc RO rất đặc biệt, đó là Thin Film Composite – TFC. Các lớp TFC sẽ tạo thành những cụm màng lọc xếp chồng lên nhau và cuộn lại theo hình xoắn ốc quấn quanh ống dẫn nước trung tâm. Mỗi cụm sẽ gồm có lớp đệm, lớp màng lọc và lớp thẩm thấu.
- Phần trục định tâm: Trục định tâm còn gọi là ống dẫn nước trung tâm. Đây là nơi dẫn nước tinh khiết sau khi đã được lọc qua màng đến các cốc lọc khác.
>> Xem thêm: Thứ tự lõi lọc nước trong máy lọc nước RO và tác dụng cụ thể
Nguyên lý hoạt động của màng lọc nước RO
Trước khi đi tới màng lọc RO, nước sẽ đi qua các lõi lọc thô. Bộ lõi lọc thô này sẽ loại bỏ các tạp chất, bụi bẩn, chất rắn lơ lửng có trong nước và hấp thụ chất độc hại. Khi đi tới màng lọc RO, nước đã có chất lượng hơn, nhờ đó, màng RO cũng được bảo vệ tốt hơn.
Nguyên lý hoạt động của màng lọc RO rất đặc biệt vì nó ngược lại hoàn toàn với cơ chế thẩm thấu thông thường. Màng lọc này hoạt động trên cơ chế chuyển động của các phần tử nước nhờ vào áp lực nén của máy bơm. Theo đó, máy bơm trong máy lọc nước RO sẽ tạo lực đẩy mạnh giúp nước đi xuyên qua các lớp màng lọc. Từ đó, đẩy các tạp chất, kim loại, virus, vi khuẩn, … có trong nước văng ra vùng có áp lực thấp rồi trôi theo dòng nước thải ra ngoài.
Với lực đẩy của máy bơm, dòng nước đi vào màng lọc sẽ có áp lực rất lớn. Nước chảy theo hướng xoắn ốc đi qua bề mặt của các lớp TFC rồi tập trung lại ở ống dẫn nước trung tâm (nước tinh khiết). Nhờ có lớp thẩm thấu được gắn ở giữa của tấm lọc giúp mà nước chảy đều trên màng lọc.
Phân loại màng lọc RO
Có nhiều cách phân loại màng lọc RO, trong đó, phân loại dựa vào công suất màng và thương hiệu màng là 2 cách phân loại chính.
1. Dựa vào công suất màng
Dựa vào công suất màng, màng RO được phân thành 2 loại chính, đó là màng lọc RO công nghiệp và màng lọc RO gia đình.
- Màng lọc RO gia đình bao gồm: Màng RO 50 GPD (7.9 lít/giờ), màng RO 75GPD (11.85 lít/giờ) và màng RO 100GPD (15.8 lít/giờ).
- Màng lọc RO công nghiệp bao gồm: Màng RO 4021, màng RO 4040, màng RO 8040
2. Dựa vào thương hiệu
Căn cứ vào thương hiệu, chúng ta có một số loại màng lọc RO phổ biến, đó là Toray (Nhật Bản), Hydranautics (US), Dow Water & Process Solutions (US), Toyobo (Nhật Bản) và LG Chem (Hàn Quốc), Vontron, GE, Lanxess (Đức), …
>> Xem thêm: Cột lọc nước Composite – Ứng dựng, cấu tạo cột lọc nước Composite
Ứng dụng của màng lọc RO
Màng lọc RO có các mắt lọc với kích thước siêu nhỏ, dao động trong khoảng từ 0.1 – 0.5 nanomet. Kích thước này chỉ lớn hơn vài lần so với phân tử nước, trong khi đó, virus, vi khuẩn, chất rắn hòa tan,… đều có kích thước lớn hơn gấp hàng chục lần. Ion kim loại tuy có kích thước nhỏ nhưng bị hydrat hóa do phân tử nước bao quanh nên cũng không thể nào chui lọt qua màng lọc RO được. Chính vì thế mà trừ phân tử nước, tất cả đều bị chặn lại và đẩy ra ngoài theo đường nước thải.
Nước sau khi qua màng lọc sẽ hoàn toàn tinh khiết, không màu, không mùi, không vị. Do đó, nguồn nước này rất an toàn, có thể uống hoặc dùng để rửa thực phẩm.
Hiện nay, trong các máy lọc nước RO công nghiệp, màng lọc RO là bộ phận không thể thiếu. Các máy lọc nước sinh hoạt gia đình cũng sử dụng màng lọc RO rất phổ biến.
>> Xem thêm: Lưu lượng kế đo nước là gì? Các loại lưu lượng kế phổ biến
Sử dụng màng lọc RO công nghiệp
1. Cách mua màng lọc RO công nghiệp phù hợp với nhu cầu sử dụng
Để có thể mua được loại màng lọc RO công nghiệp phù hợp với nhu cầu sử dụng, bạn cần phải xác định được những thông số dưới đây:
- Áp lực làm việc tối đa
Các loại màng lọc RO công nghiệp hiện nay sử dụng hai áp lực làm việc tối đa là 150psi và 225psi. Nếu chọn loại màng không phù hợp với thông số bơm, hiệu suất làm lọc nước của màng sẽ không đảm bảo, thậm chí là rách màng lọc.
- Lưu lượng
Lưu lượng thể hiện công suất lọc của màng lọc RO thường sử dụng đơn vị GPD (Gallon per day), trong đó 1Gallon tương đương với 3.78 lít.
- Kích thước màng lọc
Việc lựa chọn kích thước màng lọc sẽ tùy thuộc vào lưu lượng thiết kế. Màng lọc RO công nghiệp thường có 3 kích thước chính là 4021, 4040 và 8040. Với loại màng lọc RO 4040, đường kính màng lọc là 4.0 inch và độ dài màng lọc là 40 inch, khoảng 101.6 cm.
- Diện tích bề mặt hoạt động
Diện tích bề mặt hoạt động là số liệu cần thiết để tính toán thiết kế hệ thống lọc máy lọc nước công nghiệp RO với nguồn nước đầu vào có thể là nước lợ, nước biển, nước giếng khoan…
2. Cách vệ sinh và thay thế màng lọc RO công nghiệp
2.1. Cách vệ sinh màng lọc RO công nghiệp
Khi màng lọc RO có hiện tượng tắc, bạn cần tiến hành vệ sinh sạch sẽ để không ảnh hưởng tới hiệu quả lọc nước. Tùy vào nguyên nhân gây tắc màng mà cách vệ sinh cũng khác nhau.
Với nguyên nhân tắc màng do các tạp chất hữu cơ: Hòa tan dung dịch kiềm với nước, sau đó ngâm màng lọc RO vào dung dịch này trong khoảng một tiếng. Tiếp đó là lắp màng vào bơm tuần hoàn, cho hệ thống chạy liên tục trong vòng một giờ rồi sử dụng. Lưu ý là nước sau khi qua màng lọc phải không vượt quá 11 thì mới dùng màng này để lọc nước uống được.
Với nguyên nhân tắc màng do các tạp chất vô cơ: Hòa tan dung dịch axit và nước, sau đó ngâm màng lọc RO vào dung dịch này trong khoảng một tiếng. Tiếp đó là lắp màng vào bơm tuần hoàn, cho hệ thống chạy liên tục trong vòng một giờ rồi sử dụng. Lưu ý là nước sau khi qua màng lọc phải không thấp hơn 2.5 và không dùng axit nhóm gốc Clo.
2.2. Cách thay màng lọc RO công nghiệp
Tùy vào chất lượng đầu vào mà thời gian sử dụng của màng lọc RO công nghiệp thường là 2 – 3 năm. Khi xuất hiện các dấu hiệu dưới đây, bạn cần phải tiến hành thay màng lọc RO:
- Tỉ lệ nước lọc tinh khiết giảm, tỉ lệ nước thải tăng.
- Chất lượng nước sau khi qua máy lọc giảm, TDS nước cao, thậm chí là có mùi hôi và các cặn bẩn.
- Khi vận hành, máy kêu to hơn bình thường.
- Không có nước chảy ra hoặc chảy ra rất ít.
Để thay màng lọc, bạn cần thực hiện theo các bước sau:
- Tháo màng bỏ lớp nilong bọc bên ngoài màng RO.
- Gắn ron vào 2 đầu để bịt vỏ màng.
- Sử dụng nước rửa chén và bôi nhẹ lên ron đen ở phía dưới màng.
- Dùng nước rửa chén bôi lên ống chứa màng nhằm tạo độ trơn để đẩy màng vào dễ hơn.
- Nhét màng lọc vào vỏ màng, có thể lấy cán búa gỗ gõ nhẽ để màng vào đúng vị trí của nó.
- Xoáy đầu bịt vào vỏ màng lọc RO.
- Lấy cùm để cùm vỏ màng lại và xoáy chặt ốc.
Lưu ý khi sử dụng màng lọc nước RO
Mắt lọc của màng RO rất nhỏ nên một số thiết bị áp dụng công nghệ này có thể có một số nhược điểm như thời gian lọc lâu nên tốn điện, nước, tuổi thọ màng lọc thấp, nguồn nước đầu ra không có khoáng. Muốn hạn chế những nhược điểm này, bạn cần phải chú ý các vấn đề như sau:
- Thay lõi lọc định kỳ: Các dòng máy lọc nước RO thường bố trí cốc lọc số 1 trong suốt để người dùng có thể biết được thời điểm nào cần thay thế lõi lọc, thường là khoảng 2 năm kể từ ngày sử dụng hoặc sau khi lọc 90 lít nước.
- Sử dụng loại màng lọc thế hệ mới: Các loại màng lọc RO thế hệ mới có khả năng tiết kiệm điện, giảm lượng nước thải ra và tăng tuổi thọ của màng lọc tốt hơn màng cũ nhiều lần.
- Sử dụng thêm các lõi tạo khoáng: Các loại máy lọc nước áp dụng công nghệ lọc RO thường được bổ sung thêm các lõi chức năng để tạo ra nguồn nước tốt cho cơ thể.
- Xả van tay để vệ sinh màng lọc RO tốt hơn: Để hiệu quả vệ sinh máy lọc được tốt hơn, ngoài van xả tự động của thiết bị, bạn có thể dùng van xả tay để vệ sinh màng lọc định kỳ nhằm loại bỏ các cặn bẩn, vi khuẩn, virus, … bám trên màng.
Màng lọc RO giúp loại bỏ hầu hết các thành phần có hại có trong nước giếng, nước mặt, nước ngầm, nước sông và cả trong các quy trình xử lý lọc nước ở những nguồn nước bị nhiễm bẩn. Nhờ đó, sức khỏe người dùng máy lọc nước RO sẽ được bảo vệ tốt hơn. Nếu bạn cũng đang quan tâm về các dòng máy lọc nước RO, hãy liên hệ ngay với Primer theo số HOTLINE 1900 98 98 35 để được tư vấn, hỗ trợ và báo giá TỐT nhất.