Cột lọc nước là một trong những bộ phận quan trọng của hệ thống lọc nước. Tùy vào chất liệu của cột lọc mà người ta chia ra thành các loại khác nhau. Trong đó, cột lọc nước composite là loại được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cột lọc nước composite, Primer đã tổng hợp lại các thông tin quan trọng trong nội dung bài viết dưới đây.
Cột lọc nước là gì?
Cột lọc nước là loại thiết bị được làm bằng chất liệu nhựa PVC, sợi thủy tinh tổng hợp Composite hoặc Inox SUS 304 với dạng hình trụ cao. Để kiểm soát hoạt động của thiết bị lọc trong quá trình vận hành, phần đầu của cột lọc nước đầu nguồn sẽ được lắp thêm van điều khiển dạng van tự động hoặc van cơ.. So với dùng bể lọc truyền thống thì cột lọc nước giúp tiết kiệm chi phí xây bể và không gian hơn, đặc biệt là mang lại hiệu quả lọc cao và có thể di chuyển đến mọi nơi một cách dễ dàng.
Nguyên lý và cấu tạo cột lọc nước composite
1. Cấu tạo cột lọc nước composite
Cột lọc nước composite là loại cột lọc được sản xuất theo công nghệ quấn vòng quanh hình trụ. Phần trụ này sẽ gồm các lớp nguyên liệu bao quanh, đan xen lẫn nhau. Mỗi trụ sẽ có 2 phần:
- Phần cốt: Gồm sợi Bazan, sợi thủy tinh, sợi hữu cơ, sợi Bor, sợi Cacbua Silic, sợi carbon, sợi kim loại, các hạt phân tán và cốt vải.
- Phần vật liệu nền: Gồm polime nhiệt dẻo, chất liệu nền polyme nhiệt rắn và chất liệu nền Cacbon.
Bên trong và bên ngoài cột lọc nước sẽ được phủ một lớp polyester có tác dụng chống ăn mòn, chống thẩm thấu và hạn chế tối đa các tác động xấu từ thiên nhiên.
>> Xem thêm: Lưu lượng kế đo nước là gì? Các loại lưu lượng kế phổ biến
2. Nguyên lý hoạt động cột Composite
Cột lọc composite sử dụng van 3 chiều ở đầu cột lọc và mỗi van này sẽ có một chức năng khác nhau:
- Backwash – Chế độ xả rửa ngược: Van này có chức năng là xả các lớp phèn kết tủa, cặn bẩn ở phía trên đầu cột lọc.
- Rinse – Chế độ xả rửa ngược: Van này có chức năng là rửa sạch bụi bẩn bên trong vật liệu lọc trước khi sử dụng.
- Filter – Chế độ lọc: Đây là chế độ dùng nước sạch.
Nước sẽ được đưa vào đầu trên của cột lọc, sau đó được lọc sạch bởi các vật liệu lọc bên trong cột. Nước sạch sau đó sẽ được thu lại và đẩy lên phía trên đầu cột bằng đường ống ở bên trong cột.
Phân loại cột lọc nước composite
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại cột lọc nước, trong đó cột lọc composite 844, 1054, 1465, 3072 là những loại phổ biến nhất. Mỗi loại cột lọc sẽ có những đặc điểm, chức năng khác nhau, cụ thể là:
Cột lọc composite 844
Cột lọc composite 844 là dòng sản phẩm dành cho gia đình (3 – 5 người sử dụng) với lưu lượng lọc nước một ngày là khoảng 3 – 4 khối nước. Loại cột lọc này được làm từ sợi Bazan, sợi thủy tinh, sợi hữu cơ, sợi carbon, sợi Cacbua Silic, sợi Bor, sợi ngắn, sợi kim loại và các hạt phân tán, cốt vải. Chính vì thế mà cột lọc composite có khả năng chống ăn mòn trong môi trường axit, muối, ….
Đặc biệt cột lọc 844 có van 3 ngã nên khi xúc xả, bạn chỉ cần gạt qua chế độ backwash là được. Hơn nữa, kích thước của cột lọc này cũng rất nhỏ gọn (215 x 1155mm) nên có thể di chuyển, lắp đặt dễ dàng.
Cột lọc composite 1054
Cột lọc 1054 được làm bằng vật liệu composite nên có khả năng chống ăn mòn hiệu quả. Bạn có thể lắp đặt ngoài trời mà không cần lo lắng việc cột lọc bị ngả vàng hoặc để lại vết ố.
Cột lọc composite 1054 có hệ thống lọc gồm 3 cấp, đó là cấp lọc sơ cấp, cấp lọc khử và làm mềm nước.
- Cấp lọc sơ cấp: Được làm bằng vật liệu nhựa ABS siêu bền, có thể chịu được áp lực cao. Lõi lọc là các sợi Polypropylene đan xen chặt chẽ với nhau tạo thành khe hở chỉ 5 micron. Chính vì vậy mà rỉ sét, các chất bẩn, … đều bị cấp lọc này chặn lại.
- Cấp lọc khử kim loại nặng kết hợp khử mùi, khử màu, khử độc tố: Cột này có chứa vật liệu tổng hợp gồm cát, sỏi thạch anh, than hoạt tính, mangan và hạt nâng PH. Đây đều là những vật liệu có thể xử lý hầu hết các vấn đề về kim loại nặng, khử mùi, diệt khuẩn,….
- Làm mềm nước: Trong nước cứng chứa nhiều ion magie, ion canxi tan trong nước. Những ion này sẽ được khử bằng phương pháp trao đổi ion nhờ resin chuyên dụng, từ đó làm mềm nước hiệu quả.
Cột lọc composite 1465
Cột lọc composite 1465 chứa than, cát sỏi, hạt làm mềm, hạt khử sắt …. có kích thước 350 x 1620mm. Cột lọc này có công suất lọc là 2,5m3/giờ, nhiệt độ vận hành là ≤ 0,6MPa, áp lực ≤ 49℃ và có hệ thống van 3 chiều nên rất thuận tiện cho việc sử dụng và bảo trì cột lọc.
Cột lọc composite 1465 có chức năng là lọc gỉ sắt, cát, tảo, chất rắn lơ lửng, một số kim loại, …. và xử lí nước bằng cách trao đổi các cation.
Cột lọc composite 3072
Cột lọc composite 3072 có kích thước 900 x 1850mm được cấu tạo từ 2 thành phần, đó là:
- Thành phần cốt: Sợi thủy tinh, sợi hữu cơ, sợi cacbon, sợi Bazan, sợi Bor, sợi kim loại, sợi ngắn, sợi cabua silic và các hạt phân tán, cốt vải.
- Vật liệu nền: Chất liệu nền polime nhiệt rắn, nhiệt dẻo, chất liệu nền kim loại, chất liệu nền cacbon, sợi thủy tinh.
Cột lọc composite 3072 có chức năng là làm mềm nước và xử lý các loại chất lỏng như hóa chất, ….
>> Xem thêm: Hệ thống máy lọc nước giếng khoan gia đình chất lượng, giá rẻ
Thông số kỹ thuật cột lọc nước composite
TT | Loại cột lọc | Kích thước cột lọc (mm) | Kích thước lỗ bồn | Lưu lượng lọc (m3/h) |
1 | 844 | 200 x 1200 | Lỗ trên 2.5” | 0.2 – 0.8 |
2 | 1054 | 255 x 1.390 | Lỗ trên 2.5” | 0.6 – 1.5 |
3 | 1354 | 325 x 1.400 | Lỗ trên 2.5” | 2 – 2.5 |
4 | 1465 | 350 x 1.700 | Lỗ trên 2.5” | 2.5 – 3.2 |
5 | 1665 | 400 x 1.700 | Lỗ trên 2.5” hoặc 4” | 3.2 – 4.5 |
6 | 1865 | 450 x 1.625 | Lỗ trên và dưới 4” | 4 – 5 |
7 | 2162 | 525 x 1.700 | Lỗ trên và dưới 4” | 4.5 – 6 |
8 | 2472 | 600 x 2.000 | Lỗ trên và dưới 4” | 6.2 – 8.2 |
9 | 3072 | 750 x 2.000 | Lỗ trên và dưới 4” | 7.2 – 12.2 |
10 | 3672 | 900 x 2.000 | Lỗ trên và dưới 4” | 13.2 – 16.2 |
11 | 4272 | 1.050 x 2.000 | Lỗ trên và dưới 6” | 17 – 23 |
12 | 4872 | 1.200 x 2.000 | Lỗ trên và dưới 6” | 22 – 27 |
Ưu và nhược điểm của cột lọc nước composite
1. Ưu điểm
– Giá thành rẻ nhưng lại có độ bền cao, chịu nhiệt tốt, chống ăn mòn hiệu quả và không bị gỉ sét.
– Dễ thi công, xúc xả: Khi muốn kết hợp với valve lọc 3 hoặc 5 tác dụng, bạn chỉ cần xoáy ren vào là xong. Việc kết hợp với hệ thống ống D27 hoặc D34 cũng rất dễ dàng.
– Trọng lượng nhẹ và kích cỡ nhỏ gọn nên dễ di chuyển.
– Bề mặt ngoài trơn bóng, ít bám bụi nên việc vệ sinh bình cũng rất dễ dàng.
2. Nhược điểm
– Dễ giòn, vỡ: Cột lọc composite được làm từ vật liệu nhựa, bên ngoài được bọc bằng sợi composite nên khi để ngoài nắng mưa, cột lọc sẽ dễ bị giòn, vỡ.
– Cột lọc dạng trong nên ánh sáng mặt trời có thể chiếu xuyên qua được. Ánh sáng kết hợp với các tạp chất hữu cơ có trong nước sẽ hình thành rong rêu bám vào lưới và gây tắc cột.
– Diện tích cột lọc ít: Hệ thống cột lọc nước composite sử dụng xương lọc bên trong bằng ống D27 nên sẽ tốn diện tích của cột lọc. Hơn nữa, chỗ lọc của cột lọc bằng nhựa nên thường bị sập chõ sau khi sử dụng được vài năm.
– So với lõi lọc Inox, cột lọc composite khó thay vật liệu hơn và chi phí thay cũng thường đắt hơn nhiều.
Ứng dụng của cột lọc nước composite
Cột lọc nước composite được ứng dụng rộng rãi trong ngành xử lý nước cấp như hệ thống lọc nước sinh hoạt, xử lý nước mặn, nước lợ thành nước ngọt, lọc nước uống đóng chai, bồn lọc thô, bồn chứa hóa chất.
1. Dùng trong hệ thống lọc nước sinh hoạt
Ứng dụng đầu tiên phải kể đến của cột lọc composite là dùng trong hệ thống lọc nước sinh hoạt gia đình hoặc trong hệ thống lọc nước công nghiệp cho các công ty có quy mô vừa và lớn. Cột lọc sẽ chứa các vật liệu lọc được xếp lớp vào bên trong, kèm theo đó là van vận hành 3 cửa, 5 cửa hoặc van tự động nhằm sục rửa định kỳ hệ thống lọc.
2. Dùng trong hệ thống xử lý nước mặn, nước lợ
Cột lọc Composite là cột lọc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cho một hệ thống lọc nước mặn, nước lợ thành nước ngọt. Bởi lẽ, cột lọc inox không chịu được nước lợ, nước bị muối dù trụ lọc inox chịu áp lực cũng khá tốt, còn cột lọc nước nhựa PVC thì có khả nặng chịu được nước mặn, nước lợ nhưng khả năng chịu áp lại kém. Trong khi đó, cột lọc nước composite lại khắc phục được cả hai nhược điểm này. Vì vậy, cột lọc nước composite là lựa chọn hoàn hảo và không thể thiếu trong hệ thống lọc nước mặn, nước lợ ngày nay.
Cột composite kết hợp với các thiết bị lọc nước khác như màng lọc RO, đèn UV, bộ lọc tinh, … để tạo thành một hệ thống lọc nước mặn, nước lợ thành nước ngọt, giúp giải quyết được tính cấp thiết của nhu cầu nước ngọt hiện nay.
3. Dùng làm bồn chứa hóa chất chống ăn mòn
Do đặc tính của cột composite là có thể chống lại sự ăn mòn của nhiều loại hóa chất nên nó được xem là sự lựa chọn lý tưởng để chứa muối, kiềm, axit và các hóa chất khác.
4. Dùng trong hệ thống lọc nước uống đóng chai
Cột composite là thiết bị lọc thô chứa vật liệu lọc nhằm lọc sơ bộ trước khi nước được chuyển đến hệ thống thẩm thấu ngược RO.
Vị trí cột lọc nước trong hệ thống lọc tổng đầu nguồn
Việc sắp xếp kết cấu vật liệu lọc bên trong cột lọc sẽ nhằm một mục tiêu xử lý cụ thể. Dưới đây là vị trí lắp cột lọc trong hệ thống lọc tổng đầu nguồn mà Primer muốn chia sẻ đến bạn đọc:
Ở vị trí đầu tiên sẽ là bơm cấp nước. Bơm cấp nước sẽ tạo áp lực đẩy nước từ bồn chứa qua cột lọc thô có chứa vật liệu lọc. Dưới áp lực của máy bơm, nước sẽ đi qua các tầng vật liệu lọc bên trong cột lọc
Vị trí tiếp theo, chúng ta sẽ lắp cột lọc thô composite đầu nguồn, bao gồm cát thạch anh, sỏi thạch anh và cát Mangan nhằm loại bỏ chất cặn bẩn lơ lửng và những tạp chất dạng thô.
Tiếp đến sẽ là cột lọc than hoạt tính với nhiệm vụ hấp thụ tạp chất hữu cơ, Chlorine, phân bón, thuốc trừ sâu, khử mùi và cải thiện vị ngọt tự nhiên của nước.
Cột lọc Cation, còn gọi là cột lọc trao đổi Ion, cột lọc đá vôi hoặc cột lọc làm mềm nước… sẽ được lắp đặt vị trí cuối cùng của hệ thống lọc đầu nguồn. Dựa vào phương pháp trao đổi ion, cột lọc thô chứa các hạt Cation sẽ khử các ion kim loại nặng như Magie (Mg2+), Canxi (Ca2+) ….. để làm mềm nước.
Hướng dẫn cách lắp đặt và sục rửa cột lọc nước composite
1. Cách lắp đặt
Bước 1: Lắp lưới cho cột lọc composite
Lưới lọc có tác dụng là ngăn chặn các chất cặn bẩn, không cho nó lọt qua đường ống dẫn nước. Các khe lọc trên lưới lọc được thiết kế đạt chuẩn giúp cho quá trình phân phối nước được diễn ra hiệu quả hơn.
Vỏ bình lọc được làm từ sợi thủy tinh và nhựa polime có nguồn gốc từ nhựa thực vật đã được kiểm định và chứng nhận là an toàn đối với sức khỏe con người.
Cách lắp: Tiến hành kết nối lưới lọc với đường ống dẫn nước, sau đó cho vào cột lọc. Tiếp đến là cắt đường ống dẫn nước sao cho chiều cao của đường ống ngang với miệng của cột lọc bằng cưa hoặc kéo. Cuối cùng là dùng bít 27 để che miệng ống lọc.
Lưu ý, bạn không nên dùng keo để quá trình tháo lắp, vệ sinh sau này được dễ dàng hơn.
Bước 2: Tiến hành đổ vật liệu lọc vào cột lọc theo đúng thứ tự
Tùy vào thành phần, nồng độ của các chất ô nhiễm có trong nước mà bạn sẽ chọn các loại vật liệu lọc thích hợp.
Thứ tự đổ vật liệu lọc sẽ là: Sỏi thạch anh → Cát thạch anh → Vật liệu nâng độ pH → Mangan → Than hoạt tính.
Lưu ý: Bạn không nên đổ các lớp vật liệu quá dày, trung bình mỗi loại cần 10 -12cm là đủ để đảm bảo hiệu quả lọc tốt nhất. Ngoài ra, khi đổ vật liệu, bạn nên bịt miệng đường ống dẫn nước lại để tránh trường hợp vật liệu rơi vào đường ống gây tắc.
Bước 3: Lắp đặt van vận hành cột lọc nước composite
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và tình hình tài chính mà bạn có thể lựa chọn van tự động hoặc van tay (3 ngã hoặc 5 ngã). thể lựa chọn loại van phù hợp và cách lắp cũng rất đơn giản.
Đối với các cột lọc làm mềm nước, bạn cần dùng van 5 ngã còn các loại khác thì dùng van 3 ngã. Van tay 3 ngã sẽ gồm van, ron và lưới. Thông thường, loại van của cột lọc Composite được sử dụng phổ biến nhất van tay 3 ngã vì loại van này có khả năng hoạt động khá tốt và tiết kiệm được nhiều chi phí lắp đặt.
Cách lắp đặt: Xoáy lưới vào van 3 ngã theo khớp, sau đó cho van vào cột lọc nước, chuẩn bị răng thẳng 27 và quấn keo lua. Tiếp đó là cho ron xanh vào rồi xoáy răng vào van. Kết quả là việc lắp cột lọc composite được hoàn thành.
Lưu ý khi lắp cột lọc: Lắp đặt hệ thống lọc nước ở những nơi bằng phẳng để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình lọc, giúp cho việc lưu thông dòng nước trở nên dễ dàng hơn. Nếu lắp đặt hệ thống lọc ở ngoài trời thì nên có mái che.
2. Cách sục rửa cột lọc
Cơ chế sục rửa của cột lọc composite khá đơn giản. Đối với cột lọc nước dùng van tự động, quá trình sục rửa cột lọc sẽ diễn ra theo chế độ đã cài sẵn trước.
Đối với trường hợp sử dụng van tay, thường là van 3 ngã, bạn làm theo các bước sau:
- Chế độ Backwash – Rửa ngược: Nước được đưa vào bình lọc theo ống trung tâm sẽ di chuyển theo chiều từ dưới lên trên.
- Rinse – Xả lọc đầu tiên: Mục đích là nén lớp vật liệu lọc trước khi cho hệ thống vận hành và đẩy phần cặn tích tụ dưới đáy bình lọc ra ngoài.
- Filter – Lọc nước: Nước được đưa vào bình lọc theo chiều từ trên xuống dưới và nước sạch sẽ theo ống trung tâm ra ngoài.
- Fastwash – Rửa xuôi: Nước đi vào cột lọc theo chiều ngang và lôi hết tất cả lượng muối còn lại trong cột lọc ra ngoài.
Cách sục rửa hệ thống cột lọc van 3 ngã
– Bước 1: Mở van xả cột 1 và đóng van cấp nước vào bồn chứa, xoay tay gạt đến vị trí Backwash. Cùng lúc đó, bạn dùng búa hoặc các thanh gỗ gõ nhẹ xung quanh để cho vật liệu được tơi ra. Sau đó chờ khoảng 10 – 15 phút cho đến khi thấy nguồn nước xả ra trong trở lại.
– Bước 2: Xoay tay gạt đến vị trí Fastwash và chờ trong khoảng 4 phút. Rửa xuôi và rửa ngược nhiều lần cho tới khi nước xả trong, sau đó xoay tay gạt về vị trí Filter và sử dụng như bình thường.
Đối với hệ thống nhiều cột lọc, bạn cũng thực hiện tương tư như với cột lọc số 1.
Trên đây là những thông tin về cột lọc nước composite mà Primer muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những ưu, nhược điểm, cách lắp đặt và sục rửa của cột lọc composite. Để được tư vấn thêm về các dòng sản phẩm máy lọc tổng đầu nguồn, các bạn vui lòng liên hệ qua số Hotline 1900 989 835 để Primer có thể hỗ trợ tốt nhất.