Nồng độ pH là gì? Cách tính độ nồng độ pH chuẩn xác nhất

Bạn đang tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi độ pH là gì và cách tính độ pH như thế nào cũng như những vấn đề xung quanh độ pH. Độ pH là một chỉ số được dùng rất phổ biến trong cuộc sống, đặc biệt là độ pH của nước. Để giải đáp câu hỏi trên, Primer sẽ dành riêng bài viết hôm nay để chia sẻ tới các bạn những thông tin cần thiết nhất, hữu ích nhất cho thắc mắc này. Cùng theo dõi bài viết với Primer ngay nhé.

Nồng độ pH là gì?

Giải đáp: Nồng độ pH là gì?
Độ pH hay nồng độ pH thực chất là thang đo có giá trị từ 1 – 14 tương ứng với chỉ số hàm lượng ion H+ có trong nước

Độ pH hay nồng độ pH là một chỉ số có thang đo từ 0 – 14, dùng để biểu thị mức độ hoạt động của ion H+ có trong môi trường dung dịch. Mỗi dung dịch lại có một độ pH riêng:

  • Nếu hàm lượng ion H+ trong dung dịch nhiều thì dung dịch đó thiên về tính axit, độ pH trong khoảng từ 0 tới nhỏ hơn 7.
  • Nếu nồng độ ion H+ trong dung dịch đó thấp thì dung dịch đó có tính bazo, độ pH lớn hơn 7 và nhỏ hơn 14.
  • Trong trường hợp ion H+ cân bằng với ion OH thì dung dịch đó được cân bằng ở trạng thái trung tính và pH xấp xỉ bằng 7 – chỉ số ở giữa của thang đo pH.

>> Xem thêm: Độ pH của nước là gì? Độ pH của nước bao nhiêu là tốt nhất?

Công thức tính độ pH là gì?

Công thức tính độ pH như sau: Độ pH = -log[H+]

Theo đó thì chỉ số pH của dung dịch sẽ được xác định bằng hằng số logarit cơ số 10 của nồng độ ion H+ có trong dung dịch.

Ví dụ đơn cử: Khi bạn xác định được nồng độ của ion H+ có trong dung dịch là 4.5×10-4 mol/l thì dung dịch sẽ có độ pH là: -log[4.5×10-4] , tức khoảng 3.35.

Công thức cách tính độ pH là gì?
Công thức cách tính độ pH

4 phương pháp xác định độ pH nhanh và hiệu quả hiện nay

Ở trên chúng tôi vừa chia sẻ tới các bạn công thức tính độ pH. Tuy nhiên công thức này chỉ áp dụng chủ yếu trong các phòng thí nghiệm, các nghiên cứu khoa học và không có tính ứng dụng trong đời sống. Chính vì thế để xác định độ pH nhanh và hiệu quả, bạn có thể dùng một trong 4 phương pháp sau đây:

Dùng bút đo độ pH

Đây là phương pháp sở hữu nhiều ưu điểm tuyệt vời, được ứng dụng rộng rãi trong quá trình đo độ pH trong cuộc sống. Bút có 2 loại chính là bút đo độ pH của đất và của nước. Trong đó:

  • Bút đo độ pH của đất: Chỉ dùng để xác định độ pH của đất, giúp các bạn tìm hiểu được tính chất của đất để xem đất đó có phù hợp với mục đích nông nghiệp không.
  • Bút đo độ pH của nước: Sau khi nhúng bút vào nước/dung dịch ít phút, độ pH sẽ hiển thị để các bạn xác định được độ pH của loại nước đó là bao nhiêu.

Bút đo pH được thiết kế nhỏ gọn, dễ mang theo bên mình, dễ bảo quản và dễ sử dụng. Để so về độ chính xác thì bút đo chỉ đứng sau máy đo pH mà thôi.

>> Xem thêm: 6 cách đo độ pH của nước đơn giản, dễ làm, chuẩn xác nhất

Sử dụng chất chỉ thị quỳ tím để đo độ pH

Sử dụng chất chỉ thị quỳ tím để đo độ pH
Sử dụng chất chỉ thị quỳ tím để đo độ pH

Giấy quỳ tím khi nhúng vào dung dịch cần đo độ pH sẽ có sự thay đổi về màu sắc. Bạn dựa vào màu sắc biểu thị trên giấy quỳ và đối chiếu với thang đo pH để xác định được độ pH tương ứng. Có 3 trường hợp cơ bản xảy ra khi sử dụng chất chỉ thị để đo pH, đó là:

  • Giấy quỳ tím đổi sang màu đỏ thì dung dịch đó có tính axit.
  • Giấy quỳ đổi sang màu xanh thì dung dịch đó có tính kiềm
  • Giầy quỳ không đổi màu tức là dung dịch trung tính.

Đây là một trong những phương pháp đơn giản và dễ thực hiện nhất. Hơn thế nữa chi phí mua giấy cũng rất rẻ, dễ mua. Do đó, giấy quỳ được ưu tiên sử dụng rất nhiều trong các phòng thí nghiệm, trường học… Với giấy quỳ, bạn không cần có kiến thức chuyên môn nhiều mà chỉ cần biết cách đối chiếu với thang đo pH là có thể sử dụng được. Tuy nhiên phương pháp này không xác định được chính xác nồng độ pH cụ thể mà chỉ xác định được dung dịch có tính axit, bazo hay trung tính mà thôi.

Xác định độ pH bằng máy đo pH

Xác định độ pH bằng máy đo pH
Xác định độ pH bằng máy đo pH có độ chính xác cao

Máy đo pH là phương pháp hiện đại và có độ chính xác cao. Hầu hết các loại máy đo pH hiện nay đều hiển thị giá trị lên tới 2 con số thập phân và nó có thể dùng để xác định độ pH của rất nhiều dung dịch khác nhau như đồ uống, hóa chất, dung môi và nhiều nguồn nước khác nhau.

Ưu điểm của máy đo là thao tác sử dụng đơn giản, tự động hóa và hiển thị kết quả rõ nét. Tuy nhiên chi phí mua máy đo pH khá cao nên tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà bạn có thể đưa ra quyết định sao cho phù hợp.

Sử dụng kit test sera

Đây là phương pháp xác định nồng độ pH được cung cấp bởi một thương hiệu nổi tiếng của Đức. Mỗi một bộ test sẽ gồm một chai thuốc thử, một thang bảng màu để so sánh nồng độ pH tương ứng và một ống nghiệm để test nước. Bộ test cho phép kiểm tra nhanh nồng độ pH của các loại môi trường nước trong nuôi trồng thủy hải sản. Chi phí cho mỗi bộ test khá rẻ và có thể sử dụng được nhiều lần. Tuy nhiên bộ kit test lại có hạn chế về việc chỉ có thể kiểm tra được độ pH của một vài môi trường nước nhất định.

Tìm hiểu nồng độ pH của một số dung dịch phổ biến hiện nay

Như các bạn đã biết thì mỗi một dung dịch khác nhau sẽ có độ pH khác nhau. Vì thế để cung cấp thông tin nhanh cho các bạn trong việc xác định pH của một số dung dịch phổ biến hiện nay, kkrimer đã tổng hợp lại như sau:

Độ pH trong nước

Độ pH trong nước thay đổi theo từng loại nước khác nhau
Độ pH trong nước thay đổi theo từng loại nước khác nhau

Nước là dung dịch chiếm tới 70% tỉ trọng cơ thể và là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống của con người. Nguồn nước vô cùng đa dạng với nhiều loại khác nhau như nước mặn, nước ngọt, nước lợ, nước phèn… và vị ngọt của mỗi loại nước được quyết định bởi độ pH, ví dụ:

  • Nước tinh khiết sạch thường có độ pH là 7 (trung tính): Đây là loại nước đã được xử lý đạt chuẩn theo quy định của Bộ y tế.
  • Ngoài ra thì độ pH của nước uống trực tiếp hiện nay có thể trong khoảng từ 8.5 – 9.5. Nước này có tính kiềm nhưng đây lại là loại nước các chuyên gia khuyến cao nên dùng vì nó có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
  • Nước sinh hoạt có độ pH tiêu chuẩn từ 6 – 8.5.

Độ pH của đất là bao nhiêu?

Độ pH của đất là bao nhiêu?
Độ pH của đất phụ thuộc vào tính chất của từng loại đất

Độ pH của một số loại đất thông dụng tại Việt Nam hiện nay như sau:

  • Đất chua có độ pH<7: Với độ pH từ 4 – 7, đất có thể sử dụng làm đất nông nghiệp để trồng cây. Tuy nhiên khi độ pH<4 thì đây là loại đất phèn không có lợi cho cây trồng và cần cải tạo, cân bằng độ pH cho đất trước khi sử dụng cho mục đích nông nghiệp.
  • Đất trung tính có độ pH=7: Đây là loại đất rất thích hợp để phát triển nông nghiệp, trồng được nhiều loại cây trồng nhiệt đới khác nhau.
  • Đất kiềm có nồng độ pH>7: Loại đất này thường có ít chất dinh dưỡng, khó để quy hoạch trồng cây nông nghiệp. Có thể sử dụng trồng một số loại cây đặc thù như tỏi, sung, hoa tulip….

Độ pH trên da 

Độ pH trên da 
Độ pH trên da thường có tính axit

Lớp bề mặt da của chúng ta thường có tính axit tự nhiên với độ pH<7. Bề mặt da khác nhau thì độ pH sẽ khác nhau, tương thích với các sản phẩm chăm sóc da có thành phần khác nhau. Theo nhiều báo cáo nghiên cứu về độ pH trên da bình thường thì độ pH nằm giữa khoảng từ 4 – 7 được cho là phổ biến. 

Tuy nhiên giá trị độ pH của da sẽ thay đổi tùy thuộc vào đối tượng, giới tính, độ tuổi cũng như tình trạng da. Điển hình như ở nam giới thì bề mặt da có tính axit cao hơn phụ nữ nên độ pH thấp hơn. Với trẻ sơ sinh khi vừa ra đời thì độ pH trên da là trung tính, nhưng chỉ trong vòng vài tuần sau độ pH đó sẽ thay đổi và chuyển sang tính axit.

Trên đây là những thông tin được Primer tổng hợp và chia sẻ tới các bạn nhằm giải đáp câu hỏi “độ pH là gì và cách tính độ pH.. Hi vọng nó sẽ hữu ích với các bạn. Đừng quên liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline 1900 98 98 35 nếu bạn có nhu cầu mua máy lọc nước gia đình, hệ thống lọc nước công nghiệp hay bộ lọc tổng đầu nguồn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *