Độ pH của nước thực tế là thang đo mức độ axit/bazo của nước trong phạm vi từ 0 tới 14. Mỗi mức độ pH khác nhau sẽ có tính chất biểu thị khác nhau. Để tìm hiểu chi tiết hơn về độ pH của các loại nước phổ biến hiện nay, hãy cùng Primer theo dõi ngay bài viết sau đây các bạn nhé!
Hiểu thế nào về độ pH của nước?
Cụm từ độ pH có lẽ các bạn đã nghe rất nhiều trong đời sống, tuy nhiên cụ thể từng con số của độ pH như thế nào thì không phải ai cũng biết. Hiểu nôm na thì pH là thước đo nồng độ axit hay kiềm có trong dung dịch nước. Đây là chỉ số hoạt động của các ion H+ trong nước với giá trị từ 0 – 14. Ứng với mỗi khoảng pH khác nhau, nước sẽ có tính chất khác nhau, cụ thể là:
- Độ pH của nước từ 7 trở lên sẽ được gọi là nước kiềm (bazo).
- Độ pH của nước thấp hơn 7 thì được gọi là nước axit (nước có tính axit nhiều).
- Độ pH của nước xấp xỉ 7 thì gọi là nước trung tính, tức là nước không có tính axit cũng không có tính kiềm.
Độ pH của nước bao nhiêu là tốt?
Theo ghi nhận từ tài liệu hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới WHO ban hành năm 2007 quy định về chất lượng nước uống thì độ pH của nước uống nằm trong khoảng từ 6.5 – 9.5 được coi là tốt. Theo đó thì khi độ pH ở khoảng này, nước dễ uống và có tính kiềm nhẹ, an toàn với sức khỏe con người. Tuy nhiên với mỗi quốc gia, nguồn nước cấp lại khác nhau nên tiêu chuẩn cũng có sự sai khác nhất định.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước phục vụ ăn uống theo thông tư 04/2009/TT-BYT thì quy định độ pH của nước ăn uống phải nằm trong khoảng từ 6.5 – 8.5. Việc sử dụng nước ăn uống có độ pH phù hợp đã được nghiên cứu và đánh giá là tốt trong việc giúp cơ thể hấp thụ các vi chất có lợi, cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người.
>> Xem thêm: 6 cách đo độ pH của nước đơn giản, dễ làm, chuẩn xác nhất
Tìm hiểu độ pH của một số loại nước phổ biến hiện nay và cách đo độ pH tại nhà
Như các bạn đã biết thì hiện nay có rất nhiều loại nước khác nhau, mỗi loại nước lại có một độ pH nhất định. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem độ pH cụ thể của từng loại nước là bao nhiêu nhé!
- Độ pH của nước máy thường sẽ là 7.5.
- Nước lọc từ máy lọc nước RO có độ pH sẽ là 5 – 7.
- Độ pH của nước đóng chai có độ PH từ 6.5 – 7.5.
- Nước uống đóng chai ion kiềm có độ pH từ 8 – 9.
- Nước biển có độ PH là 8.
- Nước mưa có pH dao động từ 5 – 5.5.
Để xác định được loại nước gia đình bạn đang sử dụng có độ pH bao nhiêu, bạn có thể thực hiện tại nhà theo cách đơn giản sau. Đó là sử dụng giấy quỳ tím hoặc dụng cụ chuyên dụng để đo độ pH. Sau đó lấy mẫu nước cần đo và tiến hành theo hướng dẫn.
- Với giấy quỳ tím, bạn nhúng một đầu của giấy quỳ vào trong mẫu nước, chờ khoảng 30 giây thì mẫu giấy quỳ sẽ chuyển màu theo tính chất của nước. Bạn đối chiếu màu của giấy quỳ sau khi thử với thang đo của giấy quỳ sẽ biết được khoảng pH của nước bạn đang dùng.
- Với máy đo độ pH thì bạn chỉ cần sử dụng theo hướng dẫn, máy sẽ tự động hiển thị độ pH trên màn hình.
>> Xem thêm: 5 cách xử lý nước có độ pH cao đơn giản, hiệu quả cao nhất
Độ pH của nước thấp hoặc quá cao có tác hại gì?
Như các bạn đã biết thì Bộ Y tế đã có thông tư quy định về độ pH của nước sử dụng trong ăn uống. Với khoảng pH quy định, nước sẽ đảm bảo được độ an toàn cho sức khỏe người dùng. Chính vì vậy mà việc sử dụng nước có độ pH quá thấp hoặc quá cao chắc chắn sẽ có những điều hạn chế, tác hại nhất định. Cụ thể là:
Nước có độ pH cao
Đây là loại nước có tính bazơ cao (tính kiềm mạnh) nên khi uống hàng ngày, cơ thể bạn sẽ dễ mắc phải các bệnh như đau đầu, các bệnh về da, bệnh về khớp, bệnh trĩ, viêm loét dạ dày, gout….
Nước có độ pH thấp
Là nước có tính axit cao, khi sử dụng uống thường xuyên hàng ngày dễ gây ra tích tụ cặn trong thận, làm suy giảm chức năng của thận, làm da khô ráp, tiêu hóa kém, dễ táo bón. Đồng thời nước có tính axit còn phá hủy men răng, ngăn cản hấp thụ canxi vào cơ thể.
Qua đó có thể thấy việc sử dụng máy lọc nước hàng ngày để lọc đi các kim loại nặng cùng hóa chất độc hại có trong nước vô cùng quan trọng. Không những đảm bảo chất lượng của nước, máy còn giúp cân bằng độ pH trong phạm vi quy định tốt nhất cho sức khỏe.
Cách cân bằng độ pH của nước sinh hoạt
Để biết được nguồn nước bạn đang sử dụng có cần cân bằng độ pH hay không thì điều đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra độ pH của nước. Bạn có thể sử dụng giấy quỳ tím hoặc dụng cụ đo chuyên dụng. Sau khi kiểm tra nếu nước có độ pH quá thấp hoặc quá cao bạn cần xử lý để cân bằng độ pH cho nước. Việc cân bằng độ pH giúp người sử dụng tránh được những hệ lụy nghiêm trọng với sức khỏe về lâu dài. Dưới đây Primer chia sẻ tới bạn một số cách cân bằng độ pH của nước sinh hoạt, bạn có thể tham khảo:
Sử dụng bộ lọc trung hòa để tăng độ pH của nước
Nếu nguồn nước cấp có độ pH không quá thấp, bạn có thể dùng bộ lọc trung hòa được làm từ vật liệu calcite hoặc magnesia để nâng pH. Tuy nhiên khi sử dụng bộ lọc này, bạn cần thường xuyên kiểm tra và thay thế định kỳ vì hầu hết những bộ lọc chất liệu này khi lọc cặn hay bị tắc và dễ hao hụt.
Sử dụng hóa chất để cân bằng độ pH trong nước
Nếu nguồn nước có độ pH thấp, bạn có thể sử dụng baking soda hoặc hỗn hợp baking soda và hypochlorite để nâng độ pH lên tới khoảng an toàn. Tuy nhiên khi nguồn nước bị ô nhiễm quặng sắt hoặc nhiễm khuẩn nặng thì việc điều chỉnh nồng độ hóa chất khi sử dụng khá phức tạp. Trong trường hợp này bạn cần có tính toán cụ thể liều lượng cần dùng để đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Ngoài các loại hóa chất trên bạn cũng có thể sử dụng kali để tăng độ pH của nước trong một số trường hợp cần thiết. Với cách sử dụng kali bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ và có kiến thức chuyên sâu để việc cân bằng độ pH đúng mà không gây ra ảnh hưởng xấu và nghiêm trọng tới sức khỏe người sử dụng.
Sử dụng hạt nâng pH cho nước
Hạt nâng pH là một sản phẩm chuyên dụng có tác dụng chính là nâng độ pH của nước về khoảng an toàn. Loại hạt nâng pH này được sử dụng kết hợp với vật liệu lọc ODM-2F, ODM-3F hay cát thạch anh sẽ nâng cao được hiệu quả tạo độ trong cho nước, cùng với đó khử đi các tạp chất ô nhiễm trong nước.
Cân bằng độ pH của nước bằng máy lọc nước chuyên dụng
Sử dụng máy lọc nước gia đình, máy lọc nước công nghiệp hay bộ lọc nước đầu nguồn đều là cách thức cân bằng độ pH cho nước hiện đại, đơn giản và đạt hiệu quả cao. Hầu hết các loại máy lọc nước hiện đại hiện nay đều được trang bị hệ thống lõi lọc chức năng có tác dụng tạo kiềm, khử oxy hóa, loại bỏ độc tố, tạo nước điện giải… mang lại nguồn nước với độ pH phù hợp an toàn cho người sử dụng.
Trên đây là những chia sẻ của Primer về độ pH của nước và cách đo độ pH trong nước. Thông qua đó chúng tôi có tổng hợp lại một số cách thức giúp cân bằng độ pH ở mức an toàn theo tiêu chuẩn Bộ Y tế ban hành. Hy vọng rằng những cách thức trên sẽ giúp bạn lựa chọn được một phương pháp phù hợp nhất cho thực trạng nguồn nước sinh hoạt của gia đình mình.