6 cách đo độ pH của nước đơn giản, dễ làm, chuẩn xác nhất

Đâu là cách đo độ pH của nước nhanh, chính xác và hiệu quả nhất là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra khi muốn tìm kiếm cách thức xác định độ pH của nước. Hiện nay có rất nhiều phương pháp được ứng dụng nhưng để biết phương pháp nào phù hợp nhất, các bạn có thể tham khảo ngay TOP 6 cách đo độ pH của nước trong bài hôm nay của chúng tôi.

Hiểu đúng về độ pH là gì?

Hiểu đúng về độ pH là gì?
Cần hiểu đúng về độ pH của nước trước khi đi vào cách đo và xác định độ pH

Trước khi đi vào tìm hiểu cách đo độ pH của nước, chúng ta cần biết rõ khái niệm về độ pH là gì? Thực chất độ pH hay còn gọi là nồng độ pH là thang đo từ 0-14 biểu thị nồng độ của ion H+ có trong nước. Ứng với mỗi khoảng pH khác nhau, nước sẽ có tính chất khác nhau. 

  • 0 < pH < 7: Nước có tính axit, pH càng thấp tính axit càng cao. Những axit cực mạnh thường có độ pH = 0. 
  • 7< pH < 14: Nước có tính bazo, pH càng cao tính bazơ càng mạnh.
  • Dung dịch kiềm nguyên chất đậm đặc thường có độ pH = 14.
  • pH = 7: Nước trung tính ở mức cân bằng.

>> Xem thêm: 5 cách xử lý nước có độ pH cao đơn giản, hiệu quả cao nhất

Độ pH của nước là bao nhiêu thì an toàn cho người sử dụng?

Nước là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người, đặc biệt là vấn đề về sức khỏe. Chính vì thế Tổ chức Y tế Thế giới đã nghiên cứu, kiểm nghiệm và đưa ra khuyến cáo về độ pH an toàn cho người dùng trong khoảng từ 6.5 đến 8.5.

Theo đó, độ pH của nước thường không cố định mà thay đổi theo điều kiện về môi trường, thời tiết cũng như một vài tác động từ bên ngoài. Độ pH quá thấp hoặc quá cao sẽ là dấu hiệu của nguồn nước có vấn đề như nhiễm kim loại nặng, ô nhiễm hóa chất ….

Nước uống có tính kiềm vượt khoảng cho phép thường sẽ có mùi khó chịu, có chút vị đắng khi uống. Nó cũng dễ gây ra hư hỏng, tắc nghẽn đường ống nước. Nước có tính axit mạnh khi uống vào cơ thể có thể gây ra dư thừa axit trong dạ dày, ảnh hưởng tới hấp thụ dinh dưỡng. Bên cạnh đó tính axit của nước càng mạnh thì càng dễ bào mòn các thiết bị làm từ kim loại. Vì thế việc sử dụng nước có độ pH trong khoảng an toàn được khuyến cáo là điều mà mỗi chúng ta nên chú ý để đảm bảo sức khỏe của mình.

Hướng dẫn 6 cách đo độ pH của nước nhanh, chính xác và an toàn cao

Hiện nay trên thị trường có đa dạng các thiết bị, công cụ hỗ trợ việc xác định độ pH của nước. Tuy nhiên thì tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích của mỗi người, các bạn có thể lựa chọn cho mình cách thức phù hợp. Trong đó có 6 cách sau đây được ứng dụng phổ biến nhất, các bạn tham khảo nhé!

Cách đo độ pH của nước bằng giấy quỳ (giấy chỉ thị)

Cách đo độ pH của nước bằng giấy chỉ thị
Cách đo độ pH của nước bằng giấy chỉ thị

Giấy quỳ là một loại giấy được sản xuất từ cây địa y và được dùng làm chất chỉ thị nhận biết một số tính chất nổi bật trong hóa học. Để xác định độ pH của dung dịch nước, các bạn có thể sử dụng loại giấy chỉ thị này theo các bước như sau:

– Chuẩn bị giấy quỳ cùng bảng màu thang đo pH để đối chiếu.

– Chuẩn bị một cốc đựng dung dịch nước cần đo độ pH.

– Nhúng một đầu của giấy quỳ vào trong dung dịch nước đã chuẩn bị. Sau đó đợi khoảng 30 giây để giấy quỳ hiển thị đúng màu sắc ứng với tính chất của loại nước đó. Dựa vào màu sắc của giấy quỳ, các bạn hãy đối chiếu với thang đo tương ứng về độ pH để biết được tính chất của nước. 

  • Giấy quỳ đổi sang màu đỏ khi nước có tính axit và pH < 7.
  • Giấy quỳ đổi sang màu xanh khi nước có tính kiềm và độ pH > 7.
  • Nếu nước trung tính, giấy quỳ không đổi màu, khi này các bạn xác định được độ pH = 7.

Đây là cách đo độ pH đơn giản, nhanh chóng và có chi phí rẻ nhất. Tuy nhiên phương pháp này chỉ cho phép xác định được tính chất của nước, không xác định được chính xác độ pH.

>> Xem thêm: Ion hóa là gì? Vì sao nước ion hóa lại tốt cho cơ thể?

Cách đo độ pH của nước bằng que thử

Cách đo độ pH của nước bằng que thử
Cách đo độ pH của nước bằng que thử đơn giản, nhanh, độ chính xác tương đối

Que thử thực chất là một loại giấy tương tự như giấy quỳ. Tuy nhiên loại que thử này sẽ có màu sắc thay đổi chi tiết và cụ thể hơn theo từng mức độ pH của nước với phạm vi 0.5 đơn vị. Vì thế mà kết quả sẽ khá chính xác, sự sai lệch không quá nhiều. Cách thực hiện đo pH bằng que thử đơn giản như sau:

– Chuẩn bị mẫu nước cần đo vào một cốc sạch.

– Nhúng một đầu que thử vào trong dung dịch nước cần đo pH và đợi khoảng 2 phút rồi đối chiếu với thang màu pH tương ứng. 

Cách đo độ pH bằng máy đo pH

Máy đo pH là công cụ có độ chính xác cao nhất hiện nay, bạn có thể đầu tư một chiếc máy để kiểm tra độ pH với kết quả hiển thị lên tới hai chữ số thập phân. Máy được dùng trong những trường hợp cần xác định độ pH cụ thể nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, đánh giá. 

Nếu bạn lần đầu tiên sử dụng máy thì cần chú ý: Trong lần đo đầu tiên cần hiệu chỉnh đồng hồ đo chuẩn bằng cách thử máy với dung dịch cần đo là nước cất. Nếu máy hiển thị kết quả là 7.00 thì đồng hồ đã được hiệu chuẩn và chính xác. Trong trường hợp máy hiển thị ra kết quả khác, các bạn cần hiệu chỉnh lại máy.

Cách sử dụng máy đo pH rất đơn giản, bạn chỉ cần nhúng đầu dò của máy vào mẫu nước cần kiểm tra và đợi cho màn hình hiển thị kết quả là xong. 

Dùng bút đo độ pH của nước

Bút đo được thiết kế nhỏ gọn có hình dáng giống như một chiếc bút. Sản phẩm này có tính tiện dụng cao, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và có giá thành phù hợp, không đắt. Để đo pH, bạn chỉ cần chuẩn bị một cốc đựng mẫu dung dịch nước cần đo và tiến hành nhúng đầu đo của bút vào trong dung dịch. Sau một vài phút màn hình trên bút sẽ hiển thị kết quả. 

Đo độ pH của nước bằng dung dịch đổi màu

Đây là cách thức chủ yếu được ứng dụng trong các phòng thí nghiệm và nó đo độ pH bằng cách sử dụng các loại dung dịch đổi màu. Theo đó trong hóa học có 3 loại dung dịch được phép dùng để đo nồng độ pH như sau:

Đo độ pH của nước bằng dung dịch đổi màu
Đo độ pH của nước bằng dung dịch đổi màu

Dung dịch methyl red

Dung dịch này bản chất đã có màu đỏ, khi sử dụng để đo độ pH các bạn sẽ căn cứ theo sự thay đổi màu sắc sau khi cho dung dịch vào mẫu nước cần đo để xác định độ pH tương ứng: 

  • Dung dịch vẫn giữ nguyên màu đỏ thì độ pH của mẫu nước đó nhỏ hơn 4.
  • Dung dịch chuyển dần từ màu đỏ sang màu cam rồi từ từ chuyển sang màu vàng: Độ pH của mẫu nước trong khoảng từ 4 – 7.
  • Dung dịch chuyển từ đỏ sang vàng thì mẫu nước có độ pH > 7.

Sử dụng dung dịch thử Bromothymol Blue

  • Nếu dung dịch chuyển sang màu vàng thì mẫu nước sẽ có độ pH < 6.
  • Dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu xanh lá rồi từ màu xanh lá chuyển dần sang xanh dương thì mẫu nước có độ pH trong khoảng từ 6 – 8.
  • Dung dịch chuyển hẳn sang màu xanh dương mà không biến đổi qua một màu sắc trung gian nào, thì mẫu nước đó có độ pH > 8.

Sử dụng dung dịch Phenolphtalein đo độ pH của nước

  • Phenolphtalein không màu nếu độ pH của nước nhỏ hơn 8.
  • Phenolphtalein đổi sang màu đỏ thì pH của nước sẽ lớn hơn 10.

Cách đo độ pH của nước bằng test sera

Đây là bộ kit test được sản xuất bởi thương hiệu của Đức và được dùng chủ yếu trong quá trình test độ pH của nước trước khi nuôi trồng thủy hải sản. Bộ kit test bao gồm một chai thuốc thử, một thang bảng màu đối chiếu kết quả cùng một ống nghiệm đựng mẫu nước cần test. Bộ kit cho kết quả nhanh chóng, sử dụng được nhiều lần với chi phí rẻ. 

Hy vọng 6 cách đo độ pH của nước được trình bày ở trên sẽ giúp ích cho các bạn. Nếu bạn có nhu cầu mua và sử dụng hệ thống lọc nước công nghiệp, máy lọc nước gia đình hay bộ lọc nước đầu nguồn, đừng quên liên hệ ngay với Primer theo số hotline 1900 98 98 35 hoặc đặt hàng trực tiếp trên website primer.vn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *