Chúng ta thường nghe mọi người nói rằng, nhiệt độ nước sôi là 1000C. Vậy thực tế thì nước sôi ở bao nhiêu độ và nếu cứ tiếp tục đun sôi nước thì nhiệt độ sôi có tăng lên hay không?. Cùng Primer đi tìm đáp án cho hai câu hỏi này trong bài viết ngày hôm nay bạn nhé.
Nước sôi ở bao nhiêu độ?
Nước sôi là hiện tượng nước xuất hiện các bong bóng khí nhỏ nổi lên trên mặt nước, sau đó vỡ ra. Nước sẽ bắt đầu sôi khi nhiệt độ đạt tới 900C và sôi nhiều nhất ở nhiệt độ 1000C. Khi đạt 1000C, nhiệt độ sôi của nước sẽ giữ nguyên và không thay đổi nữa. Nếu tiếp tục duy trì hoặc cung cấp thêm nhiệt lượng để đun sôi thì nước sẽ chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí.
Tuy nhiên, nếu bạn cho thêm vào nước thực phẩm, tinh bột,…. thì mức nhiệt độ sôi của nước sẽ tăng cao hơn 1000C, khoảng 5 – 100C là tối đa. Bạn có thể thấy điều này rất rõ khi nấu cơm, tinh bột được hồ hóa ra nước và nhiệt độ sôi của nước lúc này có thể lên đến 1100C.
Như vậy, trong điều kiện thường, áp suất ổn định và nước tinh khiết, nước sẽ sôi ở 1000C. Nếu áp suất thay đổi, nhiệt độ sôi của nước cũng thay đổi theo. Điều này cũng lý giải cho thắc mắc “nước sôi 70 độ là như thế nào”. Cụ thể thì trường hợp này xảy ra khi đun nước ở nơi có áp suất thấp, ví dụ như đun nước ở trên đỉnh núi. Lúc này, áp suất không khí sẽ thấp và nước sôi ở 700C.
Ngoài vấn đề nước sôi ở bao nhiêu độ thì nhiều người cũng thắc mắc nước cất sôi ở nhiệt độ bao nhiêu. Và cũng giống như nước thông thường, nhiệt độ sôi của nước cất là 1000C.
>> Xem thêm: Khung giờ uống nước giảm mụn, đẹp da hiệu quả và tốt nhất
Tại sao nhiệt độ sôi của nước không thay đổi dù đun lâu?
Khi mới đun, nhiệt độ của nước sẽ tăng lên từ từ nhưng khi đạt 1000C, nhiệt độ này sẽ giữ nguyên và không thể tăng thêm được nữa. Nếu vẫn tiếp tục đun sôi thì nước lúc này chỉ chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí. 1000C chính là điểm cân bằng giữa trạng thái lỏng và khí. Lúc này, nhiệt năng cung cấp thêm sẽ chuyển hết sang động năng của các phân tử nước. Chính vì vậy, việc cấp thêm nhiệt năng chỉ khiến nước bay hơi và ngày càng cạn đi.
Uống nước đun sôi có tốt không?
Cùng với quá trình đô thị hóa và sự phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,…. nguồn nước ngày nay đang bị ô nhiễm khá nghiêm trọng. Dù có là nước máy đã được xử lý tại các nhà máy xử lý nước thì khi đến các hộ gia đình, nó cũng có thể bị nhiễm tạp chất do hệ thống đường ống dẫn nước bị xuống cấp. Chính vì vậy, nếu muốn sử dụng để uống, bạn cần phải xử lý trước và đun sôi chính là giải pháp được áp dụng khá phổ biến.
Tuy nhiên, việc uống nước đun sôi để nguội cũng có một vài nhược điểm mà nếu không biết, bạn có thể khiến sức khỏe của mình chịu ảnh hưởng xấu, cụ thể là:
Đun sôi nước sẽ tiêu diệt hết các loại vi khuẩn, virus, chất độc hại nhưng cũng làm mất đi môt lượng lớn oxy có trong nước. Khi nạp nguồn nước thiếu oxy này vào cơ thể, vi khuẩn đường ruột sẽ kém phát triển dẫn đến khó tiêu. Điều này sẽ khiến cho cơ thể mất đi một lượng dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
Không những vậy, nước sau khi đun sôi và để nguội trong thời gian dài có nguy cơ tái nhiễm vi khuẩn rất cao. Đồng thời, chất muối axit nitrat (một chất dễ gây ung thư) cũng được sản sinh trong nước đun sôi để nguội. Sau một ngày, một lít nước có thể sản sinh ra 0,004mg muối axit nitrat. Sau 3 ngày, lượng muối này có thể tăng lên đến 0,011mg. Chính vì vậy, bạn chỉ nên dùng nước đun sôi trong ngày và không nên sử dụng nước đã quá 3 ngày.
Cũng theo khuyến cáo của các bác sĩ thì bạn không nên uống nước sôi để nguội lâu ngày vì lúc này, oxy trong nước đã bốc đi gần hết và các vật chất hữu cơ bị phân giải còn các vật chất vô cơ lắng xuống. Điều này đã khiến cho nước uống mất đi giá trị.
Để bảo quản nước đun sôi để nguội, tránh tái nhiễm vi khuẩn, bạn nên cất nước trong bình kín, có vòi xả và nên uống hết trong ngày.
>> Xem thêm: Bật mí khung giờ uống nước giảm cân hiệu quả, nhanh chóng
Máy lọc nước Primer – Giải pháp mang đến nguồn nước sạch tinh khiết và an toàn
Nước đun sôi để nguội tuy giúp bạn loại bỏ được khá nhiều vi khuẩn, chất độc hại nhưng để an toàn, bạn nên sử dụng máy lọc nước công nghệ RO. Bằng việc ứng dụng công nghệ lọc thẩm thấu ngược, phù hợp với đặc tính nguồn nước tại Việt Nam giúp, máy lọc nước RO Primer cho ra nguồn nước sạch tinh khiết, đạt tiêu chuẩn nước sạch của Bộ Y tế và an toàn với sức khỏe con người.
Các sản phẩm máy lọc nước Primer đều được sản xuất, lắp ráp theo dây chuyền công nghệ hiện đại với các linh phụ kiện chất lượng. Hệ thống lõi lọc thô và màng lọc RO hoạt động mạnh mẽ giúp loại bỏ các chất độc hại có trong nước như kim loại nặng, vi khuẩn, virus,… trả lại cho bạn nguồn nước sạch tinh khiết có hương vị thanh mát và dịu nhẹ. Không chỉ vậy, các dòng máy lọc gia đình Primer đều được bổ sung thêm các lõi chức năng giúp bổ sung các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng cho người già, trẻ nhỏ và cả những người bệnh.
Đặc biệt, ở các dòng máy lọc Hydrogen, nước sau khi qua máy còn được bổ sung thêm các Hydro và tăng tính kiềm. Sử dụng nước giàu Hydrogen sẽ giúp trung hòa các gốc tự do và cân bằng axit trong cơ thể, hạn chế các dấu hiệu lão hóa và các bệnh về tiêu hóa, xương khớp, tim mạch, thậm chí là cả bệnh ung thư.
Qua bài viết trên, Primer đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi “Nước sôi ở bao nhiêu độ” một cách chi tiết nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn đọc và nếu gia đình bạn còn đang sử dụng nước uống đun sôi thì nên hạn chế. Thay vào đó, hãy sử dụng máy lọc nước Primer để đảm bảo rằng gia đình bạn luôn được sử dụng nguồn nước sạch tinh khiết, an toàn và hợp vệ sinh.
Hiện nay, Primer đang cung cấp nhiều dòng máy lọc nước như máy lọc nước gia đình, hệ thống lọc tổng đầu nguồn, máy lọc nước công nghiệp,… Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn hãy lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp nhất nhé.