Trong đời sống thường ngày, nước cất được sử dụng ở nhiều hoạt động khác nhau như công nghiệp, nông nghiệp, y tế, thẩm mỹ, …Thế nhưng không phải ai cũng hiểu tường tận nước cất là gì? Nước cất có uống được không? Hay quy trình sản xuất nước cất ra sao? Trong bài viết dưới đây, Primer sẽ cung cấp cho các bạn đầy đủ thông tin về loại nước này.
1. Nước cất là gì?
Nước cất là nước tinh khiết được tạo ra bằng phương pháp đun sôi dựa trên nguyên lý nhiệt độ sôi và bốc hơi của nước để thu về nước ngưng tụ. Nhờ vậy, nước thu được đảm bảo được độ tinh khiết tối đa và không có các tạp chất khác.
Bạn có thể chưng cất nước cất dễ dàng tại nhà bằng cách đun nóng và ngưng tụ nước trong phễu lạnh. Để thu được nước cất tinh khiết nhất, bạn phải vệ sinh sạch sẽ các thiết bị chưng cất và bình chứa nước sau khi chưng cất.
Nước cất được bán rộng khắp ở các hiệu thuốc trên toàn quốc bao gồm nước được chưng cất 1 lần, 2 lần và 3 lần. Nước càng được chưng cất nhiều lần thì càng tinh khiết.
2. Phân loại nước cất
Dựa theo số lần chưng cất mà người ta thường phân loại nước cất như sau:
- Nước cất một lần: Là nước chỉ được chưng cất duy nhất một lần.
- Nước cất hai lần: Sau khi thu được từ lần chưng cất đầu tiên, nước cất tiếp tục được đem đi chưng cất lần hai. Lần này, độ tinh khiết của nước cao hơn lần một.
- Nước cất ba lần: Sau khi chưng cất 2 lần, nước cất sẽ được đem đi chưng cất lần 3 với độ tinh khiết cao hơn so với 2 lần chưng cất trước.
Đây được xem là cách phân loại phổ biến nhất. Ngoài ra, trong một số trường hợp phân loại nước cất dựa theo nồng độ chất rắn hòa tan hoặc theo độ dẫn điện của nước.
>> Xem thêm: Nước RO là gì? Nước RO có uống được hay không?
Cách tạo ra nước cất là gì?
Nước cất đóng chai có thể dễ dàng mua được ở các cửa hàng chuyên dụng và hiệu thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự làm nước cất tại nhà vừa tiện lợi, an toàn lại tiết kiệm chi phí. Để tạo ra nước cất, bạn chỉ cần lấy nước tự nhiên đun sôi rồi thu lại hơi nước ngưng tụ trong môi trường lạnh là đủ.
Nước cất phải được chưng cất trong dây chuyền khép kín, chất lượng dụng cụ phải được kiểm soát chặt chẽ. Các bình chứa phải được làm sạch và khử trùng bằng đèn cực tím.
– Công tác chuẩn bị
Để làm nước cất chúng ta cần chuẩn bị: Bếp, bình đựng nước, ly, 2 ống thủy tinh, nước thiên nhiên.
– Cách làm nước cất
- Bước 1: Nối hai ống nghiệm thủy tinh vào nhau thông qua khớp nối rồi gắn vào bình đựng nước.
- Bước 2: Đậy kín bình chứa nước chỉ để hở một lỗ nhỏ đủ để hơi nước có thể thoát ra ngoài qua ống thủy tinh.
- Bước 3: Đổ nước đã chuẩn bị vào bình chứa nước và bắt đầu đun sôi nước.
- Bước 4: Chờ đến khi nước sôi, hơi nước sẽ bốc lên ống thủy tinh.
- Bước 5: Sau vài phút hơi nước ngưng tụ tạo thành nước và chảy theo đường ống thủy tinh vào ly. Đây là nước cất lần 1. Cứ tiếp tục như vậy, bạn sẽ thu được nước cất lần 2 và nước cất lần 3. Tuy nhiên, đây là phương pháp thủ công, chỉ thu được một lượng nhỏ nước cất. Nếu muốn mua số lượng lớn, bạn có thể tìm đến các nhà cung cấp uy tín.
>> Xem thêm: Nước tinh khiết là gì? Phân biệt nước tinh khiết và nước khoáng
Nước cất và nước tinh khiết có gì khác nhau
Như đã trình bày ở trên, nước cất là nước thu được bằng việc sử dụng phương pháp chưng cất. Phương pháp này liên quan đến việc đun sôi nước và thu thập hơi nước được tạo ra vào trong một thùng chứa. Do các thành phần trong nước có nhiệt độ sôi khác nhau nên quá trình này có thể được thực hiện nhiều lần. Kết quả là chúng ta sẽ thu được nước không lẫn tạp chất và khoáng chất.
Nước tinh khiết là nước thu được sau quá trình lọc. Người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp để sản xuất nước tinh khiết, trong đó phải kể đến việc sử dụng máy lọc nước RO công nghiệp. Máy lọc nước RO công nghiệp là hệ thống hoạt động bằng công nghệ màng lọc thẩm thấu ngược. Đây là công nghệ xử lý nước tiên tiến và hiệu quả nhất hiện nay, giúp loại bỏ tới 99% tạp chất hòa tan, vi khuẩn, virus,… và cho ra nguồn nước tinh khiết có thể uống trực tiếp.
Cả nước cất và nước tinh khiết đều có những lợi ích khác nhau nhưng sự khác biệt quan trọng nhất nằm ở các khoáng chất có trong nước. Khi nước được chưng cất, các khoáng chất cần thiết để duy trì chế độ ăn uống cân bằng như canxi, magiê và florua có trong nước sẽ bị mất đi. Chính vì vậy dù an toàn để uống nhưng việc loại bỏ các khoáng chất hữu cơ này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, thậm chí làm tăng tình trạng mất nước cho cơ thể.
Nước cất có dẫn điện không?
Thực tế thì nước là chất không có khả năng dẫn điện nhưng vì có chứa các tạp chất như ion kim loại, các loại muối như natri, canxi, magie, … nên nước trở thành chất dẫn điện. Trong khi đó, nước cất là nước tinh khiết không chứa các tạp chất khác nên dẫn điện kém. Độ tinh khiết của nước cất càng cao thì độ dẫn điện càng lớn.
Nước cất dùng để làm gì?
Trong đời sống hàng ngày, nước cất được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau:
Trong lĩnh vực y tế
Nước cất thường được dùng để làm sạch vết thương hở, vệ sinh dụng cụ y tế, dụng cụ phẫu thuật; pha thuốc tiêm, thuốc ống,… Đặc biệt, nước cất còn được dùng để pha chế thuốc kháng sinh – loại thuốc phổ biến để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Nước cất không chứa tạp chất nên không làm thay đổi tính chất đặc biệt của thuốc và có thể kéo dài thời gian bảo quản thuốc.
Ngoài ra, nước cất còn là nguyên liệu quan trọng trong các thiết bị y tế đòi hỏi độ chính xác cao như máy thở oxy cho bệnh nhân, máy chạy thận nhân tạo.
Trong lĩnh vực thí nghiệm, nghiên cứu
Vì không chứa tạp chất nên nước cất thường được dùng làm dung môi trong các nghiên cứu để giúp các phản ứng hóa học xảy ra chính xác nhất có thể. Đồng thời, nước cất cũng được sử dụng để làm sạch các dụng cụ thí nghiệm đòi hỏi độ chính xác cao.
Trong lĩnh vực công nghiệp
Trong ngành công nghiệp hóa chất, nước cất được dùng để pha loãng các hóa chất vì nó không làm thay đổi tính chất cụ thể của chúng. Nước cất cũng được dùng để làm mát các loại máy móc công nghiệp nhằm ổn định hoạt động của máy móc.
Bên cạnh đó, nước cất còn được dùng rất phổ biến trong việc châm sạch cho ắc quy xe máy, ô tô, …
Trong lĩnh vực thẩm mỹ, làm đẹp
Nước cất được dùng để pha trộn mỹ phẩm nhằm hạn chế các tạp chất, đặc biệt là vi khuẩn gây nhiễm bẩn mỹ phẩm, đảm bảo an toàn cho làn da người sử dụng.
Nước cất có uống được không?
Nước cất được nhiều người đánh giá là không chứa tạp chất nên rất an toàn khi uống, đặc biệt giúp bảo vệ con người khỏi các bệnh đường ruột khi sử dụng nước bẩn. Tuy nhiên, độ tinh khiết của nước cũng là nguyên nhân gây bệnh cho con người nếu sử dụng thường xuyên.
Thứ nhất, nước cất không chứa các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như Canxi, Magie, Kali, Natri, … Đây đều là những khoáng chất cần thiết để duy trì chức năng của xương, cơ và hệ thần kinh. Thông thường, các khoáng chất này được thải ra khỏi cơ thể thông qua hệ bài tiết và tuyến mồ hôi. Việc sử dụng nước cất thường xuyên khiến cơ thể bị thiếu khoáng chất và gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Thứ hai, nước cất chỉ có độ pH vào khoảng 5.5 (mức trung tính là pH 7.0) nên nếu dùng thường xuyên sẽ gây nên áp lực cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt là ở dạ dày, gây ra các hiện tượng như ợ hơi, trào ngược dạ dày, đau dạ dày,….
Theo một số nghiên cứu, nồng độ axit trong cơ thể tăng cao cũng là môi trường lý tưởng để hình thành các gốc tự do trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như huyết áp, tiểu đường, gout, tim mạch, thậm chí là ung thư.
Thứ ba, nước cất không thích hợp cho những người đang cố gắng giảm cân. Người giảm cân thường có chế độ ăn kiêng riêng nên việc sử dụng nước cất làm cơ thể suy nhược, chậm chạp, mệt mỏi.
Kết luận
Như vậy, với toàn bộ thông tin chi tiết mà Primer cung cấp phía trên, các bạn chắc hẳn đã giải đáp được thắc mắc nước cất là gì? Nước cất có công dụng gì? Nước cất có uống được không? Nếu bạn thấy kiến thức trên là bổ ích, hãy theo dõi thêm các bài viết của Primer để cập nhật nhiều thông tin hơn nữa nhé.
Primer chuyên cung cấp các sản phẩm máy lọc nước gia đình, máy lọc nước RO công nghiệp, hệ thống lọc nước đầu nguồn chất lượng cao. Nếu bạn có nhu cầu mua máy lọc nước hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900 98098035 nhé!