Đâu là cách xử lý nước giếng khoan nhiễm sắt hiệu quả, có tính an toàn cao là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Nước giếng khoan nhiễm sắt gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân. Vì vậy cần xử lý nước để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn cần thiết. Bài viết hôm nay Primer sẽ chia sẻ tới các bạn những thông tin để giải đáp cách xử lý nước giếng khoan nhiễm sắt, cùng chúng tôi theo dõi ngay nhé!
Nước giếng khoan nhiễm sắt do nguyên nhân nào?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến nước giếng khoan bị nhiễm sắt, tuy nhiên Primer sẽ tổng hợp lại những nguyên nhân chính như sau:
- Nước nhiễm sắt từ mạch nước ngầm đã bị ngấm nước thải từ các mỏ kim loại trong quá trình khai khoáng của các nhà máy sản xuất. Từ đó dòng nước thải này sẽ theo mạch nước ngầm lan ra các khu vực khác khiến cho nước giếng khoan bị nhiễm sắt trên diện rộng.
- Rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp chưa phân loại đúng cách và được xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Trong rác thải chôn lấp đó có chứa nhiều quặng sắt dưới nhiều dạng khác nhau. Lâu ngày sẽ ngấm dần vào mạch nước ngầm gây ra tình trạng nhiễm sắt.
- Do tính chất thổ nhưỡng tại một số khu vực có chứa sắt và quặng kim loại trước đó nên khi nước mưa xuống và thấm vào khu đất đó, quặng sắt sẽ ngấm vào mạch nước ngầm khi khoan giếng.
Những dấu hiệu nhận biết nước giếng khoan bị nhiễm sắt
Nước giếng khoan nhiễm sắt thường sẽ có một số dấu hiệu cụ thể để nhận biết, đó là:
- Khi sử dụng nước sẽ nhận thấy rõ mùi tanh trong nước, nhìn bằng mắt thường sẽ thấy nước có màu nâu đỏ hoặc màu vàng.
- Khi bơm nước vào chậu và tiến hành để lắng cặn sẽ thấy nước đóng cặn vàng đục và nổi váng dưới thành chậu nước.
- Đồ dùng sử dụng để đựng nước có nhiễm sắt thì lâu ngày sẽ bị ăn mòn và ố vàng, cặn vàng bám xung quanh.
- Đường ống dẫn nước giếng bị nhiễm sắt lâu ngày hay bị tắc làm giảm lưu lượng nước chảy qua.
- Bình nóng lạnh có nguồn nước cấp là nước giếng nhiễm sắt sẽ tiêu tốn nhiều điện năng hơn do quặng sắt đóng cặn trong bình.
Ngoài những cách nhận biết có thể quan sát bằng mắt thường như trên, bạn có thể sử dụng 2 cách thử dưới đây để nhận biết nước nhiễm sắt:
- Dùng nhựa chuối nhận biết: Chuẩn bị 1 cốc có chứa nhựa chuối trong đó, đổ một ít nước giếng cần test vào cốc. Nếu quan sát thấy nước trong cốc chuyển dần sang màu đậm thì chứng tỏ nguồn nước đó có nhiễm sắt.
- Dùng nước chè nhận biết: Chuẩn bị 1 cốc nước chè và đổ vào đó một lượng nước giếng cần test theo tỷ lệ 1:1. Nếu thấy nước trong cốc chuyển dần sang màu tím đen thì chứng tỏ nước có nhiễm sắt.
Những tác hại của nước giếng khoan nhiễm sắt gây ra
Có thể những thông tin được Primer cung cấp ngay sau đây về tác hại của nước giếng khoan nhiễm sắt sẽ khiến bạn phải giật mình. Không những gây ra ảnh hưởng tới sức khỏe mà nguồn nước nhiễm sắt còn ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống.
Tác hại của nước giếng khoan nhiễm sắt đối với sức khỏe con người
Trong nước nhiễm sắt cũng được nhưng hàm lượng này phải trong mức cho phép thì mới có ích cho cơ thể. Nếu nước nhiễm sắt vượt qua chỉ số tiêu chuẩn này, nó sẽ gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe người sử dụng.
Theo đó thì nồng độ sắt trong nước vượt qua ngưỡng 0.5mg/lít sẽ gây ra các bệnh cho sức khỏe con người như gây khô da, ngứa da, mẩn ngứa, lão hóa da sớm, các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh về thận, bàng quang…. thậm chí là tác nhân góp phần gây ung thư.
Tác hại với đời sống sinh hoạt của người dân
Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, nước giếng khoan nhiễm sắt sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng, làm giảm chất lượng cuộc sống, cụ thể như:
- Sắt trong nước gây mùi tanh khó chịu, khi tiếp xúc với không khí dễ tạo kết tủa nâu đỏ. Điều này làm cho nước sinh hoạt của người dân bị ô nhiễm và không đạt tiêu chuẩn.
- Khi dùng nước nhiễm sắt giặt quần áo sẽ gây ố vàng, quần áo nhanh mục hỏng.
- Dùng nước nhiễm sắt nấu ăn làm mất đi hương vị của món ăn, màu sắc món ăn không bắt mắt, biến đổi chất dinh dưỡng của thức ăn.
- Dùng nước nhiễm sắt pha trà hay cafe sẽ làm mất đi hương vị của thức uống đó.
3 cách xử lý nước giếng khoan nhiễm sắt an toàn và hiệu quả
Khi phát hiện ra nguồn nước giếng khoan bạn đang sử dụng bị nhiễm sắt, bạn cần có những giải pháp nhanh chóng giải quyết tình trạng đó. Có như vậy mới đảm bảo được nguồn nước sinh hoạt an toàn, hạn chế tối đa những tác hại tới sức khỏe. Cùng tham khảo 3 phương pháp xử lý nước giếng khoan nhiễm sắt được Primer tổng hợp sau đây:
Xử lý nước giếng khoan nhiễm sắt bằng hóa chất xử lý nước
Đây là phương pháp được ứng dụng dựa trên phản ứng hóa học lọc đi kết tủa của sắt bằng cách sử dụng các loại hóa chất có tính oxi hóa mạnh như ozon, clo, KMnO4…. Trong đó phổ biến nhất vẫn là sử dụng clo để khử sắt trong nước.
Để thực hiện bạn cần chuẩn bị hóa chất clo hoặc KMnO4 với liều lượng được tính như sau: Cứ 0.64mg clo hoặc 0.96g KMnO4 sẽ oxy khử được 1mg Fe2+. Dựa vào tiêu chuẩn đó các bạn sẽ tính chính xác được lượng hóa chất cần dùng cho từng khối nước cần xử lý.
Đây là phương pháp dễ thực hiện, chi phí tương đối rẻ và có hiệu quả loại bỏ sắt cao, kết quả thu được trong thời gian ngắn và dễ loại bỏ kết tủa của sắt. Bạn cũng có thể điều chỉnh được lượng hóa chất cần dùng để cải thiện chất lượng nước. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này, nó có thể sẽ làm độ kiềm của nước giảm xuống. Trong quá trình thực hiện, bạn cần theo dõi sát sao để đảm bảo sự an toàn và tính hiệu quả của việc xử lý nước.
Xử lý nước giếng khoan nhiễm sắt bằng bể lọc
Đây là phương pháp được áp dụng rất phổ biến tại nhiều gia đình nông thôn hiện nay. Xây dựng hệ thống bể lọc với nhiều lớp vật liệu lọc khác nhau không chỉ loại bỏ sắt trong nước mà còn có tác dụng khử đi rất nhiều hợp chất và kim loại nặng khác có chứa trong nước, giúp đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt đúng chỉ tiêu an toàn.
Với mỗi bể lọc sẽ gồm những lớp vật liệu lọc khác nhau, cụ thể bạn có thể tham khảo như sau:
- Lớp thứ 1: Dùng vật liệu sỏi có kích thước khoảng 5-10mm để làm lớp đáy dày 100mm. Lưu ý là không nên làm dày quá lớp vật liệu sỏi.
- Lớp thứ 2: Sử dụng cát vàng hoặc cát thạch anh với độ dày khoảng 250-300mm.
- Lớp thứ 3: Sử dụng cát Mangan, lớp vật liệu này có tác dụng hấp thụ hết Mangan có trong nước nhiễm sắt.
- Lớp thứ 4: Sử dụng than hoạt tính để khử độc, khử mùi và khử đi các tạp chất hữu cơ có trong nước. Lớp này nên để độ dày là 100mm.
- Lớp thứ 5: Sử dụng vật liệu lọc FILOX để khử sắt, asen, mangan. Đây là lớp vật liệu lọc vô cùng quan trọng, độ dày lớp lọc này khoảng 100mm.
- Lớp thứ 6: Sử dụng vật liệu cát vàng hạt to hoặc cát thạch anh chuyên dùng cho bể lọc, độ dày lớp lọc này khoảng 100-150mm.
Xử lý nước giếng khoan nhiễm sắt bằng bộ lọc nước đầu nguồn
Sử dụng hóa chất hay xây bể lọc nước đều là những phương pháp đòi hỏi thời gian và tốn nhiều công sức. Vì thế bộ lọc nước đầu nguồn là lựa chọn tối ưu cho rất nhiều gia đình hiện nay. Với bộ lọc này, nguồn nước sinh hoạt của gia đình bạn sẽ được đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế quy định.
Với công nghệ lọc hiện đại, hệ thống lọc tổng đầu nguồn có khả năng ngăn chặn hoàn toàn những tạp chất lơ lửng, kim loại nặng nhờ kết cấu các lớp vật liệu cao cấp như thạch anh, cát thạch anh, hạt Mangan. Bên cạnh đó bộ lọc còn giúp loại bỏ mùi khó chịu có trong nguồn nước. Đồng thời bộ lọc còn sử dụng các hạt cation để giải quyết tình trạng nước cứng.
Đặc biệt nhất, hệ thống lọc này được vận hành nhờ van tự động, bạn không phải mất công sức để lọc nước, giúp tiết kiệm thời gian mà tính hiệu quả lại cao. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều bộ lọc nước đầu nguồn khác nhau với công suất lọc khác nhau. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn có sự lựa chọn phù hợp cho mình.
Primer vừa chia sẻ tới các bạn TOP 3 cách xử lý nước giếng khoan nhiễm sắt an toàn, hiệu quả cao. Hi vọng thông tin hữu ích với bạn và đừng quên liên hệ ngay với Primer nếu bạn muốn mua bộ lọc nước đầu nguồn chất lượng, uy tín nhé!