TOP 3 phương pháp xử lý nước biển thành nước ngọt hiệu quả cao

Xử lý nước biển thành nước ngọt là công việc rất cần thiết nhằm cung cấp đủ lượng nước sạch cho bà con vùng gần biển, vùng nhiễm mặn sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy quá trình xử lý nước biển như thế nào? Cùng Primer tìm hiểu trong bài viết sau đây để có thêm thông tin bổ ích các bạn nhé!

Vì sao phải xử lý nước biển?

Vì sao phải xử lý nước biển?
Vì sao phải xử lý nước biển?

Như các bạn đã biết thì khoảng 2/3 bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi nước. Trong đó có 2.5% lượng nước là nước ngọt, còn lại là nước mặn và nước nhiễm mặn. Theo thang đo thực tế thì nước biển tiêu chuẩn sẽ có độ mặn khoảng 3.5%, một số vùng có thể cao hoặc thấp hơn con số này. Riêng tại Việt Nam, độ mặn của nước biển thấp khoảng 2.5 – 3.5%. Hầu hết các biển ở nước ta sẽ nối liền với các con sông nên độ mặn sẽ thay đổi theo mùa.

Những vùng ven biển xảy ra tình trạng nhiễm mặn rất nhiều, người dân không có đủ nước ngọt để phục vụ cho sinh hoạt. Chính vì vậy xử lý nước mặn là biện pháp duy nhất để người dân tại những vùng có nước ngọt để sử dụng. 

Tìm hiểu xử lý nước biển là gì?

Xử lý nước biển hay còn gọi là khử mặn cho nước chính là quá trình loại bỏ hoặc làm giảm đi nồng độ muối có trong nước biển bằng các phương pháp khác nhau. Kết quả cuối cùng là được nước ngọt đạt tiêu chuẩn cho phép để dùng trong sinh hoạt. Quá trình khử mặn là một trong những quy trình đặc biệt có tính hữu ích cao và có ý nghĩa to lớn đối với người dân sinh sống ven biển hoặc sống ở vùng nhiễm mặn, thường xuyên thiếu nước ngọt.

Nước mặn là nước có hàm lượng muối hòa tan trong nước vượt ngưỡng cho phép. Hiện nay quá trình xâm nhập của nước biển vào những vùng lân cận đã khiến nước tại các ao hồ, sông suối xảy ra tình trạng nhiễm mặn. Khi tình trạng xâm nhập mặn kéo dài theo năm tháng thì cả nguồn nước giếng sử dụng cũng bị nhiễm mặn. Mức độ nhiễm mặn sẽ phụ thuộc vào các hiện tượng thủy văn xảy ra ở mỗi vùng.

Khi độ mặn trong nước sinh hoạt lớn, người dân không thể sử dụng cho các hoạt động ăn uống hay tưới tiêu nông nghiệp. Trong canh tác sản xuất độ mặn cao còn làm ăn mòn, hư hại cho các thiết bị được làm từ kim loại.

Lợi ích của việc xử lý nước biển thành nước ngọt

Lợi ích của việc xử lý nước biển thành nước ngọt
Lợi ích của việc xử lý nước biển thành nước ngọt

Theo đó, tại nước ta, quá trình nhiễm mặn thường diễn ra chủ yếu vào mùa khô khi lượng mưa giảm nhiều. Lượng muối tại các ao hồ, sông suối hay thậm chí cả mạch nước ngầm cũng sẽ tăng cao và không thể sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt hay tưới tiêu nông nghiệp. Bởi vậy việc xử lý nước mặn là vô cùng cần thiết, mang lại những lợi ích to lớn cho người dân như:

Đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước ngọt cho việc sinh hoạt ăn uống

Lợi ích quan trọng đầu tiên phải kể tới của việc xử lý nước mặn là đảm bảo nguồn nước ngọt cung cấp đủ cho người dân sinh hoạt ăn uống hàng ngày. Chỉ có nước ngọt mới có thể nấu ăn và sử dụng làm nước uống. Không có nước ngọt, người dân sẽ khó có thể duy trì được cuộc sống hàng ngày. Vì vậy việc xử lý nước mặn có vai trò vô cùng quan trọng.

Nếu như trước đây, người dân những vùng ngập mặn đều phải trông chờ vào lượng nước mua tích trữ được để sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày thì ngày nay, khi lượng mưa giảm đi, nước ngọt khan hiếm, con người buộc phải có những biện pháp công nghệ cao để giải quyết vấn đề xử lý nước biển. Qua đó người dân có thể chủ động hơn khi sử dụng nguồn nước ngọt sau xử lý.

Có nước ngọt phục vụ chăn nuôi, trồng trọt

Có nước ngọt phục vụ chăn nuôi trồng trọt
Có nước ngọt phục vụ chăn nuôi trồng trọt

Các hoạt động canh tác trồng trọt hay chăn nuôi đều cần tới lượng nước ngọt lớn. Nếu thiếu nước ngọt, cây trồng không thể sống được. Vì vậy mà việc khử mặn là biện pháp duy nhất để cung cấp đủ lượng nước ngọt cho chăn nuôi trồng trọt. Tuy nhiên với các hoạt động này, người ta sẽ không khử mặn hoàn toàn mà chỉ làm giảm đi nồng độ muối trong nước đến một mức nào đó để tiết kiệm được chi phí mà vẫn đủ dùng cho các hoạt động tưới tiêu, chăn nuôi.

TOP 3 công nghệ xử lý nước biển thành nước ngọt đơn giản và hiệu quả

Khi ô nhiễm môi trường tăng cao, những biến đổi về khí hậu sẽ ngày càng trở nên cực đoan hơn. Mùa khô tại nhiều khu vực kéo dài hơn trước đây, thủy triều lên xuống thất thường khiến cho tình trạng nhiễm mặn ngày càng gia tăng. Lượng nước ngọt cần cho sinh hoạt bị thiếu trầm trọng và dần trở nên khan hiếm. Bởi vậy mà người dân cần chủ động trong cách xử lý khử mặn. Các bạn có thể tham khảo 3 cách thức xử lý nước biển sau đây:

Xử lý nước biển bằng cách chưng cất nhiệt

Đây là phương pháp được bà con thực hiện rất nhiều từ xa xưa. Trước đây khi chưa có máy móc hiện đại, con người đã biết sử dụng phương pháp thủ công là chưng cất nhiệt để tạo ra nước ngọt từ nước biển. Chỉ cần thực hiện quá trình đun sôi nước mặn cho tới khi nước bốc hơi rồi ngưng tụ lại, chúng ta sẽ có nước ngọt để sử dụng.

Đây là cách làm khá đơn giản và dễ thực hiện. Chi phí cho phương pháp này cũng không cao, thích hợp với mọi gia đình. Nước sau quá trình chưng cất là nước ngọt tinh khiết, an toàn cho sức khỏe người dùng. Tuy nhiên phương pháp này lại có nhược điểm là tốn rất nhiều thời gian, nguyên liệu, hiệu suất không cao, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng lượng nước ngọt lớn. Phương pháp này chủ yếu dùng trong các phòng thí nghiệm là chính hoặc tại một số gia đình có nhu cầu sử dụng ít.

Xử lý nước biển bằng cách chưng cất nhiệt
Xử lý nước biển bằng cách chưng cất nhiệt

Khử mặn bằng hệ thống máy lọc nước hoặc bộ lọc tổng

Đây được xem là phương pháp hiện đại với công nghệ xử lý cao hiện nay. Người dân trực tiếp sử dụng các loại máy lọc nước mặn chuyên dụng hoặc bộ lọc tổng khử mặn để đảm bảo được nguồn nước ngọt cần thiết cho gia đình. Hầu hết các hệ thống lọc của máy lọc nước đều sử dụng công nghệ thẩm thấu ngược RO. Với công nghệ này, quá trình lọc khử mặn sẽ được diễn ra như sau:

  • Bước 1: Nước biển được lắng và lọc để loại bỏ các chất rắn kích thước lớn, cặn bẩn, rác thải có trong nước.
  • Bước 2: Máy bơm cao áp bên trong máy sẽ tạo dòng nước áp lực cao và đưa qua màng lọc.
  • Bước 3: Khi nước đi qua màng lọc, muối sẽ được tách ra. Với kích thước màng lọc là 0.0001micromet thì các ion muối hòa tan trong nước sẽ bị giữ lại, các loại cặn bẩn và hóa chất cũng bị giữ lại. Khi đó nước sẽ được chia làm 2 phần là nước tinh khiết và nước muối mặn. Nước tinh khiết sẽ được dẫn tới vòi lấy nước để sử dụng, nước muối mặn sẽ theo đường nước thải ra ngoài.
  • Bước 4: Ổn định độ pH cho nước, khử trùng và đưa nước vào sử dụng trong các hoạt động đời sống.

Ưu điểm của phương pháp này là khả năng loại bỏ muối hiệu quả cao lên tới 99%, có thể sử dụng được cho nhiều loại nguồn nước khác nhau. Bên cạnh đó các lõi lọc trong hệ thống xử lý nước biển còn bổ sung thêm các khoáng chất tốt cho sức khỏe.

Khử mặn bằng phương pháp trao đổi ion

Đây là phương pháp lọc hiện đại mới được ứng dụng nhiều trong những năm gần đây. Nước biển sẽ được đưa vào bể chứa có các cột ion hoạt tính, từ đó tận dụng các phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình xử lý các ion muối có trong nước. Phương pháp này có thể xử lý nước biển trực tiếp tại đầu nguồn cấp. Với công suất xử lý cao, lượng nước tạo ra có thể cung cấp đủ cho những khu vực đông dân cư, giúp đảm bảo được nguồn nước ngọt cần thiết, các ion muối được loại bỏ triệt để.

Trên đây là một số phương pháp xử lý nước biển mà Primer muốn chia sẻ tới các bạn. Nếu các bạn có nhu cầu lắp đặt hệ thống máy lọc nước công nghiệp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 1900 98 98 35 để được tư vấn và hỗ trợ trong thời gian nhanh nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *