Râu ngô là một loại nguyên liệu rất phổ biến trong đời sống, nước râu ngô được biết tới như một loại nước uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên uống nước râu ngô thường xuyên có tốt không lại là nỗi băn khoăn của rất nhiều người. Nếu bạn quan tâm vấn đề này, hãy cùng Primer đi tìm câu trả lời trong bài viết hôm nay nhé!
Tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng của râu ngô
Râu ngô hay còn gọi với cái tên râu bắp là phần râu phía trên của bắp ngô. Nước râu ngô được nấu từ râu ngô có rất nhiều tác dụng trong cuộc sống. Râu ngô có nhiều vi chất tự nhiên tốt cho sức khỏe như:
- Các chất chống oxy hóa tự nhiên – tốt hơn bất cứ loại thuốc bổ nào.
- Nước râu ngô có vị ngọt tự nhiên, thanh, dễ uống bởi trong râu ngô có chứa nhiều vitamin K, vitamin A, B1, B2, B6, vitamin C cùng nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
- Có chứa hàm lượng các chất như kali, lipidem tannin, tinh dầu và các vi chất khác.
Điểm danh một số tác dụng của nước râu ngô
- Theo Đông Y thì râu ngô có vị ngọt và tính bình nên nó có tác động vào 2 kinh thận và bàng quang của con người. Râu ngô được sử dụng làm nguyên liệu thuốc trong điều trị các bệnh như đái vàng, đái rắt, bí tiểu, viêm đường tiết niệu, xuất huyết nội tạng, có sạn trong gan, sỏi mật, sỏi thận, sỏi niệu quản…..
- Nước râu ngô được dùng để hạ huyết áp, làm thông mật trong quá trình điều trị gan mật, sỏi mật và vàng da. Đây cũng được xem như loại thảo dược điều trị bệnh gan hiệu quả nhất trong Đông y. Mỗi ngày bạn sử dụng từ 30 – 60g râu ngô dạng khô hoặc 100 – 200g râu ngô dạng tươi nấu nước uống sẽ hỗ trợ việc thanh lọc và giải độc cho gan.
- Uống nước râu ngô làm tăng bài tiết ở mật và giảm đi độ nhớt ở mật. Điều này sẽ tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng hơn rất nhiều.
- Nước râu ngô giúp hạ đường huyết, tăng bài tiết nước tiểu và giúp cầm máu nhanh hơn.
- Sử dụng nước râu ngô thay cho một số loại nước khác hàng ngày sẽ đem lại hiệu quả khả quan đối với những người bị bệnh về ứ mật, sỏi túi mật.
- Uống nước râu ngô thường xuyên giúp lợi tiểu, có lợi cho các bệnh nhân có bệnh về thận.
- Nước râu ngô hỗ trợ tốt trong các trường hợp điều trị phù liên quan tới các bệnh về tim mạch.
- Loại nước này còn có thể cầm máu trong trường hợp xuất huyết tử cung, nhất là với những chị em phụ nữ có thể trạng dễ chảy máu.
Giải đáp uống nước râu ngô thường xuyên có tốt không?
Theo nghiên cứu trong Đông y thì dùng râu ngô làm nước giải khát sẽ là thói quen tốt, bởi lẽ đây là loại đồ uống được đánh giá tương đối lành tính, chi phí rẻ mà có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên khi sử dụng cần có những lưu ý để tránh gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Râu ngô trong quá trình trồng có thể bị nhiễm thuốc trừ sâu nên cần sơ chế thật kỹ trước khi sử dụng.
Trong đời sống, nhiều người có thói quen phơi râu ngô khô để dùng dần, đây là một thói quen tốt. Song việc dùng râu ngô ở dạng tươi được đánh giá tốt hơn cả vì nó chứa nhiều dưỡng chất hơn. Bạn hãy chọn những sợi râu to, bóng, mượt và có màu nâu nhung để dùng. Muốn tăng hiệu quả sử dụng râu ngô, bạn có thể kết hợp cùng một số vị thuốc có tác dụng lợi tiểu khác như cây mã đề, cỏ xước, rễ tranh, rễ cây sậy hay cây kim tiền thảo.
Nếu bạn đang trong quá trình điều trị và phải sử dụng một loại thuốc khác để trị bệnh, bạn không nên dùng chung với nước râu ngô và cũng không nên dùng chung với bất cứ loại thuốc lợi tiểu nào khác. Nếu muốn dùng kết hợp, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Trong trường hợp có chỉ định dùng râu ngô điều trị bệnh thì chỉ nên dùng trong khoảng 10 ngày rồi ngưng khoảng 7 ngày mới sử dụng tiếp để tránh việc rối loạn điện giải trong cơ thể. Khi dùng các loại nước uống lợi tiểu, bạn cần hạn chế uống vào buổi tối vì nó sẽ khiến bạn bị khó ngủ do đi tiểu nhiều về đêm.
Những đối tượng không nên uống nước râu ngô
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú thì nên tạm thời không sử dụng loại nước này. Đây đều là những đối tượng có thể trạng tương đối nhạy cảm, nếu râu ngô không đảm bảo chất lượng có thể gây ra tác hại phụ cho phụ nữ mang thai và ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ.
- Những ai đang dùng thuốc theo toa để trị bệnh lợi tiểu hoặc đái tháo đường cũng không thích hợp sử dụng nước râu ngô. Loại nước này có thể ảnh hưởng tới dược tính của thuốc, làm mất tác dụng điều trị.
- Những người có tiền sử về các bệnh gan, thận cũng nên cân nhắc trước khi sử dụng. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để có thể chắc chắn việc sử dụng là an toàn.
- Những người mắc chứng máu đông cũng không nên sử dụng nước râu ngô vì râu ngô có tính cầm máu, sẽ không phù hợp với những đối tượng này.
- Người cao tuổi bị mỡ máu cũng cần hạn chế uống nước râu ngô để tránh những tác hại không mong muốn có thể xảy ra.
Tham khảo một số bài thuốc trị bệnh từ nước râu ngô
Với những chia sẻ trên có thể thấy được nước râu ngô mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu sử dụng thường xuyên. Thế nhưng để có hiệu quả trong việc điều trị một số bệnh thì bạn cần thực hiện đúng cách. Mời bạn tham khảo một số bài thuốc trị bệnh từ nước râu ngô được chúng tôi tổng hợp dưới đây:
Nước râu ngô trị bệnh sỏi thận
Người muốn trị bệnh sỏi thận nên uống nước râu ngô trước bữa ăn khoảng 3-4 tiếng đồng hồ với dung tích khoảng 20-60ml. Vì sử dụng loại nước này để chữa bệnh sỏi thận nên bạn cần đun nước râu ngô hãm đậm đặc. Cách thực hiện như sau:
Dùng 200ml nước lọc để pha với 10g râu ngô, để tốt nhất bạn có thể đun cách thủy trong vòng 30 phút với lửa nhỏ liu riu. Hoặc cũng có thể sử dụng 300ml nước lọc cùng 10g râu ngô đun trực tiếp với lửa nhỏ trong 20 phút cho râu ngô ra hết dưỡng chất rồi để nguội và sử dụng.
Uống nước râu ngô điều trị bệnh ho ra máu
Ho ra máu do nhiều nguyên nhân khác nhau, bạn có thể sử dụng nước râu ngô để hỗ trợ giảm tình trạng này đi bằng cách thực hiện như sau:
Cho 50g râu ngô và 50g đường phèn vào bát cùng lượng nước vừa đủ theo khẩu vị của bản thân, sau đó hấp cách thủy trong vòng 30 phút để ra thành phẩm. Chia lượng nước râu ngô ra làm 2 lần để uống vào buổi sáng và tối trong một ngày. Để có hiệu quả, bạn cần thực hiện ít nhất 5 ngày liên tiếp.
Điều trị bệnh tiểu đường bằng nước râu ngô
Bản chất nước râu ngô là có mùi thơm nhẹ và vị ngọt tự nhiên, không chứa đường. Chính vì vậy việc sử dụng loại nước này sẽ có tác dụng cao trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Cách 1: Kết hợp râu ngô cùng các loại thảo dược khác như thiên môn, mạch môn, cỏ ngọt, tri mẫu nhằm tăng mùi thơm của nước râu ngô. Liều lượng dùng chỉ từ 40 – 50g râu ngô cho mỗi lần hãm nước uống.
- Cách 2: Sử dụng râu ngô như một nguyên liệu trong nấu ăn, bạn có thể thử món canh râu ngô hầm thịt heo hoặc chân giò. Với cách nấu như vậy bạn cần sử dụng từ 100 – 200g râu ngô, hầm nhừ như cách hầm súp và sử dụng trong bữa ăn.
Trên đây là những thông tin mà Primer muốn chia sẻ tới các bạn với mục đích giải đáp thắc mắc uống nước râu ngô thường xuyên có tốt không. Hi vọng qua bài viết các bạn sẽ có cho mình câu trả lời chính xác nhất. Nếu bạn muốn nước râu ngô chất lượng hơn, tốt hơn, hãy kết hợp hãm nước râu ngô bằng nước lọc tinh khiết được lấy từ máy lọc nước, vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng lại mang lại hiệu quả cao hơn trong điều trị bệnh. Để mua máy lọc nước RO, máy lọc nước ion kiềm hay các sản phẩm máy lọc nước công nghiệp, đừng quên gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại 1900989835 các bạn nhé!