Uống nước lá dứa có tác dụng gì? Cách nấu nước lá dứa

Dứa là một loại cây trồng quen thuộc cuộc sống của chúng ta, nhất là ở những vùng nông thôn. Vậy bạn có biết lá dứa có tác dụng gì và uống nước lá dứa có tác dụng gì không? Cùng Primer đi tìm câu trả lời về các tác dụng của nước lá dứa bạn nhé.

Uống nước lá dứa có tác dụng gì?

Theo Đông Y, lá dứa thơm vị hơi nhạt, mùi thơm, lành tính và không độc. Nó thường được sử dụng để tạo mùi hương cho các món ăn như cơm nếp, trà sâm dứa, bánh, thạch, mứt,… Đặc biệt, lá dứa còn được sử dụng trong các bài thuốc Đông Y dùng để chữa bệnh. Uống nước lá dứa sẽ mang lại những tác dụng như sau:

Hỗ trợ điều trị bệnh về xương, khớp

Hỗ trợ điều trị bệnh về xương, khớp
Hỗ trợ điều trị bệnh về xương, khớp

Trong thành phần của lá dứa có chứa alkaloid và glycoside có tác dụng hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp và bệnh gout. Kết hợp lá dứa với dầu dừa trong các sản phẩm tinh dầu xoa nóp sẽ giúp làm giảm các cơn đau. Bên cạnh đó, uống nước lá dứa còn giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh xương khớp do lão hóa hoặc vận động mạnh.

Kích thích vị giác, tạo cảm giác ngon miệng

Nếu gia đình bạn có trẻ mắc chứng biếng ăn thì bạn nên cho trẻ uống nước lá dứa định kỳ. Bạn hãy đun sôi 10g lá dứa với 3 ly nước cho đến khi chỉ còn lại 1 chén thì chắt lấy phần nước. Chia nước lá dứa thành 2 phần để uống trước khi ăn khoảng 30 phút (buổi sáng và buổi tối). Bạn sẽ thấy bé ăn ngon miệng hơn sau một thời gian uống nước lá dứa. Từ đó, cân nặng của bé sẽ được cải thiện đáng kể và da dẻ cũng trở nên hồng hào hơn.

Giúp làm sạch miệng, chữa đau nướu

Nhai lá dứa giúp loại bỏ mùi hôi miệng để bạn có một hơi thở thơm tho. Không những vậy, nước lá dứa còn giúp bạn chăm sóc sức khỏe răng miệng, hỗ trợ điều trị bệnh đau nướu.

Hỗ trợ điều trị bệnh chuột rút

Uống trà lá dứa có thể hỗ trợ điều trị chứng huột rút đường tiêu hóa, đặc biệt là chuột rút dạ dày. Để pha trà lá dứa, bạn hãy đun sôi 3 chén nước rồi cho thêm 4 cái lá dứa, 1 miếng gừng bằng ngón tay và 5 bạch đậu khấu. Sau đó đun sôi với lửa vừa trong khoảng 10 phút rồi chắt lấy phần nước. Tiếp đến là cho thêm 2 thìa đường cọ vào và thưởng thức.

Cải thiện hệ tiêu hóa và đào thải độc tố trong cơ thể

Cải thiện hệ tiêu hóa và đào thải độc tố trong cơ thể
Cải thiện hệ tiêu hóa và đào thải độc tố trong cơ thể

Nước lá dứa có tác dụng bình ổn hoạt động của ruột nên nếu bị táo bón, bạn hãy uống nước lá dứa vào ban ngày và buổi tối. Đặc biệt, nước lá dứa còn giúp thanh lọc cơ thể bằng cách trung hòa độc tố trong cơ thể. Nếu chăm chỉ uống nước lá dứa mỗi ngày, bạn sẽ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Hạ sốt

Theo các bài thuốc dân gian của người Đông Nam Á, nước lá dứa có tác dụng hạ sốt và làm giảm thân nhiệt. Không chỉ vậy, nước lá dứa còn giúp làm giảm đau ngực do bị các cơn ho gây ra.

Chăm sóc sắc đẹp

  • Nước lá dứa giúp chữa bỏng da do nắng gắt vào mùa hè. Sau khi đi nắng về và đã nghỉ ngơi, bạn có thể ngâm mình trong bồn tắm có pha thêm trà lá dứa để làm dịu các vết cháy nắng trên da.
  • Giúp làm đen tóc: Nếu bạn muốn có một mái tóc đen, bạn hãy cắt nhỏ khoảng 7 cái lá dứa rồi đun sôi trong nước, sau đó để nước qua đêm cho cô đặc lại. Sáng hôm sau, bạn hãy trộn thêm 3 thìa nước trái nhàu rồi mát xa da đầu, sau đó gội lại với nước sạch. Thực hiện cách này thường xuyên sẽ giúp mái tóc của bạn đen hơn.
  • Trị gàu: Nếu muốn trị gàu, bạn hãy nghiền nát 10 lá dứa rồi trộn chung với 100ml nước. Sau đó, bạn hãy thoa đều hỗn hợp này lên da đầu, chờ khoảng 30 phút rồi xả sạch với nước. Để có kết quả tốt, bạn cần thực hiện cách thường xuyên hơn.

Ngoài ra, nước lá dứa còn có một số tác dụng khác như:

  • Giúp phụ nữ sau khi sinh con nhanh chóng hồi phục sức khỏe
  • Làm giảm lo âu, stress và giúp hệ thần kinh được thư giãn.
Uống nước lá dứa giúp làm giảm lo âu, stress
Uống nước lá dứa giúp làm giảm lo âu, stress
  • Giúp chữa ho và viêm phế quản.
  • Hỗ trợ ổn định đường huyết và điều trị bệnh tiểu đường type 2.

Vậy uống nhiều nước lá dứa có tốt không?

Nước lá dứa tuy tốt nhưng nếu lạm dụng nó, bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như:

  • Làm tụt đường huyết đột ngột: Trong lá dứa có chứa 3 alkaloid piperidin là pandamarilactone-1, pandamarilactone-31 và pandamarilactone-32 đã được phân lập. Những chất này có tác dụng như một loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường bằng cách làm hạ đường huyết trong cơ thể. Chính vì vậy mà nếu bạn uống quá nhiều nước lá dứa, bạn có thể bị hạ đường huyết đột ngột.
  • Uống quá nhiều nước lá dứa một lúc hoặc uống với nồng độ cao có thể khiến cơ thể bị sốc, gây nôn mửa và làm ảnh hưởng tới sức khỏe hệ tiêu hóa.
  • Theo một nghiên cứu về độc tính của cây nếp thơm Thái Lan thì uống thuốc chiết suất từ lá dứa với liều lượng 5g/kg có thể gây ngộ độc mãn tính. Còn nếu là 8g/kg thì nó có thể gây ngộ độc cấp tính.
  • Uống quá nhiều nước lá dứa có thể khiến cho thận bị quá tải, gây tiểu nhiều và khiến cơ thể mất đi các chất điện giải cần thiết.

Về cơ bản, nước lá dứa không độc hại khi sử dụng đúng liều lượng. Để tránh những tác hại không mong muốn, các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên uống từ 1,5 – 2l nước nấu từ lá dứa cho một ngày, không nên uống quá nhiều.

Một số cách nấu nước lá dứa bạn có thể tham khảo

Một số cách nấu nước lá dứa bạn có thể tham khảo
Một số cách nấu nước lá dứa bạn có thể tham khảo

Tùy vào mục đích sử dụng mà nước lá dứa có thể được nấu theo những cách khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc 2 cách nấu nước lá dứa phổ biến nhất, đó là:

Cách 1: Nấu nước lá dứa từ lá dứa khô

  • Lấy 10 cái lá dứa tươi, rửa sạch, cắt khúc và phơi khô.
  • Lấy một lượng lá dứa khô vừa đủ cho vào ấm, sau đó đun với 2,5l nước trong lửa nhỏ. Đun tới khi nào còn khoảng 2l thì tắt bếp và để nguội.
  • Sử dụng thay nước lọc để uống trong ngày.

Cách này sẽ giúp bạn có sẵn lá dứa khô để nấu trà lá dứa bất cứ khi nào bạn muốn. Khi hết lá dứa khô, bạn chỉ cần thực hiện lại quy trình như đã nêu ở trên

Cách 2: Nấu nước lá dứa tươi

  • Lấy 10 cái dứa tươi, rửa sạch rồi cuộn chúng lại với nhau.
  • Bỏ lá dứa vào ấm, đun ngập nước cho đến khi nước chuyển sang màu xanh thì tắt bếp và để nguội.
  • Sử dụng thay nước lọc để uống trong ngày.

Một số vấn đề cần lưu ý khi uống nước lá dứa

Để uống nước lá dứa an toàn và có hiệu quả, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Không uống quá nhiều nước lá dứa trước bữa ăn vì nó sẽ khiến bạn cảm thấy no bụng và không muốn ăn nữa.
Không uống quá nhiều nước lá dứa trước bữa ăn
Không uống quá nhiều nước lá dứa trước bữa ăn
  • Uống quá nhiều nước lá dứa cùng một lúc sẽ khiến cơ thể bị mất đi nhiều khoáng chất và chất dinh dưỡng quan trọng qua đường nước tiểu.
  • Người có tiền sử bị hạ huyết áp nên pha loãng nước lá dứa trước khi uống.
  • Sử dụng lá dứa kết hợp với đậu xanh có thể hỗ trợ giảm cân an toàn.
  • Trẻ em không nên uống quá 5g lá dứa/kg cân nặng vì nó có thể khiến trẻ bị ngộ độc mãn tính, gây sốc và nôn mửa liên tục.
  • Sử dụng nguồn nước sạch tinh khiết đã được lọc qua máy lọc nước RO công nghiệp hoặc bộ lọc nước đầu nguồn để đảm bảo chất lượng nước lá dứa khi uống. Nước sạch sẽ giúp bạn phòng ngừa được nguy cơ nhiễm độc cho cơ thể, đồng thời giữ được hương vị thơm ngon của nước lá dứa.

Vậy là chúng tôi đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi uống nước lá dứa có tác dụng gì qua những nội dung vừa nêu ở trên. Có thể nói rằng, nước lá dứa uống rất tốt và lành tính nhưng nó chỉ đúng khi bạn dùng đúng liều lượng và sử dụng nguồn nước sạch để nấu. Vậy nên hãy liên hệ ngay với Primer nếu gia đình bạn chưa có máy lọc nước bạn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *