Sự khác nhau của kiềm lõi và điện kiềm

Nước ion kiềm hiện đang rất được ưa chuộng và được sử dụng ngày càng nhiều. Để tạo ra loại nước này, có 2 phương pháp được sử dụng phổ biến, đó là dùng lõi kiềm và dùng điện cực. Trong bài viết này, Primer sẽ giúp bạn giải đáp sự khác nhau của kiềm lõi và điện kiềm.

Sự khác nhau của kiềm lõi và điện kiềm

Nước ion kiềm có thể được tạo ra sau khi nước đi qua lõi kiềm hoặc qua buồng điện phân. Với mỗi phương pháp thì nước được tạo ra lại có những đặc trưng riêng. Tuy nhiên chúng đều có tính kiềm và giàu hydrogen, khoáng chất. Để hiểu rõ hơn về 2 phương pháp tạo nước kiềm này, chúng ta sẽ cùng đi phân tích các vấn đề sau:

Khái niệm

  • Lõi tạo ion kiềm là một lõi chức năng có vai trò là biến đổi nước thông thường thành nước ion kiềm. Lõi này được làm từ các vật liệu chứa khoáng chất như canxi, magie, kali,… Chúng thường được sử dụng trong các hệ thống lọc nước gia đình hoặc lọc công nghiệp nhằm cải thiện chất lượng nước bằng cách giúp nước trở nên giàu khoáng chất, có độ pH cao trên 7, từ đó giúp cơ thể hấp thụ nước và cân bằng độ pH trong cơ thể tốt hơn.
Lõi ion kiềm
Lõi ion kiềm
  • Điện cực có thể được làm từ vật liệu titan phủ platinum hoặc cực điện phân Magie. Nhiệm vụ của những tấm điện cực này chính là phân tách, tái cấu trúc phân tử nước để nước được tạo ra không chỉ có tính kiềm mà còn có cấu trúc phân tử siêu nhỏ, giàu hydrogen, khoáng chất.
Tấm điện cực
Tấm điện cực

Nguyên lý hoạt động

Mặc dù đều là những pương pháp lọc nước để tạo ra nước có tính kiềm nhưng kiềm lõi và điện kiềm lại khác nhau về nguyên lý hoạt động và cách thức tạo ra nước kiềm.

Lõi kiềm

Nguyên lý hoạt động: Lõi kiềm hoạt động thông qua việc sử dụng các vật liệu có chứa khoáng chất kiềm để làm tăng độ pH của nước. Những khoáng chất này thường là canxi, magie, kali. Chúng sẽ được thêm vào nước để tăng thêm độ kiềm.

Cách thức tạo ra nước kiềm: Nước sẽ chảy qua lõi lọc có chứa các khoáng chất kiềm để được nâng độ pH, bổ sung chất khoáng làm giàu kiềm.

Điện kiềm

Nguyên lý hoạt động: Ion điện kiềm sử dụng phương pháp điện phân để tách nước thành các phân tử ion axit và ion kiềm. Bằng cách này, nước sẽ được chia ra thành nước kiềm và nước axit. Tùy vào số lượng các tấm điện cực mà độ rộng của dải pH cũng có sự khác nhau. Với những dòng máy có ít tấm điện cực thì loại nước được tạo ra là nước kiềm.

Cách thức tạo ra nước kiềm: Máy ion điện kiềm có 2 phần chính, đó là phần anot và phần cathot. Khi nước chảy qua 2 điện cực này và được điện phân, nước kiềm sẽ được tạo ra ở điện cực âm cathot.

Nên mua máy lọc nước kiềm lõi hay điện kiềm

Nên mua máy lọc nước kiềm lõi hay điện kiềm
Nên mua máy lọc nước kiềm lõi hay điện kiềm

Cả máy lọc nước kiềm lõi và điện kiềm đều tạo ra nước kiềm. Việc bạn quyết định chọn mua loại máy nào sẽ phụ thuộc vào mốt số yếu tố như sau:

  • Khả năng tài chính: Máy lọc nước kiềm lõi thường có giá thành thấp hơn máy điện kiềm. Nguyên nhân là do chi phí của lõi kiềm thấp hơn bộ điện cực. Vậy nên nếu bạn dư dả tài chính, bạn có thể cân nhắc dòng máy điện kiềm. Với các dòng máy điện kiềm nội địa, giá có thể dao động khoảng từ chục triệu đến vài chục triệu đồng. Còn máy nhập ngoại thì giá thành có thể lên tới trên 100 triệu. Trong khi đó, giá máy kiềm lõi giá thành có thể từ vài triệu trở lên.
  • Nhu cầu dùng nước: Nếu bạn chỉ cần nước kiềm để sử dụng, bạn có thể dùng máy lõi kiềm và máy điện kiềm. Tuy nhiên nếu bạn muốn dùng cả nước kiềm và nước axit, sự lựa chọn của bạn chỉ là máy điện kiềm.
  • Chất lượng nước: So với nước kiềm được tạo ra từ lõi thì máy điện kiềm tạo ra nước có nhiều đặc tính tốt hơn.

Hy vọng những thông tin về sự khác nhau của kiềm lõi và điện kiềm mà Primer vừa cung cấp đã giúp các bạn hiểu hơn về 2 dòng máy này. Việc chọn mua loại máy lọc nước nào sẽ còn tùy thuộc vào một số yếu tố mà chúng tôi vừa chia sẻ ở trên. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các máy lõi kiềm và điện kiềm, hãy liên hệ với Primer theo số hotline 1900 98 98 35.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *