Sốt xuất huyết uống nước dừa được không? Cách uống nước dừa khi bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết uống nước dừa được không là thắc mắc của rất nhiều người bởi lẽ, nước dừa có thể giúp cơ thể giải nhiệt, cầm máu, giải độc và lợi tiểu. Không chỉ giúp cơ thể giải khát mà nước dừa còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể làm hạ sốt. Vậy sốt xuất huyết có uống nước dừa được không? Cùng Primer giải đáp thắc mắc này bạn nhé.

Sốt xuất huyết là gì?

Trước khi giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi sốt xuất huyết uống nước dừa được không, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng Dengue gây ra. Bệnh thường có các triệu chứng là đau đầu, sốt cao, đau khớp và cơ, buồn nôn, nôn mửa, phát ban,… Nếu thấy có những dấu hiệu này, bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để làm các xét nghiệm kiểm tra để có phương hướng điều trị bệnh phù hợp.

sốt xuất huyết có uống nước dừa được không
Sốt xuất huyết là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng Dengue gây ra

Hiện nay, sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc đặc trị nên ngoài việc điều trị triệu chứng, người bệnh cần được bổ sung các dinh dưỡng cần thiết để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Trong chế độ ăn của người bệnh cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu protein (thịt, cá, sữa…), vitamin (A, C,…) và khoáng chất (kẽm, sắt,…) để tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Sốt xuất huyết uống nước dừa được không?

Khi bị sốt xuất huyết, ngoài việc ăn các loại thức ăn lỏng, mềm như cháo, súp, sữa chua…, người bệnh cần bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể, tránh tình trạng mất nước do sốt cao gây ra. Người bệnh có thể bổ sung nước điện giải oresol, nước lọc hoặc các loại nước trái cây đều được.

Trong các loại nước trái cây thì nước dừa được đánh giá là một trong những loại thức uống đặc biệt tốt cho người bệnh sốt xuất huyết. Bởi lẽ nước dừa là nguồn nước tự nhiên, chứa nhiều loại khoáng chất và chất điện giải cần thiết cho cơ thể.

Trong nước dừa có đến 95.5% là nước, 4% carbohydrate, 0.5mg% sắt, 2.2 – 3.7 mg% vitamin C, 0.4% chất vô cơ, 0.1% lipid, 0.02% canxi, 0.1% protein, 0.01% photpho cùng nhiều axit amin (alanin, cysteine, arginin và serin) và vitamin nhóm B khác.

Sốt xuất huyết có uống nước dừa được không
Nước dừa được đánh giá là một trong những loại thức uống đặc biệt tốt cho người bệnh sốt xuất huyết

Chính vì vậy, uống nước dừa chính là cách tốt để bổ sung lượng chất lỏng đã mất đi trong cơ thể. Không chỉ giúp bù nước, hạ sốt, nước dừa được lấy trong điều kiện vô khuẩn còn có thể thay thế cho dung dịch truyền và dùng để pha chế thuốc.

Cách xử lý bệnh sốt xuất huyết tại nhà

Đối với những trường hợp bị sốt xuất huyết nhẹ, bệnh nhân có thể được chăm sóc và theo dõi tại nhà. Lúc này, bệnh nhân cần phải được nghỉ ngơi và chú ý theo dõi tình trạng sốt. Bệnh nhân cần mặc quần áo thoáng, không đắp chăn kín người và dùng khăn lau nước ấm để hạ sốt.

Với trường hợp sốt cao trên 38,5 độ C, bạn có thể cho bệnh nhân dùng thuốc Paracetamol để hạ sốt theo liều lượng là 10 – 15mg/kg. Lưu ý tuyệt đối không sử dụng Ibuprofen và Aspirin để hạ sốt. Đồng thời cho bệnh nhân uống nhiều nước, bù nước bằng dung dịch điện giải orezol pha theo chỉ dẫn.

Hướng dẫn cách uống nước dừa khi bị sốt xuất huyết

Cách uống nước dừa khi bị sốt xuất huyết
Cách uống nước dừa khi bị sốt xuất huyết

Theo Đông y, nước dừa có tính âm cao nên chúng ta không nên lạm dụng, mỗi ngày chỉ nên uống từ 1 – 2 quả. Những người bị hàn lạnh, âm thịnh dương suy thì nên kiêng nước dừa. Nếu những người này muốn uống nước dừa thì nên cho thêm vài lát gừng, một chút ít muối để khử bớt tính hàn và tăng dương tính.

Với những người đang bị sốt xuất huyết, bạn có thể cho họ uống nước dừa nhưng lưu ý là không nên pha thêm bất cứ thứ gì vào nước. Hãy cho họ uống trực tiếp nước dừa tươi, sau đó là ăn cơm dừa. Còn với những trường hợp người bệnh có bệnh lý khác như đái tháo đường, huyết áp thấp, suy thận hoặc có rối loạn điện giải thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Nước dừa tuy tốt nhưng không thể thay thế được cho nước lọc. Chính vì vậy, bạn vẫn cần phải bổ sung nước lọc khi đang bị sốt xuất huyết để đảm bảo bù nước đầy đủ cho cơ thể. Hãy nhớ sử dụng nước đã được lọc sạch qua hệ thống máy lọc nước công nghiệp hoặc máy lọc nước RO gia đình để đảm bảo chất lượng nguồn nước uống.

Trong quá trình chăm sóc tại nhà, bạn nên chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và đưa đi tái khám thường xuyên từ ngày thứ 3 của bệnh để theo dõi số lượng tiểu cầu trong máu. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường có thể chuyển biến nặng như vật vã, chân tay lạnh, li bì, nôn nhiều, chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi ngoài phân đen,… bạn cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế khám lại ngay để có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Sử dụng nước đã được lọc sạch qua hệ thống máy lọc nước công nghiệp để đảm bảo an toàn
Sử dụng nước đã được lọc sạch qua hệ thống máy lọc nước công nghiệp để đảm bảo an toàn

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là căn bệnh rất dễ truyền nhiễm qua muỗi vằn nên việc tránh bị muỗi đốt và tiêu diệt loài muỗi này chính là cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất. Để làm được việc đó, các bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:

  • Luôn giữ vệ sinh nơi ở, nơi làm việc sạch sẽ.
  • Những nơi chứa nước hoặc có thể bị nước đọng như bể chứa nước, chậu, chum, vại,… cần được dọn sạch và đậy kín để hạn chế muỗi sinh sản, phát triển.
  • Mặc quần áo dài khi tiếp xúc với bệnh nhân bị sốt xuất huyết.
  • Sử dụng các biện pháp phòng tránh muỗi như dùng bình xịt côn trùng, vợt muỗi, mắc màn,….
  • Phun thuốc diệt muỗi trong và ngoài nhà, nhất là vào những mùa cao của điểm dịch bệnh.
Phun thuốc diệt muỗi trong và ngoài nhà
Phun thuốc diệt muỗi trong và ngoài nhà

Vậy là Primer đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi sốt xuất huyết uống nước dừa được không qua nội dung bài viết trên. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc sức khỏe tốt hơn khi bị sốt xuất huyết. Nếu có nhu cầu mua máy lọc nước RO, hãy nhấc máy lên và liên hệ với chúng tôi theo số Hotline 1900 98 98 35 ngay hôm nay bạn nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *