Tại Việt Nam, nguồn nước cấp đầu vào chủ yếu là nước sông, hồ,…. Nguồn nước này sau đó sẽ được xử lý tại nhà máy cấp nước rồi mới dẫn tới các hộ gia đình nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, tưới tiêu. Trong bài viết ngày hôm nay, Primer sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy trình lọc nước RO công nghiệp và xử lý nước cấp dùng cho sinh hoạt.
Quy trình lọc nước RO công nghiệp
Quy trình lọc nước RO công nghiệp sẽ trải qua 3 giai đoạn sau:
Quy trình lọc thô, lọc tinh
Nước đầu vào sẽ trải qua quá trình lọc thô để loại bỏ các tạp chất, cặn bẩn,… trước khi đến các quy trình xử lý tiếp theo. Quá trình này sẽ diễn ra như sau:
– Nước được bơm từ nguồn cấp sau đó đi qua vài cột lọc đa năng và hệ thống lọc cặn tinh. Bơm sẽ hút nước và đẩy vào hệ thống lọc thô với 3 cột lọc chuyên dụng, đó là:
- Cột lọc 1: Giúp xử lý các tạp chất, chất rắn lơ lửng, kim loại nặng có trong nước. Màng lọc của hệ thống này có kích thước khe lọc 5 micron, giúp loại bỏ các cặn bẩn có kích thước trên 5 micron trước khi đưa vào các giai đoạn xử lý nước tiếp theo.
- Cột lọc 2: Có thành phần chính là than hoạt tính cao cấp, giúp khử mùi, khử màu và tăng cường làm trong nước.
- Cột lọc 3: Có tác dụng là xử lý độ cứng của nước, giúp làm mềm nước để bảo vệ hệ thống màng lọc RO không bị tắc.
– Nước sau khi đi qua 3 hệ thống lọc thô sẽ được đẩy tới hệ thống lọc cặn tinh. Màng lọc của hệ thống này có kích thước 1 micron, giúp loại bỏ các cặn bẩn có kích thước trên 1 micron. Mục đích của hệ thống lọc tinh là ngăn chặn sự xuất hiện của các cặn bẩn sau quá trình lọc thô, giúp bảo vệ màng lọc RO công nghiệp được tốt hơn.
>> Tham khảo ngay: Máy lọc nước công nghiệp Primer công suất lớn
Quy trình xử lý nước tại màng RO
Nước sẽ được máy bơm hút lên rồi đẩy trực tiếp qua màng lọc RO. Màng RO có kích thước siêu nhỏ chỉ 0.0001 micron giúp loại bỏ gần như hoàn toàn các tạp chất, kim loại nặng, hóa chất, vi khuẩn, virus,… có trong nước.
Quy trình diệt khuẩn, khử trùng và bù khoáng
Tùy vào yêu cầu về chất lượng nước sau lọc mà thiết bị có trong hệ thống này có thể bao gồm các loại như máy Ozone, đèn UV diệt khuẩn, bộ lọc cặn, lõi lọc chức năng…
- Máy Ozone: Là thiết bị được gắn vào bồn nước thành phẩm với mục đích là sát khuẩn, khử trùng cho nước.
- Bộ lọc cặn tinh khiết 1 micron: Được sử dụng sau bồn thành phẩm để lọc bỏ các cặn phát sinh từ bồn thành phẩm, đồng thời tạo ra bức tường chắn bảo vệ đèn diệt khuẩn UV khỏi những tác động có thể gây hư, vỡ.
- Hệ thống đèn diệt khuẩn UV: Tiêu diệt các vi khuẩn còn sót lại.
- Lõi chức năng: Nước sau khi qua màng RO sẽ trở thành nước tinh khiết, tức là không chứa cả những khoáng chất có lợi cho cơ thể. Chính vì vậy mà nó cần được đi qua thêm hệ thống lõi chức năng để tạo khoáng và tạo vị cho nước.
Quy trình lọc nước cấp sinh hoạt
Quy trình lọc nước cấp sinh hoạt sẽ trải qua các bước sau:
Bước 1: Lọc cặn qua song chắn và làm thoáng nước
Nguồn nước cấp lấy từ các sông, hồ, nước ngầm,.. sẽ được bơm vào bể chứa nước qua song chắn. Song chắn này có tác dụng là ngăn chặn rác thải, bùn cát,…. đi vào bể chứa nước. Sau đó, khí sẽ được sục vào bể chứa để làm giảm mùi, khử kim loại nặng như sắt, mangan và tiêu diệt một số loại vi khuẩn, đồng thời làm tăng PH của nước.
Bước 2: Quá trình keo tụ và tạo bông các hạt cặn lơ lửng
Ở quá trình này, hóa chất keo tụ, tạo bông sẽ được sử dụng để lọc bỏ các cặn lơ lửng có trong nước. Khi hòa vào nước, các hạt cặn này sẽ kết dính lại với nhau để tạo thành những hạt lớn, sau đó lắng đọng xuống đáy bể và kết dính trên bề mặt của lớp vật liệu lọc
Hiện nay, loại hóa chất dùng để keo tụ được sử dụng phổ biến vẫn là phèn nhôm hoặc PAC.
Bước 3: Bể lắng cát và loại bỏ lớp bùn
Quá trình làm lắng các cặn lơ lửng trong nước có thể được thực hiện theo một trong những cách sau:
- Lắng trọng lực: Khi các hạt cặn có trọng lượng đủ lớn, chúng sẽ lắng xuống đáy bể.
- Dùng lực ly tâm tác động vào các hạt cặn: Được sử dụng trong bể lắng ly tâm và xiclon thủy lực.
- Dùng lực đẩy nổi của các bọt khí: Các hạt khí sẽ bám dính vào các cặn.
Lớp bùn lắng xuống đáy bể sẽ được bơm hút ra ngoài, sau đó nén lại và dùng làm phân bón.
Bước 4: Lọc nước qua bể cát chậm và lọc bể cát nhanh
Đây là quá trình giữ lại các hạt lơ lửng có kích thước lớn hơn lỗ lọc cùng lớp keo sắt, keo hữu cơ khiến nước có màu và bị đục. Lớp keo này có kích thước lớn hơn lỗ lọc nhiều lần nhưng lại có khả năng kết dính và hấp thụ lên bề mặt hạt của lớp vật liệu lọc rất tốt.
Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình lọc tại bể cát chậm và lọc bể cát nhanh bao gồm:
- Kích thước hạt lọc và sự phân bố của các cỡ hạt trong lớp vật liệu lọc.
- Kích thước, hình dạng, trọng lượng riêng cùng với khả năng kết dính của các cặn lơ lửng trong nước.
- Tốc độ lọc, chiều cao bể lọc và thành phần của lớp vật liệu lọc.
- Chênh lệch áp lực của quá trình lọc nước.
- Nhiệt độ và độ nhớt của nước.
Bước 5: Khử trùng
Ở quá trình này, hóa chất khử trùng thường được sử dụng vì nó mang lại hiệu quả cao và giá thành thì rẻ, trong đó Clo là hóa chất được dùng nhiều nhất. Ngoài hóa chất thì chúng ta có thể dùng đèn UV, tia tử ngoại hoặc đun sôi nước để khử trùng.
Sau khi trải qua toàn bộ các quy trình trên, bạn có thể sử dụng nguồn nước này trong sinh hoạt. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt là tốt nhất, bạn nên sử dụng bộ lọc nước đầu nguồn. Với công nghệ lọc RO, bộ lọc nước đầu nguồn sẽ loại bỏ gần như hoàn toàn các chất bẩn, kim loại nặng, virus, vi khuẩn có trong nước, mang lại nguồn nước sạch tinh khiết dùng cho ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
Trên đây là quy trình lọc nước mà Primer muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn đang quan tâm đến bộ lọc nước đầu nguồn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline 1900 98 98 35 ngay hôm nay bạn nhé.