Phèn chua là gì? Phèn chua được biết đến là một loại nguyên liệu quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Nó được ứng dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm và xử lý nước. Để hiểu rõ hơn về các ứng dụng của phèn chua, các bạn hãy cùng Primer dành một chút thời gian để theo dõi nội dung bài viết ngày hôm nay bạn nhé.
Phèn chua là gì?
Phèn chua hay còn gọi là phèn nhôm là muối sulfat kép của nhôm và kali và nhôm. Nó thường được tìm thấy ở dạng tinh thể khi ngậm 24 phân tử nước. Do đó, công thức của phèn chua là KAl(SO4)2-12H2O hoặc K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Trong công nghiệp, phèn chua được sản xuất bằng cách thêm kali sunfat K2SO4 vào dung dịch nhôm sunfat Al2(SO4)3 đậm đặc.
Tính chất của phèn chua là gì
- Phèn chua tồn tại ở dạng tinh thể nhỏ, có kích thước không đồng đều, không màu hoặc có màu trắng (trắng trong hoặc trắng đục).
- Phèn chua có vị chát chua, ít tan trong nước lạnh nhưng lại tan vô hạn trong nước nóng và không tan trong cồn. Do đó, chúng ta có thể tinh chế nó một cách dễ dàng bằng cách kết tinh lại trong nước. Khi nung nóng ở nhiệt độ cao, phèn chua sẽ chuyển sang dạng xốp, nhẹ và được gọi là khô phàn hoặc phàn phi.
- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của phèn chua lần lượt là khoảng 92 – 93 độ C và khoảng 200 độ C.
- Phèn chua có độc không? Câu trả lời là không bạn nhé. Trong phèn chua chỉ có khoảng 10% nhôm và với mức này, nó sẽ không gây hại cho sức khỏe con người.
Phèn chua có tác dụng gì? Ứng dụng của phèn chua trong thực tế
Sau khi đã hiểu rõ về khái niệm phèn chua là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các tác dụng và ứng dụng của phèn chua bạn nhé. Cụ thể thì phèn chua sẽ có những ứng dụng chính như sau:
Trong công nghiệp
Trong công nghiệp sản xuất giấy, phèn chua được dùng để giúp cho giấy không bị nhoè mực khi viết. Cụ thể, người ta sẽ cho giấy vào hỗn hợp dung dịch phèn chua, muối ăn và nhôm clorua để tạo nên phản ứng trao đổi thuỷ phân, từ đó tạo ra hidroxit. Hidroxit này sẽ kết dính những sợi xenlulozo lại với nhau và giúp cho giấy sẽ không bị nhoè mực khi viết.
Đối với ngành công nghiệp dệt, phèn chua có tác dụng làm chất cắn màu, giữ cho màu vải được bền đẹp, khó phai.
Trong y học
Trong y học, phèn chua có rất nhiều ứng dụng. Cụ thể là:
Loại bỏ mùi hôi trên cơ thể
Để loại bỏ mùi hôi trên cơ thể, bạn hãy đem phèn chua rang lên, sau đó tán nhỏ, xay nhuyễn mịn rồi cho vào hộp kín. Sau khi tắm rửa sạch sẽ và lau khô, bạn hãy dùng bột này xoa đều lên vùng cơ thể có mùi. Thành phần nhôm sunfat có trong phèn chua sẽ giúp khử mùi cho cơ thể khi mồ hôi tiết ra.
Làm giảm các vết loét, vết thương hở ngoài da
Nhờ có khả năng sát trùng hiệu quả, phèn chua được sử dụng để hỗ trợ phục hồi các tế bào bị tổn thương, đồng thời ức chế các loại vi khuẩn, virus có hại tại những vùng da bị viêm loét. Không những vậy, phèn chua còn được dùng trong điều trị các vết bỏng. Tuy nhiên, vì có tính chua nên nó có thể khiến bệnh nhân bị xót khi sử dụng.
Khử mùi hôi miệng
Với đặc tính sát trùng và khử mùi rất tốt, phèn chua giúp loại bỏ vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng. Bạn chỉ cần pha phèn chua với nước và súc miệng bằng dung dịch này là mùi hôi trong miệng sẽ giảm đi đáng kể. Thực hiện việc này thường xuyên cũng giúp ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn có hại, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tai, mũi, họng và răng.
Giúp cầm máu hiệu quả
Có một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phèn chua có tác dụng cầm máu khá hiệu quả. Bạn chỉ cần rắc bột phèn chua lên vết thương là tình trạng chảy máu sẽ giảm đi đáng kể. Không chỉ giúp cầm máu, phèn chua còn giúp làm giảm đi khả năng nhiễm trùng vết thương.
Hỗ trợ điều trị bệnh nấm da và nước ăn chân
Phèn chua có khả năng ức chế vi khuẩn và kiểm soát hoạt động của một số loại nấm gây bệnh ngoài da nên nó thường được dùng để điều trị một số bệnh nấm da thường gặp. Bạn chỉ pha 2 – 3 thìa canh bột phèn chua vào nước ấm, sau đó ngâm chân trong khoảng 20 phút là có thể giảm đi đáng kể tình trạng ngứa ngáy, đồng thời ngăn ngừa tình trạng nấm lây lan ra các vùng khác. Sau khi ngâm chân xong, bạn cần lau khô chân và hạn chế tiếp xúc với nước để bệnh nhanh khỏi.
Làm giảm các nếp nhăn và se khít lỗ chân lông
Để nuôi dưỡng làn da và ngăn ngừa quá trình lão hóa, bạn có thể kết hợp phèn chua với các nguyên liệu thiên nhiên như nghệ, khoai tây, nha đam, cà chua… Phèn chua với tác dụng se khít lỗ chân lông khi kết hợp cùng các loại nguyên liệu trên sẽ tạo thành một hỗn hợp giúp da duy trì được độ đàn hồi, căng mướt, từ đó làm giảm đi nguy cơ hình thành các nếp nhăn.
Hỗ trợ điều trị viêm nhiễm âm đạo
Khi muốn sử dụng phèn chua để hỗ trợ điều trị vấn đề viêm nhiễm âm đạo, bạn chỉ cần pha phèn chua với nước ấm, sau đó dùng dung dịch này để ngâm và rửa vùng kín. Tuy nhiên bạn cần phải chú ý đến tần suất sử dụng vì phèn chua có thể khiến âm đạo bị khô.
Hỗ trợ điều trị vấn đề da mụn
Nguyên nhân gây mụn trên da là do vi khuẩn gây ra, chủ yếu là vi khuẩn P. acnes. Nếu không may bị mụn, bạn có thể dùng phèn chua thoa lên đầu mụn. Phèn chua sẽ ức chế vi khuẩn, làm khô cồi mụn và giảm sưng viêm đáng kể.
Cải thiện tình trạng bệnh tiêu chảy
Vì có đặc tính hút ẩm nên phèn chua còn được sử dụng để điều trị bệnh tiêu chảy. Bạn chỉ cần hòa một thìa cà phê phèn chua với nước ấm rồi cho người bệnh uống. Dung dịch này có thể làm giảm lượng nước trong ruột kết và ngăn ngừa tình trạng đi ngoài phân lỏng.
Trong đời sống sinh hoạt
Phèn chua có hiệu quả trong việc chống gỉ sét cho chảo sắt và chảo nhôm. Bạn chỉ cần đổ đầy nước vào chảo mới mua, sau đó hòa một ít phèn chua vào đó rồi đun sôi chảo trong khoảng 15 – 20 phút. Cách này sẽ giúp bảo vệ chảo của khỏi tình trạng bị gỉ sét sau một thời gian sử dụng lâu ngày.
Đối với quần áo mới mua về, bạn có thể ngâm nó với nước phèn chua trong khoảng 1 giờ trước khi giặt. Cách này sẽ giúp cho quần áo của bạn duy trì được độ bền màu của vải, khi giặt ít bị phai màu.
Trong chế biến thực phẩm
- Để làm sạch nhớt cá hoặc lòng heo, bạn chỉ cần dùng phèn chua chà xát lên cá hoặc lòng heo, sau đó rửa sạch lại với nước là được. Không chỉ giúp làm sạch nhớt mà nó còn giúp khử mùi hôi cho lòng và giảm mùi tanh của cá.
- Phèn chua giúp làm tăng độ trắng và giòn cho thực phẩm như dưa chua, mứt.
- Ngâm trứng trong dung dịch phèn chua 5% trong vòng 15 phút sẽ giúp trứng tươi lâu hơn.
- Phèn chua được dùng làm bột nở để làm bánh nướng. Bánh sẽ nở khi được nướng trong lò chứ không nở khi nhào bột.
Phèn chua được dùng để làm trong nước đục
Khi hòa tan phèn chua vào nước, phản ứng hóa học tạo kết tủa sẽ xảy ra.
Al3+ + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3H+ .
Trong phản ứng này, Al(OH)3 là chất kết tủa ở dạng keo và keo này sẽ dính lấy các hạt bụi, cặn lơ lửng trong nước. Khi đủ trọng lượng, chúng sẽ chìm xuống đáy và chúng ta có thể loại bỏ chúng khỏi nguồn nước.
Cách sử dụng: Pha 1g phèn chua (một miếng to bằng khoảng nửa đốt ngón tay) với 20 lít nước, sau đó múc một gáo nước, hòa lượng phèn tương đương với thể tích nước cần làm trong rồi cho vào dụng cụ chứa nước và khuấy đến khi tan hết phèn. Tiếp đó, bạn chỉ cần chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong là được.
Sử dụng phèn chua tuy có thể làm trong nước nhưng nó không thể loại bỏ được các chất độc hại, vi khuẩn, virus có trong đó. Thay vì dùng phèn chua, bạn nên dùng máy lọc nước RO công nghiệp để làm sạch nước. Nhờ ứng dụng công nghệ lọc hiện đại, nước sau khi trải qua hệ thống các cấp lọc cùng màng RO và đèn UV khử khuẩn sẽ trở nên sạch tinh khiết, an toàn theo tiêu chuẩn nước sạch của Bộ Y tế.
Để mua máy lọc nước RO công nghiệp, các bạn có thể liên hệ với Primer theo số Hotline 1900 98 98 35 hoặc để lại số điện thoại trên website primer.vn. Chúng tôi sẽ liên hệ lại để tư vấn và báo giá cho bạn trong thời gian sớm nhất. Nếu thấy bài viết phèn chua là gì hữu ích, hãy chia sẻ ngay đến bạn bè của mình bạn nhé.