Nước thải là gì? Các bước của quy trình xử lý nước thải

Nước thải là gì? Nước thải là nguồn nước được tạo ra sau quá trình sử dụng của con người và được biết tới là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nước thải là gì và quy trình xử lý nước thải ra sao.

Nước thải là gì?

Nước thải là nước được thải ra sau khi đã sử dụng và có chứa các tác nhân gây ô nhiễm. Nước thải có thể bắt nguồn từ các hộ gia đình, các trường học, bệnh viện, các nhà máy sản xuất công nghiệp,….

Nước thải là gì
Nước thải là gì

Nước thải đô thị thường được dẫn qua hệ thống ống cống đến nhà máy xử lý nước thải. Còn nước thải được tạo ra ở khu vực không tiếp cận được với hệ thống thoát nước sẽ được xử lý bằng hệ thống xử lý tại chỗ. Thường thì hệ thống này sẽ có 1 bể phốt, 1 đơn vị xử lý tại chỗ và ruộng tiêu nước.

Thành phần của nước thải là gì

Trong nước thải có hơn 95% là nước, còn lại là các chất ô nhiễm, ví dụ như:

– Nhu cầu sinh hóa – BOD

BOD là thước đo lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước. Khi được xả ra ao hồ, nó sẽ lấy đi oxy của các loài sinh vật sống trong đó. Nước thải sinh hoạt thường có chỉ số BOD là 200mg/l.

– Tổng chất rắn hòa tan – TDS

TDS là tổng lượng ion tích điện bao gồm các khoáng chất, kim loại hòa tan trong 1 đơn vị thể tích nước. Chỉ số TDS có liên quan trực tiếp tới chất lượng nguồn nước.

– Tổng chất rắn lơ lửng – TSS

TTS là lượng chất rắn lơ lửng có kích thước cụ thể trong nước thải. Khi thải vào môi trường nước mà không xử lý trước, TSS có thể mang theo vi sinh vật gây bệnh, khiến mang cá bị tắc nghẽn,….

– Mầm bệnh

Trong nước thải có sự tồn tại của nhiều loại virus, vi khuẩn gây bệnh
Trong nước thải có sự tồn tại của nhiều loại virus, vi khuẩn gây bệnh

Trong nước thải có sự tồn tại của nhiều loại virus, vi khuẩn gây bệnh. Chính vì vậy mà khi ngấm qua đất và vào mạch nước ngầm, nó có thể khiến nguồn nước ngầm bị ô nhiễm.

– Chất dinh dưỡng

Nước thải từ hoạt động chế biến thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nó cung cấp dưỡng chất cho các loài tảo độc nở hoa, khiến nước thiếu oxy và nguyên nhân khiến nhiều loài sinh vật sống trong

Phân loại nước thải như thế nào?

Dựa vào nguồn gốc phát sinh, nước thải được chia ra làm 4 loại khác nhau, cụ thể là:

Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt là loại nước thải phát sinh từ quá trình sinh hoạt hàng ngày của con người, bao gồm:

  • Nước thải đen: Các chất thải từ hệ bài tiết, tiêu hóa của con người như nước tiểu, phân, giấy vệ sinh đã qua sử dụng,….
  • Nước thải xám: Phát sinh từ hoạt động tắm rửa, giặt giũ, rửa các đồ dùng trong nhà,….
  • Chất thặng dư dạng lỏng tồn đọng: Là các chất lỏng tồn dư trong nguồn nước như đồ uống, sơn, chất tẩy rửa, dầu ăn,….

Nước thải đô thị

Nước thải đô thị bao gồm các dòng chảy được rửa trôi trên mái nhà, đường phố, bãi đỗ xe, đường ray, đường cao tốc, vỉa hè,… Chính vì thế mà nguồn nước thải này có chứa rất nhiều bụi bẩn, xăng dầu, kim loại, dầu mỡ,…. Nguồn nước thải này hầu như không được xử lý mà chảy thẳng xuống hệ thống thoát nước, sông, hồ,… Theo thời gian, các chất ô nhiễm sẽ ngấm vào đất và nguồn nước của thành phố, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, thậm chí còn là nguyên nhân phát sinh dịch bệnh.

Nước thải đô thị chứa nhiều tạp chất, dầu mỡ, bụi bẩn,...
Nước thải đô thị chứa nhiều tạp chất, dầu mỡ, bụi bẩn,…

Nước thải y tế

Thành phần của nước thải y tế vô cùng phức tạp và nó có chứa nhiều mầm bệnh gây nguy hiểm cho con người và động vật. Loại nước thải này phát sinh từ quá trình điều trị bệnh hoặc nghiên cứu, nuôi cấy mô, mẫu bệnh phẩm,… Vậy nên nước thải y tế cần phải được xử lý nghiêm ngặt trước khi thải vào môi trường, tránh lây lan mầm bệnh.

Nước thải công nghiệp

Nước thải công nghiệp bao gồm các loại sau:

  • Nước mưa thoát ra từ các nhà máy công nghiệp: Nước mưa sau khi rơi xuống các nhà máy công nghiệp bị ô nhiễm bởi cát, phù sa, hóa chất dư thừa, dầu,…. có trên đường di chuyển của nó tới cống thoát nước.
  • Nước làm mát công nghiệp: Là loại nước được sử dụng trong các nhà máy với mục đích là hỗ trợ diệt khuẩn bằng hóa chất hoặc phương pháp nhiệt hóa.
  • Nước chế biến: Nước dùng để rửa các loại rau, củ, quả, thịt,…. từ các nhà máy chế biến thực phẩm.

Ngoài ra, nước thải công nghiệp còn có nước thải từ hoạt động sản xuất dầu mỏ, khí đốt,…

Chi tiết quy trình xử lý nước thải

Có thể thấy rằng, nước thải tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại tới môi trường và cuộc sống của con người. Chính vì vậy mà chúng ta cần phải xử lý nước thải trước khi xả chúng ra ngoài môi trường. Trong nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc quy trình xử lý nước thải cơ bản nhất, cụ thể là:

Bước 1: Dẫn nước thải vào bể tiếp nhận để tách phần bùn thô ra khỏi nước thải. Lưu ý là trước khi vào bể, nước thải cần được lọc bỏ phần rác thô bởi hệ thống song chán rác.

Các bước của quy trình xử lý nước thải
Các bước của quy trình xử lý nước thải

Bước 2: Sau khi đi qua bể tiếp nhận, nước thải sẽ được đưa đến bể tách mỡ (nếu hệ thống có yêu cầu). Sau đó, nước thải sẽ được bơm lên thiết bị lược rác tinh để tách các chất thải rắn có kích thước nhỏ trước khi cho nó tự chảy xuống bể điều hòa. Lúc này, phần bùn tinh cũng đã được tách ra.

Bước 3: Nhiệm vụ của bể điều hòa là điều chỉnh lưu lượng và nồng độ của các chất ô nhiễm có trong nước thải trước khi cho nó chảy đến hệ thống xử lý phía sau. Tại đây, thiết bị thổi khí được cấp vào bể để xáo trộn nước, tránh hiện tượng kỵ khí.

Bước 4: Nước thải từ bể điều hòa được bơm lên bể keo tụ để tạo bông. Hóa chất được sử dụng tại bể này là PAC (chất trợ keo tụ) và Polymer (chất trợ tạo bông lắng). Những chất này có vai trò là liên kết và kích thích liên kết các chất cặn lơ lửng có trong nước thải để tạo ra các phân tử có kích thước lớn hơn. Khi đạt đến một khối lượng nhất định, chúng sẽ lắng xuống thành bùn thải.

Bước 5: Nước thải sẽ tự chảy qua hệ thống tuyển nổi và tại hệ thống này, hỗn hợp khí và nước thải sẽ được hòa trộn thành các bọt mịn dưới áp suất khí quyển. Các bọt khí khi tách ra khỏi nước sẽ kéo theo một số cặn lơ lửng và các váng dầu nổi. Lượng dầu mỡ và cặn này sẽ được tách khỏi nước thải bằng thiết bị gạt tự động dẫn về bể chứa bùn.

Bước 6: Nước thải được dẫn đến bể xử lý kỵ khí. Tại đây, nước thải sẽ tiếp xúc với lớp bùn kỵ khí và quá trình sinh hóa sẽ diễn ra trong lớp bùn này, bao gồm quá trình thủy phân, acetate hóa, axit hóa.

Bước 7: Nước thải sẽ được dẫn tới bể lắng để loại bỏ bùn (vi sinh vật). Bùn sau khi lắng xong sẽ được bơm tuần hoàn về bể kỵ khí và bể thiếu khí để duy trì nồng độ vi sinh vật trong bể. Phần bùn dư sẽ được bơm về bể chứa bùn. Phần bùn đã qua xử lý sẽ được thu gom lại.

Đây là các bước cơ bản của một quy trình xử lý nước thải thông dụng. Tuy nhiên, số bước xử lý có thể thay đổi (thêm hoặc bớt), tùy vào tính chất của từng loại nước thải cụ thể. Đối với những quy trình xử lý đặc biệt thì nó cũng đều tuân theo các bước chính là xử lý cơ học – xử lý hóa học – xử lý sinh học và xử lý bùn cặn.

Trên đây là những thông tin về nước thải là gì mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hiện nay, hệ thống xử lý nước thải của nước ta còn chưa được đầu tư nhiều, nước thải gần như được xả thẳng ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường nước. Vậy nên việc sử dụng máy lọc nước RO gia đình, máy lọc RO công nghiệp hoặc bộ lọc nước đầu nguồn là hết sức cần thiết. Nếu bạn quan tâm đến những sản phẩm này, hãy liên hệ ngay với Primer để được báo giá Tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *