Nước sạch là gì? Cách nhận biết và công nghệ xử lý nước sạch

Nước sạch là gì? Tiêu chuẩn nước sạch ra sao? Là vấn đề được người dân quan tâm và tìm hiểu rất nhiều hiện nay. Đặc biệt trong tình hình hiện tại nguồn nước sinh hoạt đang bị ô nhiễm nặng nề thì việc nhận biết đúng về nước sạch là kiến thức cần thiết cho mỗi người. Cùng Primer Group giải đáp những vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Nước sạch là gì? Đặc điểm của nước sạch?

Nước sạch là gì? Đặc điểm của nước sạch?
Nước sạch là nước đã được xử lý bởi nhà máy, đảm bảo đáp ứng đủ các tiêu chuẩn được bộ y tế ban hành

Mỗi người chúng ta đều có những khái niệm riêng về nước sạch, tuy nhiên điều chúng ta hiểu chưa chắc đã đúng. Vì vậy để có nhận định đúng nhất về nước sạch là gì? Hãy theo dõi ngay định nghĩa sau đây.

Nước sạch là nước đã trải qua quá trình xử lý bằng hệ thống lọc nước từ nhà máy, đảm bảo được các tiêu chí về độ sạch được Bộ y tế đưa ra trong Thông tư 05/2009/TT-BYT. Theo đó các tiêu chí như màu sắc, mùi vị, vi khuẩn, vi sinh vật, độ cứng, độ kiềm, chất rắn hòa tan, mức nhiễm xạ và các tạp chất có trong nước phải có nồng độ dưới hoặc bằng mức cho phép mà Bộ y tế quy định. Nước sau khi đã xử lý phải đảm bảo các tiêu chí đề ra mới được công nhận là nước sạch và an toàn cho người sử dụng. 

Nước sạch có một số đặc điểm được nói rõ trong Thông tư của Bộ y tế gồm:

  • Nước sạch phải là nước không màu – không mùi – không vị.
  • Nước không chứa các loại vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh cho cơ thể.
  • Nước không chứa các chất nhiễm xạ, các kim loại nặng.

>> Xem thêm: Nước ngầm là gì? Vai trò và cách xử lý nước ngầm hiệu quả

Vai trò của nước sạch là gì trong đời sống sinh hoạt?

Vai trò của nước sạch là gì trong đời sống sinh hoạt?
Nước sạch đóng vai trò quan trọng, là nguồn cung thiết yếu phục vụ đời sống của con người

Nước chiếm tới 70% trọng lượng cơ thể mỗi người và chúng ta có thể nhịn ăn trong cả tuần nhưng không thể không uống nước trong 3 – 4 ngày. Qua đó có thể thấy nước sạch đóng vai trò vô cùng quan trọng với con người. Để hiểu rõ hơn tầm quan trọng của nước sạch là gì, hãy tham khảo ngay những vai trò được liệt kê sau đây:

  • Nước sạch cung cấp nguồn khoáng chất dồi dào giúp cơ thể có thể vận chuyển các chất dinh dưỡng đi nuôi tế bào một cách tốt nhất. Trong nước có rất nhiều khoáng chất có lợi cho cơ thể, giúp chống lại một số bệnh liên quan tới đường ruột.
  • Nước là một dung môi lý tưởng tham gia vào quá trình chuyển hóa trao đổi chất trong cơ thể. 
  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày sẽ giúp đào thải các độc tố trong cơ thể qua hệ bài tiết. 
  • Nước giúp ổn định nhiệt độ cho cơ thể, giảm thiểu những bệnh lý liên quan tới gan. Bên cạnh đó nước còn giúp cơ thể giải phóng nhiệt trong môi trường có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cơ thể. 

>> Xem thêm: Nước nhiễm phèn là gì? Nguyên nhân, cách xử lý nước nhiễm phèn

Tiêu chuẩn của nước sạch ra sao?

Tiêu chuẩn của nước sạch ra sao?
Tiêu chuẩn nước sạch được quy định trong 3 thông tư lớn được bộ y tế ban hành

Tính tới thời điểm hiện tại, các tiêu chuẩn nước sạch được Bộ y tế đưa ra gồm 3 thông tư chính. Mỗi thông tư sẽ có những quy định riêng để phù hợp với từng thời điểm ban hành. Cụ thể 3 tiêu chuẩn được áp dụng rộng rãi hiện nay như sau:

Tiêu chuẩn nước sạch sinh hoạt QCVN 01:2009/BYT 

Đây là tiêu chuẩn được áp dụng cho nước sinh hoạt dùng trong ăn uống, nấu nướng. Vì vậy mà các chỉ tiêu quy định sẽ ở mức độ cao nhất nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng. 

Quy định này áp dụng cho các cá nhân, tổ chức, cơ quan khai thác kinh doanh hoạt động ăn uống. Bao gồm cả những cơ sở cung cấp nước sạch tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt với công suất 1000m3/ngày đêm trở lên.

Tiêu chuẩn nước sạch sinh hoạt QCVN 02: 2009/BYT ban hành tháng 6/2009

Quy chuẩn này được áp dụng với nước sinh hoạt dùng trong chế biến thực phẩm tại các cơ sở hoạt động kinh doanh chế biến thực phẩm. 

Đối tượng áp dụng bao gồm các cá nhân, cơ quan tổ chức, hộ gia đình có khai thác kinh doanh nước sạch sinh hoạt. Bao gồm cả những cơ sở cung cấp nước sạch tập trung cho mục đích sinh hoạt có công suất trên 1000m3/ngày đêm.

Tiêu chuẩn nước sạch sinh hoạt 6-1:20210/BYT

Quy chuẩn ban hành được áp dụng đối với nước được dùng để uống trực tiếp. Tiêu chuẩn này gồm những yêu cầu khắt khe hơn về hàm lượng vi sinh, khoáng chất….. có trong nguồn nước sinh hoạt cho cá nhân, hộ gia đình và các sản phẩm nước tinh khiết đóng chai.

Ngoài 3 tiêu chuẩn chính, Bộ y tế còn ban hành một số thông tư khác nhằm bổ sung vào những quy chuẩn mang tính giám sát nghiêm ngặt chất lượng nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Dựa vào đó, các cơ quan chức năng có thẩm quyền đánh giá và kiểm tra được chất lượng nguồn nước có đáp ứng đúng quy chuẩn ban hành hay không. Đồng thời có thể lấy đó làm cơ sở để người tiêu dùng đưa ra những nhận định của mình về chất lượng nước sinh hoạt hàng ngày.

>> Xem thêm: Quy chuẩn và tiêu chuẩn nước sinh hoạt mới nhất của Bộ Y Tế

Quy trình xử lý nước sạch là gì?

Thực tế quy trình xử lý nước sạch chính là quá trình thực hiện từng bước, từng công đoạn theo một quy chuẩn được xây dựng từ trước. Các bước trong quy trình được thực hiện tuần tự, nghiêm ngặt nhằm đảm bảo hiệu quả cao tại từng bước xử lý nước sạch, cụ thể như sau:

Quy trình xử lý nước sạch là gì?
Minh họa sơ đồ quy tình xử lý nước sạch

Bước 1: Lọc nước đầu vào bằng song chắn

Nguồn nước cấp đầu vào như nước sông, ao hồ, nước ngầm….. sẽ được bơm vào bể chứa có song chắn. Lớp song chắn này có tác dụng chặn lại các loại chất thải rắn, các vật trôi nổi, rác thải….. Sau đó tiến hành sục khí vào bể chứa để giảm mùi và khử đi các kim loại nặng trong nước như sắt, mangan. Đồng thời diệt đi một số loại vi khuẩn và làm tăng độ pH của nước.

Bước 2: Tiến hành keo tụ tạo bông cặn

Sử dụng hóa chất bổ trợ cho quá trình kết dính các tạp chất còn trong nước để tạo thành các hạt có kích cỡ lớn hơn, dễ lắng đọng xuống dưới đáy bể. Tại công đoạn này, người ta thường sẽ sử dụng hóa chất là phèn nhôm hoặc PAC để tạo keo tụ.

Bước 3: Bể lắng loại bỏ cát và bùn

Sau khi keo tụ các tạp chất thành các hạt có kích thước lớn dính vào lớp vật liệu lọc bên dưới, việc tiếp theo sẽ là loại bỏ tiếp lớp bùn lắng đọng bằng máy bơm. Bùn sẽ được hút ra bên ngoài và được nén lại để làm phân bón phục vụ trong ngành nông nghiệp.

Bước 4: Lọc bằng bể cát

Tiếp tục lọc nước qua bể cát để loại bỏ các vi sinh vật, tạp chất còn sót lại trong nước. 

Bước 5: Khử trùng nước sau lọc

Sử dụng các loại hóa chất khử trùng xử lý nước để loại bỏ vi khuẩn, vi sinh vật và các chất có hại. Clo là hóa chất được sử dụng nhiều nhất trong công đoạn này, ngoài clo bạn có thể sử dụng chiếu đèn UV để khử trùng. Nước sau khi đã khử trùng và loại bỏ hết cặn bẩn sẽ được đưa vào sử dụng. 

Lưu ý: Nước thu được sau quy trình xử lý không phải là nước tinh khiết, vì thế không thể uống được trực tiếp mà phải thông qua quá trình đun sôi. Nếu muốn uống trực tiếp không phải đun sôi, bạn có thể sử dụng máy lọc nước RO công nghiệp để lọc nước sau khi xử lý. 

Nước sinh hoạt khi qua máy lọc nước công nghiệp sẽ uống được trực tiếp. Bởi lẽ, hầu hết các loại máy lọc nước hiện nay đều thiết kế nhiều lõi lọc giúp loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, vi khuẩn, đồng thời giữ lại các khoáng chất có lợi cho cơ thể. Vì vậy nước sau khi lọc bằng máy lọc nước được gọi là nước sạch tinh khiết đáp ứng đúng các tiêu chuẩn của Bộ y tế ban hành.

Trên đây là những chia sẻ của Primer Group về vấn đề “nước sạch là gì?”. Hi vọng rằng nó sẽ giúp ích cho các bạn trong việc đánh giá đúng về chất lượng nước sinh hoạt sử dụng hàng ngày. Hãy truy cập website primer.vn của chúng tôi thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *