TOP 5 công dụng tuyệt vời của mủ trôm là gì?

Được biết tới là một loại nguyên liệu, một loại thức uống giải khát tuyệt vời cho cơ thể, mủ trôm được bán rất nhiều trên thị trường. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ mủ trôm là gì, mủ trôm tược hình thành từ đâu? Để giải đáp cho câu hỏi này, hãy dành ít phút cùng theo dõi bài viết ngay sau đây của Primer các bạn  nhé!

Tìm hiểu mủ trôm là gì?

Tìm hiểu mủ trôm là gì?
Tìm hiểu mủ trôm là gì?

Mủ trôm thực tế là một loại dịch nhựa được tiết ra từ vỏ thân cây trôm. Cây trôm là một loại cây thuộc họ trôm và có tên khoa học là Sterculia foetid. Loài cây này được trồng nhiều ở các quốc gia nhiệt đới như: Ấn Độ, Úc, Thái Lan, Philippin và Việt Nam. Nhựa nguyên chất của cây trôm có màu trắng trong và dạng sệt như thạch. Loại mủ trôm này ở Việt Nam được sử dụng chủ yếu cho ngành công nghiệp mỹ phẩm, giải khát, dược phẩm và kỹ nghệ.

Cách khai thác mủ trôm như thế nào?

Có rất nhiều người quan tâm việc mủ trôm được khai thác như thế nào và ngay bây giờ, Primer sẽ giải đáp chi tiết cho bạn. 

Cây trôm khi đạt độ tuổi trưởng thành từ 4-7 năm kể từ ngày trồng, đây là thời điểm tốt để thu hoạch cây mủ trôm. Khi thu hoạch người trồng cần phải cạo vỏ cây trôm rồi rạch một đường dọc thân cây hoặc đục lỗ xuyên qua thân cây ở nhiều vị trí khác nhau nhằm mục đích cho nhựa cây chảy ra.

Tại các vị trí rạch hoặc đục trên thân cây, một chất dịch nhựa cây sẽ tiết ra được gọi là mủ. Người dân sẽ dùng bao nilon để che lại những vị trí này nhằm mục đích khi mủ chảy ra không bị rơi xuống đất, không bị bụi bẩn bám vào. Khi thu hoạch mủ trôm tươi xong, người dân sẽ đem về phơi dưới trời nắng từ 3-4 hôm là có thành phẩm. Riêng tại các vị trí rạch và lỗ đục trên thân cây sau khoảng 1 tháng sẽ tự động liền lại, người trồng sẽ tiếp tục công việc cạo vỏ cây và thu hoạch tiếp cho những đợt sau đó.

Giải đáp mủ trôm có mấy loại?

Giải đáp mủ trôm có mấy loại?
Giải đáp mủ trôm có mấy loại?

Hiện nay, tùy thuộc vào kỹ thuật lấy mủ trôm mà người ta sẽ chia loại mủ này thành 2 loại chính là mủ trôm loại 1 và loại 2:

  • Mủ trôm loại 1 hay còn gọi với tên mủ trôm dạng thanh. Loại mủ này sau khi thu hoạch tươi sẽ không đem phơi ngay và được trải qua công đoạn kéo dài thành dạng thanh rồi cắt bớt đi phần thân vàng và mang phơi khô.
  • Mủ trôm loại 2 thường có tên gọi khác là mủ trôm dạng viên, dạng cục. Mủ sau khi thu hoạch sẽ được phơi khô với hình thù các viên khác nhau, không thông qua tạo hình.

TOP 5 công dụng tuyệt vời của mủ trôm là gì?

Mủ trôm được biết tới là loại nguyên liệu có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Cụ thể những công dụng mà mủ trôm mang lại như thế nào, hãy cùng tham khảo qua thống kê sau đây:

Mủ trôm giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể

Mủ trôm giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể
Mủ trôm giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể

Trong đời sống, mủ trôm được sử dụng để làm nhiều loại thức uống giàu dinh dưỡng khác nhau, giúp bổ sung nhu cầu dưỡng chất cho cơ thể. Mỗi lần sử dụng bạn chỉ cần dùng 1 lạng mủ trôm là được. Trong thành phần của loại mủ này có các khoáng chất thiết yếu như: kẽm, canxi, natri…. Đây đều là những khoáng chất tốt cho cơ thể. Theo nghiên cứu thì hàm lượng khoáng chất có trong mủ trôm tương đương với hàm lượng có trong các loại tôm, cua, rau xanh.

Mủ trôm rất tốt cho hệ tiêu hóa

Bản chất thì loại mủ này có đặc tính hút nước mạnh, có thể làm giãn nở và kích thích hoạt động của nhu động ruột. Bởi vậy mà nó dễ dàng giúp thanh lọc các chất độc hại trong đường tiêu hóa ra ngoài, tốt cho đại tràng. Không ít người sử dụng mủ trôm đã đánh giá đây là loại nguyên liệu giúp nhuận tràng tự nhiên, an toàn mà hiệu quả. Bên cạnh đó nước uống từ mủ trôm giúp ngăn ngừa nguy cơ táo bón, ợ hơi và ợ chua một cách hiệu quả.

Giúp mát gan và giải độc

Giúp mát gan và giải độc
Giúp mát gan và giải độc

Với tính thanh mát, mủ trôm được ứng dụng rất nhiều trong việc giải độc và làm mát gan, giúp bổ sung cho cơ thể nhiều chất xơ, các chất vi lượng, thúc đẩy quá trình đào thải độc tố trong gan. Vì vậy đây là loại nguyên liệu rất tốt cho da và máu đó nha các bạn.

Uống nước mủ trôm giúp ổn định đường huyết

Với vị ngọt tự nhiên, mủ trôm được khuyên dùng cho những ai có nguy cơ cao về tiểu đường. Thành phần của loại mủ này có khả năng điều hòa và ổn định lượng đường có trong máu, từ đó giúp giảm bớt đi nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp. Đặc biệt những người thừa cân, béo phì thì không nên bỏ qua loại nước uống từ mủ trôm. Đây sẽ là loại nước uống hỗ trợ giảm cân hiệu quả đó.

Giúp an thần, ngủ ngon và giảm stress

Giúp an thần, ngủ ngon và giảm stress
Giúp an thần, ngủ ngon và giảm stress

Thêm một công dụng tuyệt vời khác của mủ trôm chính là liều thuốc ngủ tự nhiên, giúp bạn ngủ ngon, ngủ sâu và an yên hơn. Mỗi ngày bạn chỉ cần uống từ 10-15g mủ trôm cùng nước ấm, có thể thêm chút đường nếu bạn muốn. Việc duy trì thói quen như vậy có thể giúp bạn cải thiện được tình trạng giấc ngủ một cách đáng kể. Khi ngủ đủ giấc thì tinh thần của bạn cũng sẽ thoải mái và vui vẻ hơn rất nhiều.

Mủ trôm ngâm bao lâu trước khi sử dụng?

Mủ trôm ngâm bao lâu trước khi sử dụng?
Mủ trôm ngâm bao lâu trước khi sử dụng?

Trong đời sống thường ngày, mủ trôm được sử dụng như một loại nguyên liệu làm các món ăn hoặc thức uống. Trước khi chế biến, bạn cần phải ngâm để mủ trôm khô để nó nở ra và trở lại trạng thái tươi. Mủ trôm chỉ cần ngâm trong nước với tỷ lệ cứ 5g mủ trôm ngâm với 1 lít nước từ 12 – 24 tiếng thì mủ trôm sẽ nở hoàn toàn. 

Sở dĩ cần ngâm lâu như vậy là vì mủ trôm có đặc tính hút nước nên nếu ngâm không đủ thời gian, mủ trôm khi vào đường tiêu hóa vẫn sẽ tiếp tục trương nở và hút thêm nước. Khi mủ đã nở hoàn toàn, bạn chỉ cần rửa sạch lại, để ráo và chế biến.

Một số lưu ý khi sử dụng mủ trôm là gì?

Dù đây là loại nguyên liệu mang tới nhiều công dụng khác nhau cho sức khỏe, nhưng khi sử dụng bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • Những bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị bệnh thì không nên sử dụng mủ trôm vì dễ gây ra tình trạng ngộ độc do tương tác thuốc.
  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú không sử dụng vì nó gây ra những tác động không tốt cho cả mẹ và bé.
  • Người có khối u trong ruột, đại tràng không nên uống sẽ làm lạnh bụng, đi ngoài, làm bệnh trở nặng hơn.

Thời gian bảo quản mủ trôm là bao lâu?

Thời gian bảo quản mủ trôm là bao lâu?
Thời gian bảo quản mủ trôm là bao lâu?

Theo đó, mủ trôm đã được phơi khô thì thời gian bảo quản sẽ do nhà sản xuất quy định. Khi mua về bạn cần xem kỹ thông tin hạn sử dụng trên bao bì để rõ ngày hết hạn. Tuy nhiên theo một số nghiên cứu và khuyến cáo đưa ra thì mủ trôm chỉ nên sử dụng trong 6 tháng kể từ ngày sản xuất. Để càng lâu thì các chất dinh dưỡng có trong loại mủ này sẽ dần suy giảm và làm giảm tác dụng đi đáng kể. Riêng với các loại thức uống sản xuất từ mủ trôm, để ngon và đảm bảo nhất thì vẫn nên sử dụng trong ngày. Nếu muốn bảo quản có thể để ngăn mát tủ lạnh thêm 1 ngày nữa. Đồ uống sau chế biến không nên để quá lâu dù được bảo quản trong ngăn mát.

Hi vọng những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc mủ trôm là gì. Bên cạnh đó cũng giúp bạn nắm bắt được thời gian ngâm mủ trôm, cách ngâm và thời gian bảo quản mủ trôm. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của Primer, nếu bạn có nhu cầu mua và sử dụng các loại máy lọc nước như: máy lọc nước RO công nghiệp, máy lọc nước ion kiềm… hay các thiết bị lọc nước, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại 1900989835 để được tư vấn đặt hàng nhanh chóng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *