Ozone là một hợp chất hóa học bao gồm 3 nguyên tử oxy, một dạng năng lượng cao hơn của oxy bình thường (O2). Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về khí ozone là gì, Primer đã tổng hợp lại các thông tin liên quan đến ozone trong nội dung bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu với chúng tôi ngay nhé.
Khí ozone là gì?

Ozone hay còn gọi là Trioxygen (O3) là phân tử triatomic bao gồm 3 nguyên tử oxy. Nó là một dạng thù hình của oxy nhưng kém ổn định hơn nhiều so với O2. Ozone phân huỷ với chu kỳ bán rã khoảng 30 phút trong khí quyển thành Dioxygen (O2) thông thường.
Trong tự nhiên, khí ozone được hình thành từ phân tử oxy do tác động của tia cực tím UV hoặc tia sét trong khí quyển và có nồng độ thấp ở trong bầu khí quyển của Trái Đất. Trong ngành công nghiệp sản xuất máy tạo khí ozone, O3 thường được tạo ra trong môi trường có hiệu điện thế cao hoặc đèn UV.
Tính chất đặc trưng của khí Ozone
Tính chất vật lý
Ở nhiệt độ phòng, khí ozone không có màu hoặc màu xanh nhạt và có mùi hăng đặc trưng rất dễ phát hiện. Khi ở gần mặt đất, chúng được tìm thấy dưới dạng khói với nồng độ tối đa là 1 phần ozone trên 10 triệu phần không khí, tương đương 0,1 ppm (200 g/m³).
Ozone ít tan trong nước nhưng tan nhiều hơn trong các dung môi trơ không phân cực như Fluorocarbons hoặc Carbon tetrachloride. Ở nhiệu đô −112°C hoặc −170 °F, ozone ngưng tụ thành chất lỏng màu xanh đậm. Nếu để chất lỏng này đạt đến điểm sôi, nó có thể phát nổ. Ở nhiệt độ thấp hơn 193,2 °C hoặc −315,7 ° F, ozone tạo thành chất rắn có màu đen tím.
Tính chất hóa học
Ozone là một trong những chất oxy hóa mạnh nhất. Trong môi trường nhiệt độ bình thường, khí ozone có chu kỳ bán rã ngắn khoảng 30 phút. Khi nhiệt độ tăng, phản ứng sẽ diễn ra nhanh hơn và chu kỳ bán rã sẽ được rút ngắn.
2O3 → 3O2
Phản ứng với kim loại
Ozone oxy hóa hầu hết các kim loại, trừ vàng, bạch kim và Iridi thành oxit của các kim loại ở trạng thái oxy cao nhất của chúng. Ví dụ:
O3 + Cu → CuO + O2
O3 + Ag → AgO + O2
Phản ứng với các hợp chất nito

– Ozone oxy hóa oxit nitric thành nito dioxit
NO+ O3 → NO2 + O2
Nito dioxit sau đó có thể bị oxy hóa tiếp thành gốc nitrat.
NO2 + O3→ NO3+ O2
Các NO3 tạo thành có thể phản ứng với nito dioxit và tạo ra N2O5
– Phản ứng tạo Nitronium perchlorate ra từ NO2, ClO2 và O3
ClO2 + NO2 + 2O3 → NO2ClO4 + 2O2
– Ozone oxy hóa amoniac thành amoni nitrat
4O3 + 2NH3 → NH4NO3 + 4O2 + H2O
Phản ứng với cacbon
Ozone phản ứng với cacbon tạo ra CO2 ngay cả ở nhiệt độ phòng
C + 2O3→ CO2+ 2O2
Phản ứng hợp chất lưu huỳnh
– O3 oxy hóa sulfua thành sulfat, ví dụ như:
PbS + 4O3 → PbSO4 + 4O2
– Axit sunfuric H2SO4 có thể được tạo ra từ ozon, nước và lưu huỳnh hoặc lưu huỳnh dioxit
S + H2O + O3 → H2SO4
3SO2 + O3 + 3H2O → 3H2SO4
– Trong pha khí, ozon phản ứng với hydro sunfua H2S để tạo thành lưu huỳnh đioxit
O3 + H2S → SO2 + H2O
Phản ứng đốt cháy
Khí ozone có thể được sử dụng cho các phản ứng đốt cháy với nhiệt độ cao hơn so với đốt trong khi oxy.
4O3 + 3C4N2→ 12CO + 3 2
Ở −196,2°C hoặc −321,1° F, nguyên tử hydro phản ứng với ozone lỏng để tạo thành gốc hydro superoxide.
Hít phải khí ozone có độc không?
Khí ozone gây tổn thương các tế bào biểu mô lót của hệ hô hấp, dẫn đến ho, ngứa họng và làm giảm chức năng của phổi. Điều này sẽ khiến cho bệnh hen suyễn, viêm phế quản mạn, khí phế thũng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… trở nên nặng hơn, đồng thời làm giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật. Những bệnh nhân bị rung nhĩ do rối loạn nhịp tim có nguy cơ tử vong tăng cao nếu hít phải khí ozone.

Ngộ độc ozone thường bắt đầu với những triệu chứng như khó thở, đau đầu và ho khan. Trong trường hợp nặng hơn, nạn nhân có thể bị hen suyễn hoặc tổn thương thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.
Chính vì vậy nếu ngửi thấy mùi hôi tanh khi sử dụng thiết bị máy tạo khí ozone, bạn cần tránh xa ngay để đảm bảo an toàn.
Các công dụng điển hình của máy tạo khí ozone
Khí zone có tính oxy hóa mạnh mẽ, chỉ đứng sau gốc OH-. Chính vì vậy mà khí ozone được ứng dụng rộng rãi trong các hoạt động khử trùng, khử mùi và làm sạch không gian. Tác dụng khử mùi của khí ozone là do quá trình oxy hóa các hợp chất hóa học như hydrocacbon, axit, xeton, sulfua và các dẫn xuất nitro hóa.
Ozone sẽ oxy hóa thành tế bào để phá vỡ màng của nó, sau đó tấn công vào các DNA và RNA. Do đó, các vi sinh vật sẽ không thể phát triển khả năng kháng lại ozone như các hợp chất hóa học khác được. Việc sử dụng khí ozone làm chất khử trùng vừa mang lại hiệu quả diệt khuẩn cao, vừa đảm bảo an toàn với sức khỏe con người. Chính vì vậy, nó được sử dụng như một chất diệt khuẩn trong xử lý nước và khử trùng không khí trên toàn thế giới.
Dưới đây là các công dụng điển của máy tạo khí ozone.
Khử mùi không khí
Thay vì sục khí ozone vào nước và dùng nước nước đó để làm sạch thực phẩm, bạn cũng có thể bật máy tạo khí ozone và để khí lan tỏa trong căn phòng. Khi đó, phân tử khí ozone sẽ tác động đến các sinh vật gây mùi và tiêu diệt chúng, giúp không khí trở nên thoáng đãng, trong lành hơn.

Khử trùng dụng cụ nấu ăn
Tác dụng khử trùng của ozone mạnh hơn clo gấp 200 lần nên nó có hiệu quả trong việc tiêu diệt các mầm bệnh, các chất ô nhiễm hữu cơ cùng nhiều loại vật chất vô cơ khác, bao gồm cả những vi sinh vật kháng clo, ví dụ như Cryptosporidium parvum và Giardia. Cũng vì lý do này mà máy tạo khí ozone được dùng để khử trùng các dụng cụ nấu bếp, giúp cải thiện tốt hơn những vấn đề về sức khỏe do nhiễm khuẩn.
Khử trùng nước sinh hoạt
Quá trình ozon hóa nước cho phép tiêu diệt vi khuẩn và virus mà không cần dùng thêm bất cứ hóa chất nào. Đặc biệt quá trình ozone hóa nước cũng không làm thay đổi nồng độ pH của nước.
Uống nước ozon sẽ cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe như giảm viêm, chống ung thư, cải thiện hệ tiêu hóa, giải độc cơ thể,…
Khử trùng quần áo
Việc tồn dư chất tẩy trên vải quần áo có thể gây ra các vấn đề liên quan đến sức khỏe như kích ứng hoặc dị ứng da. Sử dụng ozone trong việc giặt đồ sẽ tiêu diệt các vi sinh vật có trong quần áo bẩn nhanh hơn thuốc tẩy khoảng 3000 lần.
Việc sử dụng ozone trong máy giặt cho phép bạn giảm đáng kể lượng nước nóng và lượng hóa chất tẩy rửa cần dùng, giúp quần áo trắng hơn, mềm hơn và sạch lâu hơn.
Làm sạch thực phẩm

Sử dụng nước ozone hóa để rửa thực phẩm sẽ loại bỏ tới 99,99% virus và vi khuẩn như như salmonella, E. coli , Campylobacter,… ra khỏi các loại trái cây tươi và rau củ. Không chỉ vậy, tồn dư thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trên bề mặt thực phẩm cũng có thể được làm sạch với ozone. Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, rau, củ, quả và các loại thịt, cá sau khi rửa với nước ozone sẽ trở nên tươi và có thể bảo quản lâu hơn.
Với những thông tin mà Primer đưa ra ở trên, các bạn chắc hẳn đã trả lời được câu hỏi khí ozone là gì cũng như các tác dụng của khí ozone trong cuộc sống. Để xem thêm nhiều bài viết bổ ích hơn nữa, hãy thường xuyên truy cập website primer.vn của chúng tôi nhé và đừng quên, Primer là đơn vị cung cấp bộ lọc nước đầu nguồn uy tín, chất lượng các bạn nhé.