Khí nhà kính là gì đang là câu hỏi nhận được sự quan tâm theo dõi của đông đảo mọi người. Tuy không phải là thuật ngữ quá xa lạ nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về khí nhà kính. Chính vì vậy Primer sẽ chia sẻ tới các bạn câu trả lời chính xác nhất về khí nhà kính cùng những vấn đề có liên quan trong bài viết hôm nay. Nếu bạn quan tâm đừng bỏ qua bài viết sau đây của Primer nhé!
Khí nhà kính là gì?
Khí nhà kính chính là thành phần khí có khả năng hấp thụ các nguồn bức xạ hồng ngoại trong dải bước sóng dài được phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái Đất và gây nên hiệu ứng nhà kính. Khí nhà kính được gọi tắt với tên là GHG hoặc GhG.
Khí nhà kính bao gồm các loại khí chủ yếu là hơi nước từ bề mặt Trái Đất bốc lên, khí CO2, CH4, N2O, O3 và các khí CFC. Trong hệ mặt trời thì bầu khí quyển bề mặt sao Kim, sao Hỏa và Titan đều có chứa những loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Chính những loại khí này đã gây ra những ảnh hưởng lớn tới nhiệt độ của Trái Đất. Nếu không có hiệu ứng nhà kính thì bề mặt Trái Đất của chúng ta sẽ dịu hơn, nhiệt độ cao cũng chỉ khoảng 33 độ C.
Nguyên nhân gây ra hiệu ứng khí nhà kính là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiệu ứng khí nhà kính. Dựa theo nguồn gốc phát sinh và các mức độ tác động có thể chia ra làm 4 nguyên nhân chính sau đây:
Do quá trình đốt cháy nhiên liệu tạo ra lượng lớn khí CO2
Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu tạo ra nguồn phát khí nhà kính, chiếm tới 95% lượng khí thải CO2 ra môi trường.
- Chủ yếu do quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch sử dụng trong các ngành công nghiệp năng lượng và các hoạt động giao thông vận tải.
- Do lượng hơi, khí thải ra từ các thiết bị nén đã bị rò rỉ trong quá trình khai thác, chế biến và vận chuyển. Dù không mong muốn nhưng vẫn sẽ xảy ra việc phát thải khí CO2 ra môi trường.
- Do quá trình thu hồi và lưu trữ cacbon – loại khí phát thải từ việc đốt nhiên liệu trong các nhà máy điện và lọc hóa dầu.
Phát thải khí nhà kính từ quá trình sản xuất công nghiệp
Trong sản xuất công nghiệp, các hoạt động về xử lý bề mặt phải sử dụng nguyên liệu hóa học hoặc tác động vật lý nhiệt sẽ gây ra khí nhà kính gồm CO2, CH4.N2O, HFCs và PFCs ….
Phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp
Các hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp cũng tạo ra khí thải nhà kính, cụ thể như sau:
- Phát thải khí CH4, N2O từ quá trình chăn nuôi gia súc gia cầm và quá trình canh tác nông nghiệp sử dụng các loại phân bón hóa học khác nhau. Bên cạnh đó các hoạt động đốt nương rẫy trong sản xuất nông nghiệp cũng góp phần làm gia tăng khí nhà kính.
- Quá trình canh tác và sử dụng đất, chặt phá cây xanh, phá rừng… sẽ phát sinh ra khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Theo thống kê từ Bộ tài nguyên và Môi trường thì lượng khí thải nhà kính từ hoạt động nông nghiệp lên đến khoảng 52.45 – 89.4 triệu tấn CO2 mỗi năm. Trong đó hoạt động canh tác đất và trồng lúa nước phát thải nhiều nhất.
Khí nhà kính do chất thải gây ra
Theo thống kê những năm gần đây, mỗi năm có khoảng 15 triệu tấn chất thải rắn được thải ra môi trường theo nhiều hình thức khác nhau. Trong đó có tới 80% chất thải từ các thành phố đô thị lớn. Rác thải được thu gom và xử lý bằng phương pháp chôn lấp hoặc đốt cháy. Việc chôn lấp rác thải rắn gây phát thải khí CH4.
Bên cạnh đó nước thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt hàng ngày lại phát sinh khí N2O. Xử lý rác thải bằng cách đốt cháy lại làm phát sinh khí thải CO2 và N2O.
Thực trạng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam như thế nào?
Việt Nam là một nước đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển mạnh. Cùng với sự phát triển đó là lượng khí thải nhà kính cũng ngày một tăng theo cấp số nhân trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực.
Lượng khí thải nhà kính phát sinh từ các hoạt động sản xuất điện, sản xuất công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải và nông nghiệp chiếm tới 85% tổng lượng khí thải nhà kính mỗi năm. Trong đó khí thải từ hoạt động nông nghiệp chiếm 40% và 15% tổng lượng khí thải nhà kính đến từ hoạt động xử lý chất thải (rác thải, nước thải…).
Qua đó có thể thấy quá trình phát thải khí nhà kính đang ngày một tăng cao tại Việt nam. Biểu hiện của điều này được thể hiện rất rõ từ những sự thay đổi về thời tiết, nhiệt độ và không khí của môi trường sống. Hiện nay, nhiệt độ mùa hè tại nước ta đang tăng cao, nắng nóng trên 40 độ C thường xuyên xảy ra.
4 tác hại của khí nhà kính là gì?
Khí nhà kính chính là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí hậu và môi trường sống. Cụ thể thì những tác hại của khí nhà kính được tổng hợp lại như sau:
Gây cháy rừng tự phát
Theo các con số thống kê thì một trong những nguyên nhân gây cháy rừng hàng đầu hiện nay là sự thay đổi của khí hậu. Hiệu ứng nhà kính gia tăng, nhiệt độ tăng cao, nắng nóng khô hạn khiến tình trạng cháy rừng xảy ra phổ biến hơn. Đặc biệt là vào mùa hè, khi mà thời tiết trở lên khắc nghiệt hơn, cháy rừng tự phát xảy ra ngày càng nhiều.
Gây thiếu hụt và ô nhiễm nguồn nước
Hiệu ứng nhà kính là tác nhân lớn ảnh hưởng tới chất lượng nước trên Trái Đất, gây thiếu hụt nước trong đời sống. Nước không đủ để cung cấp cho các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp…. Không những vậy lượng khí thải này còn ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nước.
Ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và đời sống của con người
Khí nhà kính gây ô nhiễm môi trường, từ nguồn nước cho tới không khí. Đây đều là những yếu tố chính dẫn đến quá trình phát sinh bệnh tật, làm suy giảm hệ miễn dịch và tàn phá nghiêm trọng cơ quan hô hấp. Bên cạnh đó thời tiết thay đổi, mưa nắng nhiều cũng là điều kiện lý tưởng để các loại vi khuẩn truyền nhiễm phát triển. Ngày này có nhiều bệnh lạ đã xuất hiện và con người không có sự đề phòng nên chưa có nghiên cứu điều trị kịp thời dẫn tới tỷ lệ tử vong cao.
Tàn phá, thu hẹp môi trường sống của các loài sinh vật
Hiện tượng Trái Đất nóng lên, cháy rừng, ô nhiễm nước làm các loài sinh vật mất dần nơi trú ẩn. Rất nhiều loại sinh vật đã tuyệt chủng do không thể thích nghi được với tình trạng biến đổi khí hậu. Bởi vậy mà môi trường sống của sinh vật bị thu hẹp do điều kiện sống khắc nghiệt.
3 biện pháp giảm phát thải khí nhà kính được ứng dụng nhiều nhất hiện nay
Khí nhà kính gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống con người và sinh vật. Chính vì thế mà mỗi người chúng ta cần có ý thức để thực hiện những biện pháp giảm thiểu tình trạng phát thải khí nhà kính, giảm thiểu những tác hại của khí nhà kính gây ra. Theo đó có 3 biện pháp được khuyến cáo thực hiện nhiều nhất như sau:
Bảo vệ rừng, tích cực trồng nhiều cây xanh
Để làm giảm ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính, chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ rừng đầu nguồn, ngăn chặn các hoạt động chặt phá rừng, đồng thời tích cực trồng nhiều cây xanh. Công việc này tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng ý thức được trách nhiệm của mình. Việc trồng nhiều cây xanh sẽ giúp hấp thụ bớt đi lượng khi CO2 được thải ra, từ đó giảm thiểu đi khí nhà kính.
Tiết kiệm điện
Như các bạn đã biết thì mùa hè tại nước ta có nhiệt độ khá cao, nắng nóng liên tục. Điều này đã khiến cho lượng điện năng tiêu thụ cho việc làm mát tăng lên, thậm chí các nhà máy sản xuất điện hoạt động hết công suất cũng không đủ. Qua đó có thể thấy rằng khi chúng ta sử dụng điện quá nhiều, không tiết kiệm thì các nhà máy phải sản xuất liên tục và quá trình đốt cháy nhiên liệu gia tăng, làm phát thải khí nhà kính.
Nếu mỗi người dân đều tiết kiệm điện bằng cách tắt các thiết bị không cần thiết thì sẽ hạn chế điện năng tiêu thụ, từ đó giảm lượng nhiên liệu sản xuất điện mỗi năm.
Hướng tới sử dụng phương tiện giao thông bảo vệ môi trường
Hiện nay loại phương tiện giao thông hoạt động chủ yếu tại nước ta là xe máy và ô tô. Khí thải CO2 từ các phương tiện giao thông này làm ô nhiễm môi trường và gia tăng hiệu ứng nhà kính. Vì thế hãy hướng tới sử dụng các phương tiện giao thông mang tính bảo vệ môi trường hơn như sử dụng xe đạp cho những quãng đường gần, đi lại bằng phương điện công cộng…..
Những chia sẻ về “khí nhà kính là gì” của chúng tôi ở trên hi vọng đã giải đáp được thắc mắc cho các bạn. Nếu bạn có nhu cầu mua máy lọc nước công nghiệp, máy lọc nước gia đình hay bộ lọc nước đầu nguồn để đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt, hãy liên hệ ngay với Primer theo số hotline 1900 98 98 35 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.