Bạn thắc mắc độ tan là gì? Bạn đang đi tìm câu trả lời cho câu hỏi của mình? Nếu bạn chưa biết câu trả lời chính xác ra sao, hãy theo dõi ngay bài viết ngay sau đây của Primer. Chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn những thông tin chi tiết nhất về độ tan để giúp các bạn có được lời giải đáp cho riêng mình.
Giải đáp độ tan là gì?
Thực tế thì độ tan là một đại lượng biểu thị cho khả năng hòa tan của các loại chất rắn, chất lỏng hay chất khí vào trong dung môi để tạo ra dung dịch có tính đồng nhất. Mặt khác độ tan cũng được hiểu là số gam của chất đó tan được trong 100g dung môi (cụ thể môi trường dung môi thường được chọn là nước) để tạo ra một dung dịch có tính bão hòa tại điều kiện nhiệt độ thường. Dựa vào khả năng hòa tan của các chất trong nước, chúng ta có thể chia làm 3 nhóm chất cụ thể như sau:
- Chất tan hay chất dễ tan: Là những chất có khả năng hòa tan trên 10g khối lượng trong 100g nước.
- Chất ít tan: Là những chất có khả năng hòa tan dưới 1g khối lượng trong 100g nước.
- Chất không tan: Là chất có khả năng hòa tan dưới 0.01g trong 100g nước.
Những yếu tố ảnh hưởng tới độ tan là gì?
Độ tan của một chất trong nước bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó ảnh hưởng chính được hình thành từ tính chất vật lý, hóa học của loại chất tan đó. Cụ thể những yếu tố ảnh hưởng tới độ tan là gì. Câu trả lời sẽ được bật mí ngay sau đây:
Yếu tố nhiệt độ
Với yếu tố này chúng ta chỉ xét tới độ tan của chất khí và chất rắn trong môi trường nước:
- Chất khí: Nhiệt độ càng cao thì chất khí càng thể hiện rõ tính thăng hoa và ít hòa tan trong nước, tuy nhiên lại dễ hòa tan trong các loại dung môi khác. Chính vì thế mà khi muốn điều chế tách khí CO2, O2 ra khỏi dung dịch, người ta chỉ cần đun nóng ở nhiệt độ cao mà không làm biến đổi hay phân hủy chất.
- Chất rắn: Với các loại chất rắn có tính thu nhiệt thì nhiệt độ càng cao sẽ làm độ tan của chất đó trong nước càng lớn. Ngược lại thì với các chất rắn có tính tỏa nhiệt, nhiệt độ càng cao độ tan càng thấp.
Yếu tố áp suất
Áp suất là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới độ tan của một chất. Thực tế chúng ta chỉ xét yếu tố áp suất với độ tan của các chất khí. Theo đó, định luật Henry chỉ ra rằng khi áp suất không quá lớn, chất khí có độ tan thấp. Điều này đồng nghĩa với việc lượng chất khí hòa tan trong dung môi sẽ tỷ lệ thuận với áp suất trên bề mặt của chất khí ở điều kiện nhiệt độ thường. Áp suất tăng đồng nghĩa với việc độ tan của chất khí tăng và ngược lại.
Yếu tố về độ pH ảnh hưởng tới độ tan
Độ pH là chỉ số thể hiện tính axit hoặc bazo của dung môi hòa tan. Nếu độ pH của dung môi cao (tính kiềm) thì độ tan của các chất axit sẽ tăng lên. Nếu độ pH của dung môi thấp (dung môi có tính axit) thì độ tan của các chất kiềm sẽ tăng lên. Trong trường hợp các chất là lưỡng tính thì độ pH càng gần điểm đẳng nhiệt thì độ tan sẽ càng lớn và ngược lại.
Yếu tố về chất điện ly, phân cực
Các dung môi có chất điện ly sẽ làm giảm đi độ tan của chất tan. Vì thế mà người ta hay sử dụng cách thức pha loãng dung môi có các chất điện ly sau đó mới thực hiện quá trình hòa tan.
Các chất dễ phân cực sẽ tan dễ dàng trong các dung môi phân cực như nước, dung dịch kiềm, dung dịch muối…. Còn với những chất không phân cực, nó sẽ tan dễ trong dung môi không phân cực như benzene, toluene….
Yếu tố về hiện tượng Hydrat hóa
Hydrat hóa thường xảy ra khi chất rắn tồn tại ở dạng ngậm nước và dạng khan. Khi đó độ tan của chất rắn dạng khan sẽ lớn hơn so với chất rắn dạng ngậm nước. Điều này xảy ra là do nước trong cấu trúc hydrat hóa thúc đẩy quá trình hòa tan chất rắn, làm tăng độ hòa tan.
Yếu tố đa hình của chất rắn
Thực tế các loại chất rắn tồn tại dưới dạng tinh thể với nhiều hình dạng kết tinh khác nhau. Mỗi một dạng kết tinh lại có những tính chất vật lý và độ tan khác nhau. Kết tinh bền thì độ tan giảm, kết tinh kém bền thì độ tan tăng.
Các ion cùng loại
Khi hòa tan nhiều chất trong cùng một loại dung môi, bạn cần thực hiện thứ tự hòa tan theo mức độ ít tan trước và dễ tan sau. Nếu tăng nồng độ các ion cùng loại mà không thực hiện theo đúng thức tự thì nó có thể làm dịch chuyển cân bằng điện ly của chất tan về dạng phân tử ít tan khiến độ tan giảm đi.
Tìm hiểu công thức tính độ tan là gì?
Công thức tính độ tan thực chất là một phép tính được đưa ra dựa trên nguyên lý đánh giá tỷ lệ giữa khối lượng chất tan trong khối lượng dung môi nhất định. Cụ thể công thức tính độ tan như sau:
S = (Mct/Mdm) x 100%
Trong đó :
- S là ký hiệu đại lượng chỉ độ tan.
- Mct ký hiệu chỉ khối lượng của chất tan trong dung dịch bão hòa.
- Mdm là ký hiệu chỉ dung môi để tạo thành dung dịch bão hòa.
Bảng độ tan hóa học của một số chất phổ biến
Trên đây là bảng độ tan của một số chất phổ biến mà các bạn có thể tham khảo. Nhìn vào bảng các bạn sẽ nhận biết được đâu là các chất tan, chất ít tan, không tan…. Từ đó có thể áp dụng được kết quả này vào nhiều bài toán thực tế hơn. Để hiểu bảng độ tan của các chất trên, bạn cần nắm rõ các ký hiệu được đề cập trong bảng như sau:
- T là ký hiệu của chất dễ tan.
- I là ký hiệu biểu thị chất ít tan.
- K là ký hiệu biểu thị chất không tan.
- B là ký hiệu biểu thị chất bay hơi.
- “-“ là ký hiệu của chất không tồn tại hoặc bị phân hủy bởi nước.
Đơn vị độ tan là gì?
Độ tan S được tính dự trên tỷ lệ khối lượng chất tan trong 100g dung môi. Khi dung môi là nước thì đơn vị độ tan sẽ được ký hiệu là g/100g nước. Tương tự đơn vị độ tan với các loại dung môi khác sẽ được ghi theo số g chất tan/số gam dung môi nhất định. Ví dụ như:
- Độ tan S>10g/100g nước thì đó là chất dễ tan.
- Độ tan S< 1g/100g nước thì đó là chất ít tan.
- Độ tan S < 0.01 g/100g nước thì đây là chất không tan.
Nước chứa chất có độ hòa tan cao phải làm thế nào?
Nguồn nước dùng trong sinh hoạt hàng ngày của chúng ta đạt chuẩn khi đáp ứng được chỉ số chất rắn hòa tan trong nước(TDS) mà Bộ Y tế đưa ra. Nếu chỉ số TDS càng cao thì độ tan của chất rắn trong nước càng lớn. Vậy phải làm sao để loại bỏ các loại chất rắn hòa tan ra khỏi nước để nước có độ sạch tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn cho người sử dụng?
Hiện nay phương pháp loại bỏ các chất rắn dễ tan trong nước hiệu quả nhất là sử dụng bộ lọc tổng đầu nguồn hoặc máy lọc nước công nghiệp. Với hệ thống lọc nhiều cấp độ, sử dụng công nghệ màng lọc RO hiện đại loại bỏ tới 99.9% chất rắn hòa tan trong nước, đồng thời loại bỏ virus, vi khuẩn, kim loại nặng…., giúp đảm bảo nguồn nước sau lọc an toàn và tốt cho sức khỏe người sử dụng.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về độ tan là gì cũng như những yếu tố ảnh hưởng tới độ tan. Hy vọng giúp ích cho các bạn giải đáp những thắc mắc của mình. Nếu bạn có nhu cầu mua máy lọc nước RO, bộ lọc tổng đầu nguồn, chỉ cần gọi ngay tới hotline 1900 98 98 35 để được tư vấn và đặt hàng nhanh chóng.