Ppm là gì, chỉ số ppm trong nước là gì là những thắc mắc xung quanh đơn vị ppm mà rất nhiều người quan tâm. Đây là một chỉ số thể hiện mật độ của một chất nào đó trong một hỗn hợp. Mỗi đơn vị sẽ được đo bằng những cách khác nhau. Để có câu trả lời chính xác cho những thắc mắc xung quanh chỉ số ppm, hãy dành chút thời gian theo dõi bài viết sau đây cùng Primer các bạn nhé!
Tìm hiểu ppm là gì?
Ppm là một chỉ số được dùng để biểu thị số đo về thể tích hoặc khối lượng của một chất khí hay một kim loại nào đó có mật độ thấp trong một hỗn hợp. Có thể hiểu đơn giản ppm là đơn vị đo dành cho những giá trị rất nhỏ tương đương với một phần một triệu. Theo đó ppm được viết tắt từ Parts per million, được hiểu là đơn vị đo phần triệu. Ví dụ như:
1 ppm = 1/1000.000 = 1 mg/kg
Tuy nhiên ppm ứng dụng trong đời sống có 3 cách định nghĩa phổ biến, đó là:
- Là đơn vị tính toán.
- Là định dạng của tệp hình ảnh.
- Là thuật ngữ dùng trong quảng cáo.
Mỗi lĩnh vực khác nhau thì thuật ngữ này sẽ có ý nghĩa khác nhau. Trong bài viết hôm nay, ppm được đề cập tới là đơn vị tính toán được dùng trong các môn học liên quan như sinh học, hóa học, vật lý hay trong các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là trong xử lý nước.
Ứng dụng của đơn vị ppm là gì?
Như đã giới thiệu ở trên thì ppm được sử dụng nhiều trong các bộ môn sinh – hóa – lý. Cụ thể như sau:
Ppm dùng để đo nồng độ chất rắn hòa tan TDS
Với một số ngành nghề chuyên biệt đòi hỏi tính toán kỹ lưỡng về một lượng chất nào đó trong tổng số hỗn hợp, người ta sẽ ưu tiên sử dụng đơn vị ppm. Lượng chất ở đây có thể là số lượng hạt, khối lượng, thể tích, nồng độ…. Đơn vị ppm thường gặp nhiều nhất là ở các thiết bị đo kiểm tra nồng độ chất rắn có trong nước.
Nồng độ chất rắn trong nước càng lớn thì nguy cơ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa và chức năng hoạt động của thận càng lớn. Theo đó thì nồng độ TDS < 300mg/lít được cho là khoảng an toàn cho người sử dụng.
Ppm sử dụng để đo sự dịch chuyển hóa học
Trong các thí nghiệm về quang phổ cộng hưởng từ hạt nhân, người ta sẽ sử dụng đơn vị đo ppm. Đây là đơn vị đo phổ thông và thuận tiện nhất trong tất cả các đơn vị đo sự dịch chuyển hóa học. Ngoài ra người ta còn sử dụng thêm một số đơn vị khác như Hz, MHz để đo sự dịch chuyển hóa học này.
Ppm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Trong các ngành khoa học, kinh doanh, sản xuất, ppm được sử dụng khá nhiều. Đơn cử như một doanh nghiệp sản xuất được khoảng 2 triệu sản phẩm thì trong đó có 200 sản phẩm bị lỗi hỏng. Người ta sẽ tính toán tỷ lệ loxoisex là 200/2000.000 x 100% = 0.01% = 100 ppm.
Ppm càng nhỏ thì càng khẳng định được tỷ lệ lỗi thấp, tay nghề của người lao động tốt, công nghệ sản xuất ổn định. Điều đó giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí về hao tổn do sản phẩm lỗi, giảm thiểu được giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất và mức độ cạnh tranh với các đơn vị cùng ngành nghề khác.
Chỉ số ppm trong nước là gì?
Theo đó chỉ số ppm trong nước là đơn vị tính toán, đo lường đi cùng với chỉ số TDS (chất rắn hòa tan). TDS được hiểu là tổng lượng chất rắn hòa tan trong một thể tích nước cần đo lường. TDS biểu thị là một con số chính xác được dùng để xác định độ sạch của nguồn nước cấp. Theo đó thì các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền đã đưa ra những quy định về chỉ số TDS cho phép trong nước sạch sinh hoạt như sau:
- Nguồn nước có chỉ số TDS dưới 5ppm trở xuống được xem là nước tinh khiết. Khi đó lượng chất rắn hòa tan trong một triệu đơn vị nước này cực kỳ nhỏ, chỉ dưới 5 đơn vị chất rắn trong đơn vị thể tích cần đo và TDS có thể xem là gần như bằng 0.
- Nguồn nước có chỉ số TDS càng lớn thì nồng độ chất rắn hòa tan xuất hiện trong nguồn nước càng nhiều và gây ra những tác hại lớn cho cơ thể con người.
Hướng dẫn cách tính nồng độ ppm trong nước
Như các bạn đã biết thì nồng độ TDS và đơn vị ppm trong nước sẽ luôn đồng hành đi kèm với nhau. TDS có vai trò quan trọng trong việc đánh giá độ tinh khiết và độ sạch của nước. Theo đó thì nồng độ C chính là đơn vị đo của ppm trong chất tan và nó được tính như sau:
C(Ppm) = 1.000.000 x m (chất tan)/m (tổng thể tích nước)
Công thức chung sẽ là: C(ppm) = m (chất tan) / V(dung dịch)
Trong đó
- m(chất tan) là khối lượng của chất rắn hòa tan trong nước
- V dung dịch được tính theo đơn vị (mg/l)
Sử dụng chỉ số ppm trong xử lý nước như thế nào?
Trong lĩnh vực xử lý nước, chỉ số ppm rất được coi trọng và nó được sử dụng với các mục đích chính như sau:
- Ppm được dùng để kiểm tra nồng độ dung dịch của các chất hóa học hay chất khí nhất định tồn tại trong nước.
- Ppm được dùng để đo nồng độ ion của các chất dinh dưỡng có trong đất hoặc trong nước cung cấp cho sản xuất rau thủy canh. Dựa vào nồng độ này thì người canh tác có thể kiểm soát được quá trình phát triển của cây và biết được thời điểm cần thiết để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
Tìm hiểu ý nghĩa của chỉ số ppm trong nước
Con số gắn liền với đơn vị ppm trong nước chính là chỉ số TDS, các bạn có thể nhìn thấy rõ các chỉ số này trên tất cả các thiết bị liên quan tới quá trình lọc nước như máy lọc nước, bộ lọc tổng đầu nguồn. Các chỉ số này thể hiện được độ tinh khiết và độ sạch của nước sau lọc bởi các loại máy lọc nước.
Các bạn có thể dựa vào những chỉ số ppm ghi trên thông tin kỹ thuật của máy lọc nước để biết được chất lượng nước sau lọc. Dựa vào đó bạn có thể lựa chọn được loại máy lọc nước phù hợp nhất với nguồn nước cấp của gia đình mình.
Cách cải thiện chỉ số ppm trong nước tối ưu nhất hiện nay
Hiện nay, để cải thiện chỉ số ppm hay TDS trong nước, chúng ta có thể áp dụng rất nhiều phương pháp khác nhau như chưng cất, khử ion….. Tuy nhiên những phương pháp này không mang lại hiệu quả cao, cách thực hiện lại mất nhiều thời gian, công sức. Vì vậy, khuyến cáo người dân nên sử dụng máy lọc nước để đảm bảo nguồn nước uống tinh khiết hàng ngày.
Cải thiện chỉ số TDS (ppm) bằng máy lọc nước công nghệ RO
Hầu hết những máy lọc nước sử dụng màng lọc RO đều có hệ thống lọc hiện đại với nhiều cấp độ. Với khả năng lọc chất rắn hòa tan có kích thước 0.001 micromet, máy lọc công nghiệp RO lọc được các nguồn nước cấp có chỉ số TDS lên tới 2000ppm. Từ đó mang tới cho người dùng nguồn nước sạch, an toàn cho sức khỏe.
Thông thường máy lọc nước RO được trang bị từ 5 – 10 cấp lọc khác nhau với khả năng loại bỏ tới 99.9% vi khuẩn, virus, asen và các chất độc hại có trong nước để nước sau lọc có thể hoàn toàn tinh khiết.
Cải thiện chỉ số TDS(ppm) bằng cách thay lõi lọc nước định kỳ
Máy lọc nước sử dụng một thời gian, các lõi lọc sẽ không đảm bảo được chức năng lọc như ban đầu. Các bạn cần thay lõi theo đúng thời gian quy định được nhà sản xuất khuyến cáo. Việc thay lõi lọc nước sẽ giúp cải thiện chỉ số TDS của nước sau lọc và duy trì ổn định được chất lượng nước.
Khi sử dụng máy lọc nước chúng ta cần theo dõi và thay lõi lọc theo định kỳ, tránh những vấn đề hỏng hóc xảy ra khi lõi lọc dùng quá lâu, đồng thời cũng đảm bảo được chất lượng nước cho sinh hoạt.
Những thông tin Primer vừa chia sẻ trên về chỉ số ppm là gì hi vọng sẽ giúp các bạn trả lời được những thắc mắc của mình. Nếu bạn có nhu cầu mua máy lọc nước RO công nghiệp để cải thiện chỉ số ppm trong nước sinh hoạt hàng ngày của gia đình, hãy liên hệ ngay với Primer để được hỗ trợ nhé!