Cách trị nước ăn chân như thế nào thì hiệu quả và an toàn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Bởi lẽ, mùa mưa bão ở nước ta đã bắt đầu rồi và tình trạng nước ăn chân đang xảy ra ở khá nhiều người. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể tham khảo một số cách trị nước ăn chân tại nhà mà chúng tôi sẽ chia sẻ trong bài viết ngày hôm nay.
Nguyên nhân gây bệnh nước ăn chân
Trước khi đi tìm cách trị nước chân, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về những nguyên nhân gây ra căn bệnh này bạn nhé.
Nước ăn chân là một bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính. Bệnh này thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa lũ và ở những đối tượng thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với nước, đặc biệt là nước bẩn. Tuy chỉ là bệnh ngoài da, không gây ra nhiều nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh nhưng nó lại gây ra nhiều khó chịu và bất tiện cho người mắc phải. Nếu kéo dài, các mụn nước, vết loét hở trên da, mưng mủ, sưng tấy sẽ xuất hiện.
Nguyên nhân gây bệnh nước ăn chân là do một số loại nấm như Trichophyton Mentagrophytes, Epidermophyton Floccosum,…. Những loại nấm này vốn dĩ đã tồn tại trên da nhưng không gây hại nếu da khô ráo và sạch sẽ. Tuy nhiên khi gặp môi trường thuận lợi như ẩm ướt, chúng sẽ sinh sôi một cách nhanh chóng, gây tổn thương cho da và gây viêm nhiễm. Dưới đây là một số tác nhân tạo điều kiện cho nấm phát triển:
- Thường xuyên mang tất, giày ẩm, bẩn, chân ra nhiều mồ hôi gây bí chân, ẩm chân.
- Lây từ người bị bệnh nước ăn chân do đi chung giày hoặc sinh hoạt chung,…
- Nhiễm trùng da: Việc da bị các vết thương hở sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nấm và các vi khuẩn khác xâm nhập gây bệnh.
- Ngâm chân trong nước bẩn một thời gian dài: Những người phải sống và làm việc trong môi trường có độ ẩm cao hoặc phải ngâm chân trong nước bẩn thời gian dài sẽ có nguy cơ bị nước ăn chân cao.
Nếu không tìm ra được cách trị nước ăn chân kịp thời, nấm sẽ lây lan nhanh hết các kẽ chân và gây khó chịu, ngứa ngáy, thậm chí là là đau cho người bệnh.
Biểu hiện của bệnh nước ăn chân
Bệnh nước ăn chân thường xảy ra ở kẽ giữa các ngón chân, nhất là ngón chân thứ 3 và thứ 4. Tại vùng da bị bệnh sẽ có các triệu chứng như đỏ mẩn, da khô, đóng vảy, xuất hiện các kẽ nứt, vết loét, bựa trắng ở kẽ chân và có mùi hôi. Bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu, đôi khi là bỏng rát, ngứa giống như bị châm chích. Nếu không xử lý kịp thời, bệnh có thể gây viêm, bội nhiễm, các vết loét lan rộng ra những vùng xung quanh, gây chảy máu, đau,…
Cách trị nước ăn chân tại nhà
Đối với những trường hợp mới bị nước ăn chân, bạn có thể áp dụng một số cách trị nước ăn chân tại nhà như sau:
Dùng phèn chua
Phèn chua có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, giảm ngứa ngáy, khó chịu và cải thiện đáng kể tình trạng nước ăn chân. Với phèn chua, bạn chỉ cần một hòa tan một lượng phèn nhỏ trong nước ấm. Khi phèn đã tan hết, hãy ngâm chân trong đó khoảng 5 – 10 phút. Sau đó nhấc chân ra để lau thật khô và luôn giữ cho chân được khô ráo đến hôm sau.
Rau sam tươi
Lấy 50 – 100g rau sam, chú ý chọn phần cây trên mặt đất, sau đó rửa sạch, cắt nhỏ và giã nát với một ít muối ăn. Tiếp đến là trộn đều hỗn hợp này rồi cho vào một miếng gạc sạch để chấm nhẹ vào chỗ bị nước ăn chân. Thực hiện việc này nhiều lần sẽ giúp vùng da loét khô lại và hết ngứa.
Dùng búp ổi
Búp ổi còn gọi là lá ổi non là một trong những vị thuốc có tác dụng chống viêm, cầm tiêu chảy, đau bụng. Bạn chỉ cần giã nát một nắm búp ổi với một nắm muối rồi xát vào kẽ chân từ 2 – 3 lần mỗi ngày. Cách này sẽ cải thiện đáng kể tình trạng nước ăn chân.
Lá chè xanh và lá phèn đen
Cả lá chè xanh và phèn đen đều có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, mụn nhọt,…. trong dân gian. Bạn chỉ cần chuẩn bị 30g mỗi loại lá rồi nấu chúng thành nước đặc, sau đó dùng để rửa chân hàng ngày. Cách này sẽ giúp bệnh nước ăn chân của bạn mau khỏi.
Dùng lá trà khô
Với lá trà khô, bạn chỉ cần rửa sạch chân, lau khô, sau đó lấy lá trà khô đã đập dập rồi nhét vào các kẽ nứt. Cách này sẽ giúp làm giảm ngứa một cách nhanh chóng. Tuy các thành phần có trong lá trà có thể khiến vết nứt hơi xót nhưng nếu kiên trì thực hiện, bạn sẽ nhận thấy hiệu quả điều trị bệnh rất rõ rệt.
Dùng lá trầu không
Lá trầu không là loại lá được dùng phổ biến nhất khi điều trị bệnh nước ăn chân tại nhà theo phương pháp dân gian. Trong lá trầu không có chứa các dược tính diệt khuẩn, kháng viêm như carvacrol, tanin, eugenol, chavicol….
Bạn chỉ cần lấy lá trầu không rửa rạch, vò nát rồi cho vào chậu nước sôi, sau đó chờ đến khi nước ấm là có thể đưa chân vào ngâm. Thực hiện cách ngày liên tục 3 ngày bạn sẽ thấy cải thiện đáng kể tình trạng bệnh. Lá trầu không chỉ giúp giảm ngứa nhanh mà còn làm se lại các vết nứt và kháng viêm rất tốt.
Dùng thuốc trị nấm
Nếu áp dụng các phương pháp dân gian trên không đem lại hiệu quả thì bạn nên đi khám bác sỹ chuyên khoa và dùng thuốc theo chỉ định. Thường thì bác sỹ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc bôi kháng nấm tại chỗ như thuốc nhóm allylamine, nhóm azole như ketoconazole, econazole, clotrimazole,… Những loại thuốc này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, chống bội nhiễm ngay tại chỗ. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp thêm một số loại thuốc điều trị triệu chứng, giúp mau hồi phục da như thuốc kháng histamin, thuốc kháng sinh,…
Khi sử dụng loại thuốc bôi tại chỗ này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Bôi lượng thuốc vừa đủ vào đúng vào vùng da tổn thương
Mặc dù các loại thuốc bôi này khá lành tính nhưng nó vẫn có thể gây cảm giác nóng rát khó chịu. Chính vì vậy, bạn chỉ nên bôi lượng với lượng vừa đủ theo như hướng dẫn sử dụng thuốc.
Không ngâm chân vào nước trước khi bôi thuốc
Nước ăn chân xảy ra là do chân ẩm ướt nên việc ngâm rửa bằng nước muối, nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn đều khiến da tăng độ ẩm. Điều này sẽ tạo điều kiện cho nấm dễ phát triển mạnh mẽ, từ đó thuốc cũng không đạt được hiệu quả điều tri bệnh tốt. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, khi bị nước ăn chân vào mùa mưa bão, người bệnh không nên rửa quá nhiều, đặc biệt là khi vết thương đã lở loét, chảy nước và dịch mủ.
Còn đối với những trường hợp bệnh nhân đã bị nấm ăn ra toàn thân, vết nứt lan rộng thì bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm cả thuốc uống. Những loại thuốc này thuộc nhóm griseofulvin hoặc nhóm azole. Với loại. Lưu ý rằng, những bệnh nhân bị gan, thận và có khả năng đào thải kém thì không nên dùng những loại thuốc này.
Bên cạnh đó, những trường hợp có sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh khác cũng nên cẩn trọng. Tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thuốc.
Biện pháp phòng ngừa nước ăn chân
Việc bị nước ăn chân không chỉ gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh mà nó còn ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ. Vậy nên việc nắm được cách phòng tránh bệnh nước ăn chân là điều hết sức cần thiết. Dưới đây là một số cách phòng bệnh mà bạn có thể tham khảo:
- Hạn chế tiếp xúc với nguồn nước đã bị nhiễm bẩn. Tốt nhất, bạn nên sử dụng nước đã được lọc qua bộ lọc nước đầu nguồn hoặc máy lọc nước công nghiệp để đảm bảo độ sạch an toàn của nước.
- Nếu phải đi vào vùng nước bẩn thì bạn cần rửa sạch chân tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau đó rồi lau khô luôn.
- Tuyệt đối không đi giày, tất ẩm, bẩn.
- Tăng cường vệ sinh sạch sẽ vùng chân, đặc biệt là các kẽ chân để tránh tình trạng đi giày cả ngày khiến chân đổ mồ hôi và bốc mùi khó chịu.
- Không dùng chung đồ dùng như giày dép, khăn tắm,… với người bị nước ăn chân.
Trên đây là một số cách trị nước ăn chân tại nhà mà các bạn có thể tham khảo. Trong quá trình điều trị, bạn phải tuyệt đối phải giữ cho bàn chân khô thoáng và hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nước để bệnh mau lành.