Cách làm bể lọc nước giếng khoan gia đình đơn giản, hiệu quả

Cách làm bể lọc nước giếng khoan như thế nào? Đây là vấn đề mà rất nhiều người thắc mắc khi mà tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, việc xử lý nước bằng bể lọc nước giếng khoan trước khi sử dụng là điều hết sức cần thiết.  

Tại sao cần xây bể lọc giếng khoan?

Như các bạn đã biết, môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề, trong đó có cả môi trường nước. Dù có ở khu vực cách xa các khu đô thị, khu công nghiệp thì nguồn nước giếng khoan nhà bạn cũng hoàn toàn có khả năng bị nhiễm bẩn, nhiễm độc. Nếu sử dụng nguồn nước này, người dùng sẽ có khả năng mắc nhiều loại bệnh về da hoặc đường tiêu hóa, thậm chí là ung thư.

Chính vì thế, biết cách làm bể lọc nước giếng khoan sẽ giúp bạn xử lý được nguồn nước đầu vào. Nước sau khi lọc sẽ được loại bỏ các chất cặn bẩn, chất độc hại,… và bạn có thể an tâm hơn khi sử dụng.

Nguyên lý hoạt động của bể lọc giếng khoan?  

Nguyên lý hoạt động cơ bản của bể lọc nước giếng khoan là dựa trên cơ chế thẩm thấu. Nguồn nước bị ô nhiễm sẽ thẩm thấu qua từng lớp vật liệu lọc. Các tạp chất bị giữ lại hoặc bị hấp phụ.

Về cơ bản, hệ thống lọc sẽ hoạt động theo quy trình như sau:

  • Nước đầu nguồn sẽ qua hệ thống giàn phun mưa để đến bể lọc. Nhiệm vụ của giàn phun mưa là chia nhỏ các phân tử nước để thuận tiện cho quá trình oxy hóa các kim loại như nhôm, sắt, mangan… , giúp làm giảm hàm lượng kim loại có trong nước.
  • Sau khi rơi xuống bể lọc, nước sẽ qua lớp cát đầu tiên để lọc bỏ bụi bẩn, kết tủa, cặn bẩn lơ lửng, vi sinh vật, phèn… Tiếp đó, nước sẽ tiếp tục thẩm thấu xuống lớp than hoạt tính. Than hoạt tính sẽ hấp thụ các tạp chất độc hại, các sinh vật nguy hiểm, đồng thời trung hòa các khoáng chất khó hòa tan ở trong nước. Sau đó nước sẽ được lọc qua lớp cát, sỏi cuối cùng trước khi chảy ra bể chứa nước sạch.
Nguyên lý hoạt động của bể lọc nước giếng khoan
Nguyên lý hoạt động của bể lọc nước giếng khoan

Cơ chế đầu ra của nước sạch phải tuân theo nguyên tắc bình thông nhau và miệng ống dẫn nước sạch phải cao hơn mặt trên cùng của lớp cát. Khi mực nước trong bể dâng lên cao hơn miệng ống, nước sạch sẽ chảy ra và ngược lại. Tức là khi mực nước trong bể nằm ngang với miệng ống, nước sẽ không hoạt động.

Ngoài ra, tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lắp thêm một phao điện hoặc phao cơ để kiểm soát lượng nước tự động cho bể lọc. Các thiết bị lọc có van sẽ giúp cho việc sục rửa – vệ sinh định kỳ dễ dàng hơn, giúp đảm bảo chất lượng nước đầu ra và các lớp lọc luôn sạch sẽ.

>> Xem thêm: Cách khử Clo trong nước máy đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả

Hướng dẫn cách làm bể lọc nước giếng khoan chi tiết

Hướng dẫn cách làm bể lọc nước giếng khoan
Hướng dẫn cách làm bể lọc nước giếng khoan

Bể lọc nước giếng khoan thủ công sẽ áp dụng theo các hiện tượng hóa học và vật lý để tiến hành lọc nước. Nước sẽ chảy qua các tầng vật liệu lọc được bố trí bên trong để loại bỏ tối đa những tạp chất có trong nguồn nước đầu vào.

Hiện nay, bể lọc nước giếng khoan vẫn là sự lựa chọn của khá nhiều người bởi nó khá dễ xây dựng và cũng không tốn nhiều chi phí.

Thường thì bể lọc nước giếng khoan thủ công sẽ được xây dựng với kích thước 80x80x100cm. Dưới đáy bể sẽ đặt một ống nhựa PVC 49 khoan lỗ nhỏ để làm thành lưới ngăn hạt chảy qua ống dẫn nước. Đây cũng là nơi thu nước từ bể chứa nước cần lọc dẫn vào trong hệ thống lọc nước.

Cách làm bể lọc nước giếng khoan sẽ bao gồm các bước sau:

Bước 1: Đặt ống nhựa

Đặt một ống nhựa đã được khoan lỗ vào đáy bể để tạo đường ống dẫn nước chảy ra ngoài. Ống nhựa này sẽ được kết nối với bể chứa nước.

Bước 2: Đổ các lớp vật liệu lọc

Thứ tự các lớp vật liệu lọc sẽ là:

Đổ một lớp sỏi khoảng 10cm vào đáy bể, chú ý không đổ quá nhiều vì mục đích của lớp sỏi này là làm thoáng và chống tắc cho hệ thống chứ không có tác dụng lọc nước. Tiếp theo là một lớp cát thạch anh dày khoảng 30 – 40cm. Sau đó là lớp cát Mangan để chúng có thể hấp thụ hết hàm lượng mangan và sắt có trong nước. Đây là loại vật liệu giúp xử lý nước nhiễm phèn nặng rất tốt.

Tiếp đến là một lớp than hoạt tính dày khoảng 10cm. Bạn nên chọn loại than gáo dừa vì nó sẽ giúp khử mùi, khử màu tốt hơn.

Cuối cùng là lớp vật tư lọc khử sắt – FILOX dày khoảng 10cm, chủ yếu được dùng để làm sạch nguồn nước bị nhiễm sắt và một số kim loại nặng khác.

Để hiệu quả lọc nước được cao hơn, bạn có thể đổ thêm một lớp cát thạch anh chuyên dùng lên phía trên cùng của bể lọc, độ dày khoảng từ 10 – 15cm.

Các loại vật liệu lọc nước
Các loại vật liệu lọc nước

Bước 3: Chế giàn phun mưa

Khi cấp nước đầu vào cho bể lọc, bạn nên cho qua giàn phun mưa hoặc sử dụng bộ trộn khí để oxy hóa nguồn nước đầu. Cách này sẽ giúp tăng hiệu quả trong xử lý nước nhiễm sắt và giúp làm giảm mùi hôi tanh có trong nguồn nước giếng khoan.

Với cách xây bể lọc nước giếng khoan như trên, nguồn nước nhà bạn cơ bản đã được làm sạch và đảm bảo hơn nhiều so với nguồn nước giếng khoan thông thường. Tuy nhiên, nước này chỉ nên dùng trong sinh hoạt như tắm giặt, tưới tiêu,… . Nếu muốn ăn, uống, bạn cần đun sôi hoặc dùng thêm hệ thống lọc nước đầu nguồn, máy lọc nước gia đình hoặc máy lọc nước công nghiệp. Việc lựa chọn loại máy nào sẽ còn tùy vào nhu cầu sử dụng và số lượng người sử dụng.

>> Xem thêm: Top 5 cách khử clo trong nước nuôi cá an toàn, phổ biến nhất

Những lưu ý quan trọng khi xây bể lọc nước giếng khoan

Khi làm bể lọc nước giếng khoan, bạn cần phải chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Cát thạch anh, cát Mangan, than hoạt tính là những vật liệu lọc cơ bản quan trọng và bắt buộc phải có trong bể lọc nước đầu nguồn.
  • Bể lọc nước phải luôn ngập nước để tạo được độ mịn trong các lớp vật liệu.
  • Để xử lý triệt để các kim loại như sắt, mangan, asen có trong nguồn nước giếng khoan, lớp vật liệu lọc FILOX rất quan trọng. Loại vật liệu này có độ bền và tuổi thọ cao gấp 5 – 7 lần so với những loại vật liệu thông thường khác.
  • Kỹ thuật lắp đường xả đúng theo nguyên tắc bình thông nhau là yếu tố quyết định đến chất lượng và độ bền của vật liệu lọc.
  • Kích thước bể lọc nước càng lớn thì số lượng vật liệu lọc càng nhiều. Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo được độ dày tổng của các lớp vật liệu phải từ 50cm trở lên. Tổng tỷ trọng cát sỏi so với nước là 1300kg/m3, than hoạt tính là 650 – 700kg/m3 và vật liệu FILOX là 1500kg/m3.
  • Tùy vào điều kiện thực tế của từng hộ gia đình mà kích thước bể lọc sẽ khác nhau. Để có thể tính được khối lượng vật liệu lọc đổ vào bể, bạn hãy dựa vào thể tích của bể và chiều cao lớp vật liệu.
  • Tự làm bể lọc nước giếng khoan với nguồn nước mạch ngầm ô nhiễm mức độ nhẹ như có cặn đá, rong rêu, nhiễm phèn, … sẽ tốn ít chi phí hơn, chỉ khoảng 1 đến 3 triệu đồng cho một bể lọc 500 – 2000 lít.
Tự làm bể lọc nước giếng khoan sẽ tiết kiệm được chi phí
Tự làm bể lọc nước giếng khoan sẽ tiết kiệm được chi phí
  • Đối với trường hợp nước giếng khoan bị ô nhiễm nặng như nhiễm các kim loại nặng, nhiễm phèn, xâm nhập mặn, nhiễm đá vôi… hoặc nguồn nước của gia đình bạn gần các khu công nghiệp, bạn cần lắp thêm bộ lọc nước đầu nguồn. Lúc này chi phí sẽ cao hơn vì nó còn tính thêm phí của bộ lọc tổng nữa.

Trên đây là cách làm bể lọc nước giếng khoan mà Primer muốn chia sẻ đến bạn đọc. Chỉ cần lắp đặt đúng theo những hướng dẫn và lưu ý ở trên, bạn đã có được một bể lọc nước giếng khoan giúp tạo ra nguồn nước sinh hoạt đạt chuẩn chất lượng cho gia đình. Nếu có nhu cầu lắp thêm bộ lọc tổng đầu nguồn để có nước dùng trong ăn uống, bạn hãy liên hệ với Primer theo số hotline 1900 98 98 35 để các tư vấn viên có thể hỗ trợ và báo giá trong thời gian sớm nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *