Bụi mịn là gì? Tác hại của bụi mịn ra sao là thắc mắc của rất nhiều người quan tâm và tìm kiếm hiện nay. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí, được các cơ quan tổ chức liệt vào mức báo động cao. Để giải đáp cho thắc mắc của các bạn, Primer sẽ chia sẻ những thông tin về loại bụi mịn này trong bài viết hôm nay.
Tìm hiểu bụi mịn là gì?
Bụi mịn thực tế là các hạt bụi có kích thước siêu nhỏ và không thể nhận biết bằng mắt thường được. Trong thành phần của bụi mịn sẽ gồm các phân tử vô cơ và hữu cơ tồn tại ở thể lỏng hoặc rắn bay lơ lửng trong không khí.
Loại bụi này có nguồn gốc từ bụi đất, bồ hóng, khí thải…. trong đó chủ yếu là từ khói của quá trình đốt cháy nhiên liệu hữu cơ trong các hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc khí thải từ các phương tiện giao thông hay cháy rừng…. Loại bụi này có thích thước rất đa dạng và được đo bằng đơn vị micromet rất nhỏ, được viết tắt với tên PM.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO thì có tới 92% dân số trên toàn thế giới đang sống trong môi trường ô nhiễm bụi mịn. Trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia có mức ô nhiễm đáng báo động. Tuy đã có những biện pháp nhằm cải thiện tình trạng ô nhiễm nhưng những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí do bụi mịn ngày càng gia tăng. Điều này đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe con người.
4 loại bụi mịn phổ biến nhất là gì?
Bụi mịn được phân ra làm nhiều loại tùy thuộc vào kích thước bụi. Có thể kể tới 4 loại chính sau đây:
Loại bụi mịn PM 10
Đây là loại bụi mịn có kích thước lớn nhất từ 2.5 tới 10 micromet, tương đương 1/5 sợi tóc của chúng ta. Nguồn gốc hình thành chủ yếu là từ các dị tượng của thiên nhiên như cháy rừng, khói từ núi lửa phun trào, lốc xoáy và bão cát. Đôi khi loại bụi này còn được hình thành từ phấn hoa bị gió cuốn đi, rồi các bào tử của nấm và nước thải của côn trùng trong không khí.
Loại bụi mịn PM 2.5
Là loại bụi có kích thước từ 1.0 – 2.5 micromet, tương đương 1/20 bề rộng của 1 sợi tóc tơ. Với kích thước này, bụi có khả năng xâm nhập vào đường máu của con người thông qua việc hít thở hàng ngày.
Bụi PM 2.5 được hình thành chủ yếu từ các chất nito, carbon và các loại hợp chất kim loại khác. Không khí nhiễm loại bụi này sẽ bị mờ đi giống như có hiện tượng sương mù. Điều này làm giảm đi tầm nhìn của người tham gia giao thông. Nồng độ bụi trong không khí càng lớn thì tầm nhìn càng giảm.
Loại bụi mịn PM 1.0
Loại bụi này có kích thước dưới 1 micromet, so với bề rộng của sợi tóc thì chỉ bằng 1/50 mà thôi. Với kích thước nhỏ như vậy, bụi có thể vượt qua rào cản của hệ hô hấp mà xâm nhập trực tiếp vào cơ quan hô hấp, tác động tiêu cực tới hệ thần kinh cũng như cấu trúc DNA của người.
Loại bụi siêu mịn PM 0.01 – PM 0.03 – PM 0.1
Kích thước của từng loại bụi siêu mịn này như sau:
- Bụi PM 0.01 có kích cỡ khoảng 0.01 micromet.
- Bụi PM 0.03 có kích cỡ 0.03 micromet.
- Bụi PM 0.1 có kích cỡ hạt khoảng 0.1 micromet.
Đây là 3 loại bụi xuất hiện thường xuyên trong môi trường sống của con người. Đặc biệt là tại các khu vực đông dân cư, xe cộ qua lại nhiều và những nơi tập trung khu công nghiệp, nhà máy sản xuất. Các loại bụi siêu mịn này có kích thước quá nhỏ và không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
7 tác hại của bụi mịn là gì?
Với kích cỡ quá nhỏ không thể nhận biết bằng mắt thường, bụi mịn âm thầm xâm chiếm không khí, len lỏi vào từng hơi thở của chúng ta. Chính vì vậy mà những tác hại của bụi mịn không thể lường trước được. Phổ biến nhất phải kể tới 7 tác hại sau đây:
Gây dị ứng da
Ở mức độ nhẹ, việc tiếp xúc với loại bụi này có thể gây ra tình trạng dị ứng. Các vi khuẩn có hại tồn tại trong không khí cùng bụi bám trực tiếp trên da mà chúng ta không thể nhận biết. Điều này gây ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu trên da, thậm chí gây dị ứng nổi mẩn đỏ. Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh về đau mắt, viêm mũi và các bệnh liên quan tới tai mũi họng.
Bụi mịn gây rối loạn về thần kinh
Theo một số nghiên cứu khoa học về tác động của bụi mịn có chỉ ra rằng, nó là một trong những tác nhân ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh trung ương, gây rối loạn có thể dẫn tới viêm nhiễm cấp tính. Bụi mịn cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer hay Parkinson. Nếu tiếp xúc về lâu dài sẽ dẫn tới thoái hóa về thần kinh hoặc làm tăng nguy cơ đột quỵ cho con người.
Bụi mịn gây ra các bệnh lý về phổi
Cơ thể chúng ta hoạt động bằng cách vận chuyển oxy tới từng tế bào. Trong thành phần của máu có chất hemoglobin là một loại chất giúp oxy di chuyển tới các tế bào. Khi các hạt bụi xâm nhập trực tiếp vào đường máu sẽ kết hợp cùng các loại khí như CO, SO2, NO2 làm ngăn cản hemoglobin khiến chúng ta gặp tình trạng khó thở vì thiếu oxy. Thậm chí là gây kích ứng mũi họng, ho, hắt hơi, sổ mũi…. Lâu dần sẽ tạo thành các bệnh mãn tính về hô hấp, làm suy nhược chức năng của phổi và gây ra các bệnh như hen suyễn, thậm chí là ung thư phổi.
Những phân tử bụi mịn theo đường thở để xâm nhập và bám vào bề mặt phổi, lưu thông trong đường máu. Nồng độ ít thì gây khàn tiếng, hắt hơi hoặc khó thở. Nồng độ cao có thể gây suy nhược chức năng phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính và nghiêm trọng hơn cả là ung thư phổi.
Một trong những nguyên nhân gây bệnh về tim mạch
Những hạt bụi nhỏ, mịn lại chính là sát thủ tấn công mạnh tới hệ thống thần kinh của con người. Từ việc tấn công vào phế nang, bụi mịn dần dần vượt qua vách ngăn khí để đi vào hệ thần kinh và gây ra bệnh lý về tim mạch. Bụi mịn có khả năng làm tắc nghẽn mạch máu, khiến mạch máu bị vỡ, gây nhồi máu cơ tim vô cùng nguy hiểm tới tính mạng con người.
Bụi mịn gây rối loạn về sinh sản
Đã có rất nhiều cảnh báo được tổ chức Y tế thế giới WHO đưa ra về ảnh hưởng của bụi mịn và ô nhiễm không khí với phụ nữ mang thai và thai nhi. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các loại bụi này có thể là nguyên nhân gây sinh non, trẻ nhẹ cân hoặc dị tật ở thai nhi.
Bụi mịn có thể gây ung thư
Cơ thể con người dễ sản sinh ra các gốc tự do khi tiếp xúc với bụi mịn trong một khoảng thời gian dài. Các gốc tự do này sẽ tấn công tế bào trong cơ thể gây nguy hiểm tới sức khỏe. Các gốc tự do trong cơ thể có thể âm thầm xuất hiện khi các cơ quan tế bào bị viêm nhiễm. Vì thế bụi mịn làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư da và đường hô hấp.
Bụi mịn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ nhỏ
Trẻ em là đối tượng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của tình trạng ô nhiễm bụi mịn. Khi sức đề kháng của các trẻ thấp và phải sống trong môi trường ô nhiễm về bụi mịn, sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Nếu chúng ta để ý thì khi ô nhiễm không khí tăng cao, trẻ em rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Tình trạng ô nhiễm kéo dài có thể khiến sức khỏe của trẻ đi xuống, mắc các bệnh mãn tính nhiều hơn.
Primer vừa chia sẻ tới các bạn bụi mịn là gì và những tác hại mà bụi mịn gây ra trong đời sống con người. Hi vọng với những kiến thức về loại bụi này, các bạn có thể giải đáp được thắc mắc của mình. Đừng quên ghé website primer.vn của chúng tôi để tham khảo những mẫu máy lọc nước công nghiệp, máy lọc nước gia đình hay bộ lọc tổng đầu nguồn nếu bạn có nhu cầu nhé!