Amidan là hai tuyến hình bầu dục nằm ở phía sau cổ họng có vai trò là chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus vào cơ thể qua đường mũi và miệng. Viêm amidan có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ rất khó chữa dứt điểm, thậm chí còn gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh. Vậy bị amidan nên uống gì và không nên uống gì, cùng Primer trả lời bạn nhé.
Bị amidan nên uống gì để cải thiện tình trạng bệnh
Khi bị viêm amidan, việc đầu tiên mà nhiều nghĩ đến sẽ là đi mua thuốc uống. Vậy có những loại thuốc nào hỗ trợ điều trị viêm amidan. Nội dung dưới đây chính là câu trả lời dành cho bạn.
Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn
Một số loại thuốc giảm đau có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm amidan như đau họng, sốt, ho,… Đó là acetaminophen, Ibuprofen, aspirin. Lưu ý rằng, aspirin không thích hợp cho trẻ em dưới 12 tuổi vì nó có thể gây ra hội chứng Reye, một căn bệnh đe dọa tính mạng. Bên cạnh đó, loại thuốc này còn giúp chống tập kết tiểu cầu gây chảy máu kéo dài và kích thích phản ứng dị ứng ở những người có cơ địa dễ dị ứng.
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh chỉ nên dùng trong trường hợp nguyên nhân gây viêm amidan là do vi khuẩn. Ngoài việc dùng kháng sinh, bạn cần dùng kết hợp thêm một số loại thuốc đặc hiệu để điều trị triệu chứng của bệnh.
Cephalosporin và Penicillin là hai loại thuốc đặc trị viêm amidan hốc mủ do vi khuẩn gây ra. Thuốc cần được dùng liên tục trong 7 – 10 ngày hoặc dài hơn nếu thấy bác sĩ thấy cần thiết.
Thuốc giảm phù nề, chống sưng viêm
Một số loại thuốc chống viêm, giảm phù nề thường được dùng để điều trị viêm amidan là:
- Thuốc dạng men Alpha Choay: Thường dùng để ngậm dưới lưỡi.
- Thuốc NSAID (thuốc chống viêm không chứa steroid): Chỉ được dùng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên để tránh nguy cơ xuất huyết dạ dày kéo dài.
- Thuốc uống có chứa Corticoid: Là loại thuốc có tác dụng chống viêm mạnh nhất.
Ngoài các loại thuốc cơ bản trên thì bạn cũng có thể sẽ được kê đơn thêm thuốc giảm ho, kẽm, vitamin C, thuốc kháng histamin H1,…
Thuốc xịt họng và dùng nước súc miệng
Dùng thuốc xịt họng và nước súc miệng là một giải pháp giúp chống viêm và sát trùng cổ họng một cách hiệu quả. Bạn có thể tìm mua loại thuốc xịt họng chứa một trong những hoạt chất sau:
- Benzydamine.
- Cetylpyridinium clorua.
- Phenol.
- Chlorhexidine gluconate.
- Dibucaine.
- Benzocain (Chỉ dùng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên và người lớn).
- Rượu benzyl.
Để đảm quá trình điều trị bệnh là an toàn, hiệu quả, tốt nhất là bạn nên đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa và sử dụng các loại thuốc có trong đơn, tránh tự ý mua thuốc ngoài để uống
Uống nước lọc ấm
Khi bị viêm amidan, cổ họng sẽ sưng, đau và rát. Việc uống nước lọc ấm hàng ngày không chỉ giúp làm dịu cổ họng, loại bỏ vi khuẩn mà còn hỗ trợ làm giảm các cơn đau do viêm amidan gây ra, đồng thời cung cấp các khoáng chất có lợi cho cơ thể.
Lưu ý là nguồn nước bạn sử dụng phải đảm bảo độ sạch theo tiêu chuẩn nước uống của Bộ Y tế. Khi cổ họng đang bị tổn thương, nó sẽ rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập nên việc dùng nước sạch là hết sức cần thiết. Hãy sử dụng bộ lọc nước đầu nguồn để đảm bảo độ sạch của nước và đừng quên, đun sôi trước khi uống để đảm bảo sự an toàn.
Sữa ấm
Sữa cung cấp một lượng lớn protein, vitamin D và nhiều chất dinh dưỡng giúp hỗ trợ làm lành những tổn thương tại lớp viêm mạc. Thành phần canxi và các loại vi khuẩn có lợi từ sữa cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng. Lưu ý là những người bị viêm amidan nên uống sữa ấm để không gây ảnh hưởng tới vùng amidan bị sưng viêm, đồng thời giúp cơ thể có thể hấp thu dưỡng chất được tốt hơn.
Nước cam
Nhiều người cho rằng uống nước cam sẽ làm tăng lượng đờm đặc quánh và khiến người bệnh bị khó thở hơn. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm vì theo các nghiên cứu, thành phần vitamin C và canxi có trong nước cam có thể hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp làm dịu họng, tan đờm và tạo lớp màng chắn bao bọc lấy vùng hầu họng để bảo vệ nó trước tác động của vi khuẩn gây bệnh. Chính vì vậy, uống nước cam được xem là giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh amidan được hiệu quả hơn.
Nước ép dứa
Nước ép dứa chứa hàm lượng vitamin C dồi dào giúp tăng cường khả năng chống lại các vi khuẩn gây bệnh viêm amidan. Bên cạnh đó, thành phần bromelain – hỗn hợp enzyme protease trong dứa cũng có khả năng chống viêm vô cùng hiệu quả. Mặc dù được đánh giá là có hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng của bệnh viêm amidan nhưng bạn nên dùng không quá 300ml nước ép dứa mỗi ngày.
Ngoài ra, bạn cũng chỉ nên uống nước dứa khi dạ dày đã được lấp đầy để tránh tình trạng buồn nôn và tổn thương niêm mạc dạ dày.
Nước ép dưa chuột
Dưa chuột là một loại trái cây rất lành tính, giàu canxi, đường, sắt, protein,… nên có thể dùng để hỗ trợ điều trị viêm amidan cho cả trẻ nhỏ.
Nước ép lê
Theo Đông y, nước ép lê có tính mát, vị ngọt thanh và hơi chua. Nó có tác dụng chính là giúp thanh nhiệt, tiêu đờm và hỗ trợ giảm ho hiệu quả. Chính vì vậy, nước ép lê được sử dụng để làm dịu các triệu chứng của bệnh viêm amidan bằng cách ép lấy nước uống hoặc chưng với đường phèn.
Nước ép lê giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do viêm amidan gây ra như ho, khản tiếng. Bên cạnh đó, nó cũng giúp chống khô miệng, họng và làm dịu đi cảm giác ngứa rát ở họng.
Hỗn hợp nước chanh nóng và đường phèn
Trong chanh không chỉ chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng mà còn có nhiều thành phần hoạt chất giúp sát khuẩn, ngăn ngừa virus gây bệnh ở vùng hầu, họng, dạ dày và thực quản. Uống một ly chanh ấm pha với đường phèn vào buổi sáng sẽ giúp làm sạch khu vực hầu họng.
Không chỉ vậy, nước chanh nóng còn giúp cải thiện được tình trạng chảy máu chân răng và hỗ trợ điều trị bệnh viêm amidan hiệu quả.
Các loại trà thảo mộc
Trong các loại trà thảo mộc thường có chứa chất kháng sinh tự nhiên và tinh dầu nhẹ giúp cơ thể thư giãn và làm dịu cổ họng. Bạn có thể pha pha mật ong với trà gừng, trà hoa cúc hoặc trà bạc hà,… sau đó uống khi còn ấm vào mỗi sáng hoặc tối để hỗ trợ điều trị bệnh viêm amidan.
Với lá húng chanh, bạn chỉ cần rửa sạch một nắm lá rồi đem chưng cách thủy với đường phèn trong khoảng 20 phút. Sau đó, sử dụng nước này để uống trong 5 – 7 ngày là có thể làm giảm các triệu chứng sưng, rát do viêm amidan gây ra.
Với gừng, bạn cũng thực hiện theo cách chưng cách thuỷ với mật ong. Mỗi ngày uống từ 2 – 3 lần để làm giảm tình trạng viêm nhiễm và giữ ẩm, giữ ấm cho cổ họng.
Bị amidan không nên uống gì để bảo vệ cổ họng
Uống nước đá lạnh
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, người bị viêm amidan không nên uống nước đá lạnh. Nước lạnh khiến vùng họng bị tổn thương nặng nề hơn. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công và khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí xuất hiện nhiều diễn biến xấu hơn.
Không những vây, việc uống nước đá lạnh còn khiến cổ có nguy cơ bị bỏng lạnh và tiết ra các dịch nhầy gây suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Chính vì vậy mà những người đang bị viêm amidan cần tránh uống nước lạnh mà chỉ nên uống nước nguội hoặc nước ấm để không làm ảnh hưởng đến cổ họng.
Các loại đồ uống có chứa chất kích thích
Những loại đồ uống có chứa chất kích thích sẽ gây kích ứng niêm mạc, khiến cho các vết viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, rượu, bia có thể gây nôn ói và tạo áp lực lên vùng miệng họng, còn cà phê có thể gây mất ngủ khiến hệ miễn dịch bị suy yếu.
Với những thông tin vừa chia sẻ ở trên, Primer đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi bị amidan nên uống gì. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn đọc có thể điều trị bệnh viêm amidan một cách tốt hơn. Nếu có nhu cầu sử dụng bộ lọc nước đầu nguồn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline 1900 98 98 35 ngay trong hôm nay bạn nhé.