Người mắc bệnh bạch cầu cao nên ăn gì để cải thiện sức khỏe

Bạch cầu là một thành phần quan trọng của máu có vai trò chính là giúp cơ thể tránh khỏi sự xâm nhập của những tác nhân gây hại bên ngoài, đặc biệt là các loại vi khuẩn, ký sinh trùng,… Khi lượng bạch cầu tăng cao, khả năng bảo vệ cơ thể của nó không những không được cải thiện mà còn khiến việc lưu thông máu bị cản trở. Vậy bạch cầu tăng cao do đâu? Người mắc bệnh bạch cầu cao nên ăn gì và không nên ăn gì. Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây của Primer

Bệnh bạch cầu cao là gì?

Bạch cầu là một trong những thành phần quan trọng của máu
Bạch cầu là một trong những thành phần quan trọng của máu

Bạch cầu là một trong những thành phần quan trọng của máu với nhiệm vụ là tăng cường sức đề kháng và chống lại các tác nhân gây bệnh. Lượng bạch cầu bình thường ở người khỏe mạnh sẽ dao động từ 4.000 – 8.000/ml. Vượt quá lượng này thì lượng bạch cầu là cao và nếu vượt quá 10.000/ml, người bệnh có khả năng bị bạch cầu mạn hay bạch cầu cấp. Đây có thể là biểu hiện của bệnh ung thư.

Bạch cầu tăng cao do đâu?

Bạch cầu giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập và tấn công của các vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên vì một số nguyên nhân mà lượng bạch cầu trong máu bị tăng cao hơn mức bình thường, cụ thể là:

  • Di truyền: Nếu thành viên trong gia đình bạn bị bạch cầu cao, bạn sẽ có khả năng bị nhiễm bệnh này.
  • Rối loạn di truyền: Những căn bệnh khiến bạch cầu cao thường là Down, hội chứng Bloom, Fanconi,….
  • Nhiễm trùng: Đây được xem là nguyên nhân chính và chủ yếu nhất của bệnh bạch cầu cao. Khi cơ thể bị nhiễm trùng, lượng bạch cầu sẽ tăng cao để bảo vệ cơ thể.
  • Điều trị ung thư: Quá trình hóa trị hoặc xạ trị có thể khiến bạch cầu tăng cao.

Ngoài những yếu tố chính trên thì còn có một số yếu tố khác cũng khiến lượng bạch cầu trong máu tăng lên, đó là sử dụng thuốc lá, tiếp xúc với nhiều hóa chất nguy hiểm, làm việc trong môi trường bức xạ,…

Bạch cầu cao nên ăn gì
Sử dụng thuốc lá khiến lượng bạch cầu tăng cao

Biểu hiện của cơ thể khi bạch cầu tăng cao

Bạch cầu tăng cao là một trong những nguyên nhân gây tích tụ và làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, thậm chí là gây cản trở quá trình sản xuất ra những tế bào máu khỏe mạnh. Khi bạch cầu dao động trong ngưỡng từ 4.000 – 10.000/mm3 máu, nó được đánh giá là tăng.

Tùy vào mức độ bạch cầu tăng mà người bệnh sẽ có một số biểu hiện như sau:

  • Thường xuyên mệt mỏi và cảm thấy khó chịu trong người.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Sốt không rõ nguyên nhân đi kèm với sự nhiễm trùng trên cơ thể.
  • Khó thở, yếu cơ.
  • Lâu lành vết thương.
  • Dễ bị chảy máu và thường ra nhiều mồ hôi vào ban đêm.
  • Xuất hiện các vết bầm tím trên người dù không bị va đập trước đó.
  • Nổi mề đay, ngứa ngáy.
  • Chảy máu cam nhưng không rõ nguyên nhân.
  • Dễ stress và cảm thấy không khỏe.
Mệt mỏi, stress là một trong những triệu chứng của bệnh bạch cầu cao
Mệt mỏi, stress là một trong những triệu chứng của bệnh bạch cầu cao

Để biết chính xác tình trạng sức khỏe của mình là có bị bạch cầu cao hay không, cách tốt nhất là bạn hãy đi làm xét nghiệm máu. Việc tiến hành các xét nghiệm sẽ giúp bạn biết chính xác được tình trạng bệnh lý của mình, đồng thời loại trừ hoặc kịp thời phát hiện bệnh nguy hiểm hơn, ví dụ như ung thư máu,….

Bạch cầu cao nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh, chế độ ăn uống cũng giúp người bị bạch cầu cao cải thiện được tình trạng bệnh của mình. Dưới đây là danh sách thực phẩm mà người bạch cầu cao nên ăn, uống.

Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

  • Rau má: Trong rau má có chứa chất diệp lục và có cấu trúc phân tử tương tự với phân tử hemoglobin trong máu người. Vậy nên uống nước ép rau má thường xuyên cũng là cách tốt để cải thiện tình trạng sức khỏe ở những người bạch cầu cao bằng cách tăng sinh tiểu cầu và hồng cầu. Bạn có thể vắt thêm vài giọt chanh vào cốc nước ép rau má để gia tăng hương vị cho thức uống này.
  • Bí ngô: Trong bí ngô có chứa một lượng lớn vitamin A giúp tăng sinh protein và lượng tiểu cầu cần thiết cho cơ thể. Những món cháo, súp hoặc canh bí ngô không chỉ vô cùng thơm ngon mà còn rất giàu năng lượng. Bạn cũng có thể chế biến món sữa từ bí ngô tươi để đa dạng hơn khẩu phần ăn của mình.
  • Củ dền: Củ dền đỏ có tác dụng rất lớn trong quá trình làm tăng hồng cầu của máu. Chính vì vậy, nó là sự lựa chọn hàng đầu dành cho những người bị bạch cầu cao. Bạn có thể uống nước ép củ dền hoặc chế biến thành các món ăn khác trong bữa cơm hàng ngày.
Bạch cầu cao nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh
Củ dền giúp tăng lượng hồng cầu có trong máu
  • Củ cải: Củ cải cũng là một loại thực phẩm rất tốt cho việc tăng sinh hồng cầu trong máu. Lượng sắt dồi dào trong củ cải cùng các vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hấp thụ và vận chuyển oxy trong máu, từ đó làm giảm nguy cơ thiếu máu hiệu quả.

Thực phẩm giàu Omega-3

Các loại hạt, ngũ cốc như hạt dẻ, hạt óc chó, hạnh nhân,… có chứa nhiều Omega-3 cũng là thực phẩm mà bạn nên ăn khi bị bạch cầu cao. Hàm lượng vitamin, khoáng chất và protein tự nhiên có trong những loại hạt này rất tốt cho cơ thể đang bị suy yếu, giúp gia tăng lượng hồng cầu và cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể.

Bổ sung thực phẩm giàu đạm

Như các bạn đã biết thì những loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, dê, thịt lợn,… chứa rất nhiều đạm và sắt. Đây đều là những chất rất cần thiết cho quá trình tạo hồng cầu trong cơ thể người. Không những vậy, những thực phẩm này còn cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào, giúp người bệnh tăng sức đề kháng để chống lại bệnh tật.

Ngoài những loại thịt đỏ trên, người bị bạch cầu cao cũng nên bổ sung thêm các loại hải sản như tôm, cua, hàu,…  để tăng lượng hồng cầu trong máu.

Bổ sung thêm các loại hải sản để tăng lượng hồng cầu trong máu
Bổ sung thêm các loại hải sản để tăng lượng hồng cầu trong máu

Bạch cầu tăng cao không nên ăn gì

Ngoài việc bổ sung những loại thực phẩm giúp cải thiện lượng hồng cầu trong cơ thể, bạn cũng nên tránh sử dụng một số loại thực phẩm khiến lượng bạch cầu tăng cao hơn, đó là:

  • Trà xanh: Trà xanh thường được biết đến với tác dụng là chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư. Tuy nhiên, nó còn có tác dụng khác nữa là khiến lượng bạch cầu trong máu tăng nhanh hơn.
  • Vitamin C: Vitamin C cũng là chất kích thích quá trình tăng sinh bạch cầu ở người bị bệnh bạch cầu tăng cao. Chính vì vậy mà những người bị bạch cầu cao nên hạn chế ăn những loại trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi, ổi,….
  • Sữa chua: Lượng probiotic có trong sữa chua giúp cải thiện và tăng cường số lượng tế bào bạch cầu trong máu. Điều này hoàn toàn không tốt với những người đang mắc bệnh bạch cầu cao.
  • Tỏi: Trong tỏi có chứa nhiều chất có tác dụng chống lại mầm bệnh, tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch với người bình thường. Tuy nhiên, tỏi lại kích thích sản sinh bạch cầu trong máu.

Hướng dẫn cách phòng tránh bạch cầu tăng cao

Bệnh nhân bạch cầu cao nên ăn gì
Cách phòng tránh bệnh bạch cầu cao

Thay vì phải đi chạy chữa tốn kém để điều trị bệnh bạch cầu cao, bạn hãy xây dựng cho mình một lối sống khoa học, lành mạnh ngay từ giờ để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cao. Cụ thể là:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước rửa tay để tránh nhiễm khuẩn hoặc nhiễm một số bệnh lý do ký sinh trùng gây ra.
  • Không hút thuốc lá.
  • Không tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thuốc mà hãy uống thuốc theo đơn của bác sĩ.
  • Giữ cho tinh thần thoải mái, lạc quan, hạn chế tối đa những cảm xúc tiêu cực.
  • Tránh xa những tác nhân có thể khiến bạn bị dị ứng.

Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh bạch cầu cao và lời giải đáp cho câu hỏi bạch cầu cao nên ăn gì. Để cải thiện tình trạng bệnh, bạn hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh. Đừng quên sử dụng nguồn nước sạch đã được lọc qua máy lọc RO hoặc bộ lọc nước đầu nguồn để bảo vệ sức khỏe của mình các bạn nhé. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *