Hướng dẫn cách xử lý nước nhiễm mangan hiệu quả, an toàn

Nước nhiễm mangan là tình trạng nguồn nước chứa nồng độ mangan vượt mức cho phép. Nếu sử dụng nguồn nước này trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, sức khỏe của con người sẽ bị ảnh hưởng xấu. Để có thể xử lý nước nhiễm mangan an toàn và hiệu quả, các bạn hãy dành chút thời gian theo dõi nội dung bài viết ngày hôm nay của Primer nhé.

Nước nhiễm mangan là gì?

Trước khi tìm hiểu các cách xử lý nước nhiễm mangan, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem nước nhiễm mangan là gì?

Nước nhiễm mangan là nước có chỉ số mangan vượt qua mức cho phép của Bộ Y tế. Theo QCVN 01: 2009/BYT, hàm lượng mangan có trong nước ăn uống không được vượt quá 0,3 mg/l. Tuy nhiên, ngay cả khi độ mangan thấp hơn 0,02mg/l thì nó vẫn có thể tạo ra một lớp cặn màu đen đóng bám.

Với những nguồn nước bị nhiễm mangan, nước sẽ có màu đục, mùi tanh và tạo một lớp cặn màu đen ở dưới đáy vật chứa hoặc đường ống dẫn nước.

Xử lý nước nhiễm mangan
Nước bị nhiễm mangan, nước sẽ có màu đục, mùi tanh và tạo một lớp cặn màu đen ở dưới đáy vật chứa

Nguyên nhân nước nhiễm mangan 

Mangan xuất hiện trong nước thông qua quá trình phong hóa, rửa trôi của đất đá và tác động của con người, sau đó được tích tụ lại trong các ao, hồ, sông, suối,…. rồi từ từ ngấm xuống các mạch nước ngầm.

Tại Việt Nam, nồng độ mangan trong nước ngầm ở khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng sông Mê Kông cao hơn mức cho phép nhiều lần. Nước thải, chất thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, chất thải sinh hoạt chưa qua xử lý hoặc xử lý không đạt chuẩn đã khiến nguồn nước mặt bị ô nhiễm. Trong nguồn nước này không chỉ chứa lượng một lượng lớn mangan mà nó còn chứa rất nhiều loại kim loại nặng khác như thủy ngân, sắt, đồng, chì, asen…. Khi nguồn mặt bị ô nhiễm thì nguồn nước ngầm cũng sẽ bị ô nhiễm theo.

Ngoài những nguyên nhân trên thì nước nhiễm mangan còn có thể đến từ hệ thống đường ống dẫn nước hoặc các thiết bị chứa nước trong gia đình. Nhiều ngôi nhà cũ sử dụng các hệ thống đường ống dẫn nước và thiết bị chứa nước mạ kẽm. Khi nguồn nước đầu vào có tính axit cao, đường ống sẽ bị ăn mòn và nước sẽ bị nhiễm mangan.

Tác hại của việc sử dụng nguồn nước nhiễm mangan

Đối với sức khỏe con người

Uống nước nhiễm mangan gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh
Uống nước nhiễm mangan gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh

Mangan tồn tại ở trong nước dưới dạng ion hòa tan (Mn2+). Nếu hàm lượng mangan thấp hơn 0,1mg/l thì nó sẽ có lợi cho sức khỏe. Còn nếu hàm lượng mangan cao từ 1 – 5mg/l thì nó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến một số cơ quan nội tạng trong cơ thể.

Mangan không có khả năng gây đột biến cũng như các bệnh nguy hiểm khác như ung thư, cũng không ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản… nhưng nó có liên quan mật thiết đến hệ thần kinh. Bởi lẽ, mangan gây ra các độc tố hình thành hội chứng manganism với các triệu chứng gần như bệnh Parkinson như rối loạn vận động, run tay, cứng cơ, rối loạn tư thế, dáng đi. Nếu lượng mangan hấp thu vào cơ thể cao, chúng có thể gây độc với hệ thần kinh, phổi, thận và tim mạch.

Đối với cơ thể con người, mangan có thể được hấp thụ vào thông qua 3 con đường đó là hô hấp, tiếp xúc và tiêu hóa.

  • Sử dụng nguồn nước nhiễm mangan để ăn uống trong thời gian dài có thể làm giảm khả năng ngôn ngữ, giảm trí nhớ, giảm khả năng vận động của đôi tay và tốc độ chuyển động của mắt.
Sử dụng nguồn nước nhiễm mangan để ăn uống trong thời gian dài có thể làm giảm trí nhớ
Sử dụng nguồn nước nhiễm mangan để ăn uống trong thời gian dài có thể làm giảm trí nhớ
  • Khi được hấp thụ vào qua đường hô hấp, mangan sẽ làm tổn thương phổi với các mức độ khác nhau như ho, ù tai, viêm cuống phổi, viêm phế quản cấp tính, run chân tay.
  • Phơi nhiễm mangan ở nồng độ trên 0.5mg/l trong thời gian dài tuy không phải là nguyên nhân gây bệnh ung thư nhưng nó cũng dẫn đến các triệu chứng liên quan đến ngộ độc thần kinh. Đặc biệt là ở trẻ em, sự hấp thụ mangan cũng nhiều hơn so với các nhóm tuổi khác nhưng khả năng đào thải độc tố này lại rất thấp. Điều này đã dẫn đến sự tích tụ mangan trong cơ thể trẻ và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy mà các chuyên gia y tế khuyến cáo phụ nữ đang mang thai và trẻ em tuyệt đối tránh tiếp xúc và sử dụng nguồn nước bị nhiễm mangan.

Đối với đời sống sinh hoạt

Sử dụng nguồn nước bị nhiễm mangan trong sinh hoạt hàng ngày sẽ làm ố bẩn, cáu cặn đen ở các vật dụng chứa nước. Không chỉ vậy, các đường ống dẫn và hệ thống phân phối nước cũng bị đóng cặn đen khiến diện tích đường ống bị thu hẹp.

Quần áo được giặt bằng nước nhiễm mangan sẽ bị các vết ố đen khó tẩy sạch, đồng thời sợi vải cũng bị phá hủy do mangan bám dính vào sợi vải.

Quần áo được giặt bằng nước nhiễm mangan sẽ bị các vết ố đen khó tẩy sạch
Quần áo được giặt bằng nước nhiễm mangan sẽ bị các vết ố đen khó tẩy sạch

Hướng dẫn cách xử lý nước nhiễm mangan

Để xử lý mangan trong nước, các bạn có thể tham khảo một số cách xử lý nước nhiễm mangan dưới đây:

Cách xử lý mangan trong nước bằng bể lọc nước giếng khoan

Với phương pháp này, cách xây bể lọc nước bị nhiễm mangan sẽ được cụ thể như sau:

Xây bể lọc

  • Bể được xây có kích thước DxRxC là 80cm x 80cm x 1m hoặc kích thước tương ứng với vị trí lọc. Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng các vật liệu như thùng inox, thùng nhựa có thể tích từ 200l trở lên. Quan trọng nhất là chiều cao của bể lọc phải tối thiểu là 1m trở lên.
  • Phần phía dưới đáy bể lọc sẽ là ống lọc nhựa PVC đường kính 48 hoặc lưới nox nhỏ để làm ống thu nước. Mục đích của bộ phận này là ngăn không cho vật liệu lọc chảy ra theo nguồn nước.  
  • Phần trên cùng của bể lọc sẽ là bộ trộn khí hoặc dàn phun mưa để oxy hóa nguồn nước.

Đổ vật liệu lọc (Từ dưới đáy lên trên mặt bể)

  • Sỏi: Sỏi được sử dụng để lọc nước sẽ có kích thước 0,5 – 1cm và nó được dùng với mục đích là làm thoáng ống lọc, chống tắc cho hệ thống ống lọc. Độ dày của lớp sỏi này là khoảng 10cm.
  • Cát vàng hoặc cát thạch anh: Độ dày khoảng 25 – 30 cm. Lớp cát này có tác dụng là ngăn không cho vật liệu lọc chính lẫn vào lớp sỏi, giúp tránh tắc ống lọc.
  • Cát mangan: Dùng để hấp thụ mangan trong nước và là chất xúc tác khử sắt.
Xử lý nước nhiễm mangan bằng bể lọc
Cát mangan dùng để hấp thụ mangan trong nước
  • Than hoạt tính: Độ dày của lớp than hoạt tính này là khoảng 10cm. Than hoạt tính có tác dụng hấp thụ các chất gây màu, mùi có trong nước. Ở lớp vật liệu này, bạn nên chọn loại than hoạt tính gáo dừa để đảm bảo hiệu quả lọc nước được tốt hơn.
  • Vật liệu xử lý sắt: Loại vật liệu thường được sử dụng là hạt Filox và độ dày của lớp này là khoảng 10cm. Đây là lớp vật liệu rất quan trọng trong bể lọc.
  • Cát vàng hạt to hoặc cát thạch anh: Độ dày lớp cát là khoảng 10 – 15 cm.

Phương pháp xây bể lọc này chủ yếu được sử dụng ở các vùng nông thôn và tại những hộ gia đình có diện tích đất ở rộng.

Cách xử lý nước bị nhiễm mangan bằng hóa chất

Phương pháp sử dụng hóa chất để xử lý nước bị nhiễm mangan thường được sử dụng trong các nhà máy, xí nghiệp. Nếu bạn là hộ gia đình thì không nên dùng phương pháp này vì nó đòi hỏi kỹ thuật xử lý nước cao. Nếu sử dụng không đúng cách thì sẽ gây hại cho sức khỏe người dùng.

Các loại hóa chất thường được sử dụng để xử lý nước nhiễm mangan là polyphotphat (tripolyphosphate, pyrophosphate hoặc metaphos-phate), odium hypoclorite, clo,  ozon, kali permanganat.

Xử lý nước nhiễm mangan bằng máy lọc nước công nghiệp

Xử lý nước nhiễm mangan bằng máy lọc nước công nghiệp
Xử lý nước nhiễm mangan bằng máy lọc nước công nghiệp

Trong các phương pháp xử lý nước nhiễm mangan thì máy lọc nước RO được đánh giá là phương pháp tối ưu nhất. Nước sau khi trải qua hệ thống cột lọc và màng RO không chỉ sạch mangan mà còn được loại bỏ gần như hoàn toàn các kim loại nặng, virus, vi khuẩn, mùi, màu,…. có trong nước. Đặc biệt, hệ thống lọc RO công nghiệp còn có đèn khử UV diệt khuẩn nên nguồn nước sau lọc sẽ hoàn toàn sạch khuẩn và đáp ứng tiêu chuẩn nước uống trực tiếp của Bộ Y tế.

Để được tư vấn chi tiết hơn về các dòng máy lọc nước công nghiệp RO để xử lý nước nhiễm mangan, các bạn hãy liên hệ ngay với Primer theo số hotline 1900 98 98 35. Chúng tôi luôn sẵn sàng để có thể hỗ trợ các bạn mua được một sản phẩm máy lọc nước phù hợp nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *