Top 03 cách xử lý nước nhiễm chì hiệu quả mà bạn nên biết

Như rất nhiều bạn ở đây đã biết thì chì là một kim loại nặng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Sử dụng nguồn nước nhiễm chì thường xuyên đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Trong bài viết này, Primer sẽ chia sẻ đến bạn cách xử lý nước nhiễm chì an toàn và hiệu quả.

Nước nhiễm chì là gì?

Trước khi tìm hiểu về cách xử lý nước nhiễm chì, chúng ta cần phải hiểu được nước nhiễm chì là gì.

Nước nhiễm chì là nguồn nước có chứa hàm lượng chì vượt quá mức cho phép, tức là vượt quá giới hạn 0.015mg/l theo tiêu chuẩn của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA). Còn theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 8-2:2010/BYT của Việt Nam, giới hạn chì trong nước là 0.01 mg/l.

Nguyên nhân nguồn nước bị nhiễm chì

Nguyên nhân nguồn nước bị nhiễm chì
Nguyên nhân nguồn nước bị nhiễm chì

Nước nhiễm chì có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cụ thể là:

Gỉ sét từ đường ống dẫn nước

Đa phần nước nhiễm chì là do đường ống dẫn và các dụng cụ đựng nước bị ăn mòn. Khi di chuyển qua đường ống dẫn, nước sẽ hấp thụ chì và các chất gây ô nhiễm trong đó. Độ axit của nước càng lớn thì tốc độ ăn mòn càng nhanh.

Nước thải công nghiệp

Nước thải từ các nhà máy sản xuất công nghiệp chưa được xử lý thường có chứa lượng chì cao. Khi thải ra sông, suối, lượng chì này sẽ đi vào cơ thể các sinh vật sống trong đó. Nếu ăn phải những sinh vật này, con người sẽ gián tiếp hấp thụ chì từ chúng.

Không những vậy, lượng chì này còn ngấm xuống đất và làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Ở Việt Nam, nhất là những khu vực nông thôn, người dân chủ yếu sử dụng nước ngầm nên tỷ lệ nhiễm chì là rất lớn.

Do phản ứng hoá học trong nước

Các yếu tố như nồng độ pH, nồng độ oxy hòa tan và hàm lượng khoáng chất có trong nước có thể ảnh hưởng đến quá trình phát tán độc tố. Oxy kết hợp với chì sẽ tạo thành chì hidroxit Pb(OH)2 kết tủa giúp ngăn ngừa sự phát tán chì vào nước. Tuy nhiên nó chỉ hiệu quả nếu độ pH của nước nằm trong khoảng từ 7 – 10.

Nếu đường ống nước làm bằng đồng và chì thì nó sẽ tạo thành một hệ pin Galvanic với đồng là cực âm còn chì là cực dương. Nước chảy qua đường ống này sẽ giống như dung dịch điện ly làm cho chì bị ăn mòn và hòa vào nước nhanh hơn.

Do các hoạt động khai thác khoáng sản

Nước nhiễm chì do hoạt động khai thác khoáng sản
Nước nhiễm chì do hoạt động khai thác khoáng sản

Nguồn nước khi đi qua các mỏ khai thác khoáng sản sẽ đem theo một lượng kim loại nh, trong đó có chì. Mặc dù lượng kim loại này không lớn nhưng nó vẫn có thể gây hại cho sức khỏe con người.

Một số cách nhận biết nước nhiễm chì mà bạn nên biết

Để nhận biết nước nhiễm chì, chúng ta không thể nhìn bằng mắt thường hoặc dùng các phương pháp như nếm, ngừi. Thay vào đó, bạn phải mang mẫu nước đi kiểm định hoặc sử dụng các dụng cụ chuyên dụng.

Kiểm tra mẫu nước tại trung tâm kiểm định: Với phương pháp này, bạn cần lấy mẫu nước mình muốn kiểm tra và mang tới trung tâm kiểm định. Đối với các nhà máy chuyên xử lý và cung cấp nước sạch, số liệu về nồng độ chì trong nước có thể được đăng tải trên website chính thức.

Dùng máy đo chỉ số chì: Ngoài cách mang tới trung tâm kiểm nghiệm thì bạn cũng có thể mua máy đo chỉ số chì về để thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên cách này khá tốn kém chi phí.

Nước nhiễm chì gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người

Sử dụng nguồn nước nhiễm chì gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dùng, đặc biệt là trẻ nhỏ và phụ nữ có thai. Cơ thể người rất khó đào thải chì ra ngoài và lượng chì này sẽ ngấm vào máu, gây suy giảm nghiêm trọng hệ miễn dịch ở người.

Tác động tới trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều của việc sử dụng nước nhiễm chì. Theo EPA, nồng độ nước nhiễm chì tối đa mà trẻ em được dùng là 0.015 mg/l. Bên cạnh đó, lượng chì trong cơ thể trẻ em cũng phải ở dưới mức 0.05 mg/l. Tùy vào nồng độ chì có trong nước mà mức độ ảnh hưởng tới cơ thể trẻ sẽ khác nhau. Hệ thần kinh, nhất là não bộ chính là bộ phận đầu tiên bị ảnh hưởng khi nồng độ chì dao động từ 0.1 – 0.25 mg/l. Ở nồng độ cao hơn, từ 0.7 mg/l, nước nhiễm chì sẽ gây rối loạn hành vi, co giật, hôn mê, thậm chí là gây tử vong.

Cách xử lý nước nhiễm chì
Trẻ nhỏ là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều của việc sử dụng nước nhiễm chì

Theo một nghiên cứu thì lượng chì hấp thụ vào máu, mô mềm và xương của trẻ em là 40 – 50% còn ở người lớn là khoảng 3 – 10%. Chính vì vậy mà với cùng một lượng chì, người lớn có thể không sao còn trẻ em lại bị ảnh hưởng xấu. Không chỉ vậy, dư lượng chì tồn tại trong cơ thể còn là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như buồn nôn, chán ăn, chậm lớn, táo bón, ngộ độc,….

Trẻ sơ sinh lại càng là đối tượng nhạy cảm với chì vì nguồn thực phẩm của trẻ chính là sữa mẹ. Nếu cơ thể người mẹ bị tồn đọng một lượng chì lớn thì nó có thể ngấm vào sữa và gây hại cho trẻ, đặc biệt là thính giác và hệ thần kinh.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người mẹ nên tiến hành đo lượng chì trong máu. Nếu nồng độ chì trên 40 microgam/dl thì nên hút bỏ sữa để thải chì ra ngoài. Cách này sẽ giúp trẻ nhỏ giảm việc hấp thụ chì vào cơ thể.

Tác động tới phụ nữ có thai

Bản thân người mẹ có thể không bị ảnh hưởng nhiều nếu nhiễm một lượng chì nhỏ nhưng thai nhi lại có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ví dụ như:

  • Sinh non hoặc sảy thai.
  • Làm chậm sự phát triển bình thường của bào thai.
  • Giảm khả năng tư duy của trẻ sau sinh.
  • Gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh.
  • Gây ảnh hưởng xấu đến thể chất của trẻ.
Sử dụng nước nhiễm chì gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi
Sử dụng nước nhiễm chì gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi

Tác động tới người trưởng thành và khỏe mạnh

Mặc dù người trưởng thành có sức khỏe và sức đề kháng tốt nhưng việc tiếp xúc với nước nhiễm chì trong thời gian dài vẫn sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, ví dụ như:

  • Gây ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch.
  • Gây bệnh cao huyết áp.
  • Làm suy giảm chức năng thận.
  • Đẩy nhanh quá trình lão hóa xương.
  • Gây đau mỏi tay chân, đau bụng.
  • Ảnh hưởng tới hệ thần kinh, gây mất trí nhớ tạm thời hoặc gây cảm giác choáng váng.

Một số cách xử lý nước nhiễm chì hiệu quả

Để xử lý nước nhiễm chì, chúng ta có thể áp dụng một trong những cách dưới đây.

Dùng bộ lọc nước đầu nguồn

Bộ lọc nước đầu nguồn là sản phẩm có khả năng xử lý nguồn nước nhiễm mặn, nhiễm phèn, nhiễm chì bằng các vật liệu lọc. Nước sau khi được lọc qua các cột lọc có thể dùng trong sinh hoạt, tưới tiêu hàng ngày. Nếu muốn dùng để ăn uống, bạn cần phải đun sôi.

Sử dụng máy lọc nước RO

Dựa vào quá trình chuyển động của các phân tử nước dưới áp lực nén của máy bơm để đẩy nước qua màng RO mà các kim loại nặng cùng nhiều tạp chất, virus, vi khuẩn,… bị giữ lại. Nước sau khi đi qua màng RO có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước dùng trong ăn uống hàng ngày, đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe người dùng.

Xử lý nước nhiễm chì bằng máy lọc nước RO công nghiệp
Xử lý nước nhiễm chì bằng máy lọc nước RO công nghiệp

Sử dụng máy lọc nước Nano

Cùng giống như máy lọc nước RO, máy lọc nước Nano cũng có khả năng loại bỏ các chất độc hại, kim loại nặng cùng nhiều loại virus, vi khuẩn, mùi, màu lạ trong nước. Ưu điểm của loại máy này là không sử dụng điện năng nên giúp tiết kiệm năng lượng điện cho gia đình. Không những vậy, nước qua máy lọc Nano còn giữ lại được các khoáng chất có lợi cho sức khỏe và những khoáng chất này còn được thay đổi cấu trúc để cơ thể có thể hấp thụ dễ dàng hơn.

Tùy vào nhu cầu sử dụng và điều kiện tài chính mà các bạn có thể lựa chọn cho mình cách xử lý nước nhiễm chì phù hợp nhất. Hiện tại, Primer đang cung cấp nhiều dòng máy lọc nước RO như máy công nghiệp, máy gia đình, bộ lọc nước đầu nguồn với nhiều mẫu mã, công suất lọc khác nhau. Để được tư vấn cụ thể, các bạn hãy gọi tới số hotline 1900 98 98 35 hoặc để lại số điện thoại trên website primer.vn bạn nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *