Mlss là một chỉ số có vai trò quan trọng trong quá trình xử lý nước thải mà các đơn vị cần nắm rõ để chủ động hơn trong quá trình vận hành xử lý nước. Vậy chi tiết mlss là gì? Hãy cùng Primer tìm hiểu trong bài viết sau đây để có câu trả lời các bạn nhé!
Tìm hiểu mlss là gì?

Mlss là tên viết tắt của cụm từ mixed liquor suspended solids. Đây là chỉ số quan trọng thể hiện hàm lượng chất rắn lơ lửng trong bùn lỏng. Nói nôm na thì mlss biểu thị nồng độ chất rắn có trong bể bùn hoạt tính, chủ yếu là các vi sinh vật và các loại chất rắn lơ lửng không có khả năng phân hủy sinh học, bao gồm cả chất hữu cơ và vô cơ. Chỉ số này được xác định trên lượng cặn lắng trong bể ở môi trường tĩnh trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy mà đơn vị của mlss là mg/l, g/l hoặc tương đương nữa là kg/m3.
Ngoài mlss còn có chỉ số mlvss cũng được sử dụng rất nhiều trong xử lý nước thải. Đây là chỉ số xác định nồng độ chất rắn dễ bay hơn, biểu thị cho các chất hữu cơ trong nồng độ mlss. Mlvss là thông số xác định xem lượng vi sinh vật có đủ để mang lại hiệu quả làm sạch nước thải hay không.
Ý nghĩa của chỉ số mlss là gì trong xử lý nước thải?

Dựa vào chỉ số mlss mà người ta đánh giá được lượng bùn lỏng có đủ nồng độ lượng sinh khối hoạt động để xử lý các chất ô nhiễm trong nước thải hay không.
- Mlss quá cao sẽ khiến bùn hoạt tính ở mức vượt ngưỡng quy định gây ra hiện tượng quá tải hệ thống dẫn tới tràn bùn bể xử lý ở giai đoạn tiếp theo. Điều này đồng nghĩa với việc vi sinh vật trong bể nhiều, lượng oxy hòa tan trong nước giảm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình nitrat hóa và làm giảm khả năng ổn định của bùn. Lúc này bạn cần tiến hành sục khí mới ổn định được, tuy nhiên điều này sẽ gây ra hiện tượng lãng phí nguồn năng lượng, đồng thời hình thành lớp bọt khí trên bề mặt.
- Mlss quá thấp đồng nghĩa với việc thiếu bùn hoạt tính và điều này sẽ khiến quá trình xử lý nước thải không đạt hiệu quả cao, không thể xử lý được hoàn toàn các loại chất hữu cơ, chất rắn, tạp chất có trong nước. Bên cạnh đó thời gian lưu bùn thấp sẽ không đảm bảo đủ thời gian cho quá trình nitrat hóa, gây ảnh hưởng tới hiệu suất xử lý cho cả một hệ thống.
Chỉ số mlss xử lý nước thải bao nhiêu là tốt?
Theo các chuyên gia khuyến cáo thì để tránh các sự cố, chỉ số mlss tốt nhất nên đạt trong khoảng từ 2500 – 3500mg/l. Nếu mlss thấp hơn 2500mg/l thì cần xử lý giảm lượng bùn ra khỏi bể hiếu khí (tức là giảm thời gian bơm bùn dư) và tiến hành tăng tuần hoàn bùn từ bể lắng về bể hiếu khí. Nếu mlss lớn trên 3500mg/l thì cần tăng lượng bùn hoạt tính dư rút ra khỏi bể hiếu khí, tức là tăng thời gian bơm bùn dư đi, đồng thời giảm hoàn bùn từ bể lắng sang bể hiếu khí. Trong trường hợp sử dụng màng lọc sinh học thì có thể duy trì chỉ số mlss trên 15000mg/l.
Tìm hiểu quy trình xác định chỉ số mlss xử lý nước thải
Thông thường để xác định chỉ số bùn hoạt tính trong bể xử lý nước thải, người ta áp dụng phương pháp khối lượng theo các bước cụ thể sau:
- Bước 1: Tiến hành sấy giấy lọc đã chuẩn bị sẵn ở nhiệt độ 105 độ C trong thời gian từ 1 – 2 tiếng.
- Bước 2: Đem giấy lọc đã sấy đi cân và xác định khối lượng của giấy là A(mg).
- Bước 3: Lấy khoảng 50ml (0.05l) thể tích nước thải cần xử lý rồi lọc qua mẫu giấy lọc đã sấy. Lưu ý lấy nước thải bằng bình hút chân không để thu được cả bùn có trong đó.
- Bước 4: Tiến hành sấy giấy lọc có chứa bùn trong nước thải vừa lọc ở nhiệt độ 105 độ C trong 1 tiếng đồng hồ.
- Bước 5: Đem mẫu giấy lọc đã sấy đi cân và xác định được khối lượng B(mg).
Tìm hiểu công thức tính chỉ số mlss cần xác định

Khi đã thu thập đủ các đại lượng khối lượng cần xác định, chúng ta có công thức tính chỉ số mlss như sau:
Mlss (mg/l)= (B-A) x 1000/Vmẫu
Trong đó gồm có:
- Mlss: Chỉ số biểu thị tổng khối lượng bùn than hoạt tính.
- A là khối lượng của giấy lọc không có sinh khối.
- B là khối lượng của giấy lọc khi đã có sinh khối.
- Vmẫu là thể tích của mẫu nước thải đã xử dụng.
Đây là cách thức xác định chỉ số mlss đơn giản, ít chi phí và được dùng nhiều trong các phòng thí nghiệm. Tuy nhiên thực tế để xác định chỉ số này, người ta thường dùng máy đo để mang lại kết quả chính xác và nhanh chóng hơn.
Một số lưu ý liên quan tới chỉ số mlss

Để kiểm soát được chỉ số mlss trong rải cho phép, người ta sẽ thực hiện 1 quy trình kiểm soát. Quy trình này đòi hỏi người vận hành phải chọn nồng độ mlss nhất định hoặc phạm vi nồng độ pha trộn để xử lý nước thải đạt hiệu quả cao nhất. Theo đó giá trị được chọn hoặc phạm vi cụ thể sẽ phụ thuộc vào lượng oxy cần thiết tính theo đơn vị kg/d. Khi đó người vận hành quá trình xử lý nước thải sẽ tối ưu và duy trì được giá trị tốt nhất này để điều chỉnh lượng bùn thải sao cho hợp lý nhất.
Trên đây là một số chia sẻ của Primer về chỉ số mlss là gì. Hi vọng nó sẽ mang tới những thông tin bổ ích cho các bạn, đặc biệt là những bạn công tác trong lĩnh vực xử lý nước thải hoặc những ai quan tâm tới lĩnh vực này. Đừng quên nếu bạn có nhu cầu mua máy lọc nước RO, bộ lọc nước đầu nguồn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline 1900989835 để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng kịp thời.