Kim loại nặng là gì? 3 biện pháp xử lý kim loại nặng trong nước

Trong cuộc sống chúng ta đã nghe rất nhiều về cụm từ kim loại nặng, tuy nhiên không phải ai cũng biết kim loại nặng là gì? Những tác hại mà nó gây ra với môi trường ra sao? Bài viết hôm nay, Primer sẽ chia sẻ tới các bạn những kiến thức cần thiết để có câu trả lời chính xác cho những thắc mắc trên.

Tìm hiểu kim loại nặng là gì?

Tìm hiểu kim loại nặng là gì?
Tìm hiểu kim loại nặng là gì?

Thực tế, kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3. Các kim loại này sẽ có số nguyên tử cao và thường có tính kim loại kể cả khi ở nhiệt độ phòng. Trong đó kim loại nặng nhất sẽ có chứa lượng yếu tố nhiễm bẩn khá cao, dao động trong khoảng từ 3.5 – 7g/cm3. Thông thường các kim loại nặng sẽ rất độc hoặc độc khi ở nồng độ thấp. Các hợp chất có chứa kim loại nặng không thể thủy phân được trong tự nhiên nhưng lại được xem là nguyên tố vi lượng thiết yếu cho cây trồng và vật nuôi.

Các kim loại nặng khi tồn tại ở dạng nguyên tố thì không độc hại nhưng khi chuyển sang dạng ion, nó sẽ vô cùng độc hại cho sức khỏe con người. Khi tiếp xúc với cơ thể, chúng có thể liên kết các chuỗi cacbon ngắn gây khó khăn trong việc đào thảo và gây tình trạng ngộ độc ở con người. Một số kim loại nặng tốt cho sức khỏe nhưng lại không tham gia vào quá trình sinh hóa của cơ thể và khi tiếp xúc lại gây nhiễm độc.

Điểm danh 5 kim loại nặng xuất hiện chủ yếu trong nguồn nước hiện nay

Kim loại nặng sẽ được chia ra làm 3 loại chính là kim loại quý, kim loại độc và kim loại phóng xạ. Mỗi loại đều có những nguyên tố đặc trưng tồn tại trong tự nhiên. Dưới đây là một số kim loại nặng phổ biến hiện nay:

Asen (thạch tín)

Asen (thạch tín)
Asen (thạch tín)

Asen tồn tại trong tự nhiên và có kí hiệu hóa học là As. Đây là nguyên tố có trong cả nước, đất, không khí và thực phẩm. Asen là loại á kim cực độc và được gọi là “vua của các chất độc”. Một lượng asen nhỏ bằng hạt ngô có thể gây chết người. As tồn tại cơ bản ở 2 dạng tổng hợp chất hữu cơ và vô cơ, dạng chất hữu cơ có độc tính ít hơn so với dạng hợp chất vô cơ. Với nồng độ thấp, As có khả năng kích thích cây sinh trưởng tốt nhưng ở nồng độ cao, As sẽ gây nhiễm độc cho thực vật. Con người ăn phải những loại thực vật nhiễm As cũng sẽ tích tụ độc tố dần dần.

Asen tồn tại nhiều nhất và gây nguy hiểm nhất là trong nước ngầm, nguồn nước sinh hoạt chính của con người. Tình trạng nước nhiễm Asen xuất phát từ quá trình luyện và khai thác chất đốt tự nhiên cùng với quá trình sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp. As có thể thâm nhập vào cơ thể qua 3 đường là tiếp xúc qua da, hô hấp và ăn uống.

Kim loại chì

Kim loại chì
Kim loại chì

Chì là kim loại có ký hiệu hóa học là Pb. Đây là nguyên tố có độc tính cao với cơ thể con người. Pb có thể thâm nhập vào cơ thể người qua không khí, nguồn thức ăn và nước uống hàng ngày. Khi đi vào cơ thể, Pb phân tán chất độc tới các hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên làm ảnh hưởng tới các enzyme hoạt động có chứa hydro. Trong cơ thể, chì ít bị đào thải ra ngoài vì nếu tích tụ lâu dần, nó sẽ gây độc cho tính mạng con người.

Người bị tác động bởi kim loại chì có thể bị rối loạn hệ thống tủy xương. Nhiễm chì nhẹ có thể gây ra đau bụng, viêm thận, viêm khớp, cao huyết áp hoặc các bệnh liên quan tới tai biến, sinh sản. Ở mức độ nặng có thể dẫn tới chết người.

Kim loại crom (cr)

Kim loại crom (cr)
Kim loại crom (cr)

Crom là kim loại nặng tồn tại trong nước dưới 2 dạng hóa trị khác nhau. Nếu là crom hóa trị 3 thì sẽ không độc, nhưng nếu là crom hóa trị 4 thì sẽ gây độc hại cho động thực vật khi nhiễm phải. Kim loại này xuất hiện trong quá trình đốt hóa thạch nhiên liệu, sản xuất cromat, sản xuất nhựa và các ngành công nghiệp về da. Khi kim loại này lẫn vào trong nguồn nước thải từ các nhà máy sản xuất mạ điện, nhuộm dệt…. sẽ đi vào nguồn nước ngầm làm nồng độ crom vượt ngưỡng quy định. Ở mức quá quy định, Cr có khả năng gây ra các bệnh như viêm gan, viêm thận, loét dạ dày, ung thư phổi.

Kim loại nặng thủy ngân

Kim loại nặng thủy ngân
Kim loại nặng thủy ngân

Độc tố trong thủy ngân Hg sẽ phụ thuộc vào dạng tồn tại hóa học của nó. Nếu là dạng nguyên tố, Hg sẽ có tính trơ và không độc. Nếu không may nuốt phải thì có thể được đào thải ra ngoài mà không để lại hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên khi Hg tồn tại ở nhiệt độ thường, nó sẽ rất dễ bay hơi và rất độc khi hít vào cơ thể.

Thủy ngân có thể đi vào cơ thể bằng cách tiếp xúc qua da, qua đường hô hấp hoặc đường ăn uống. Khi thâm nhập vào cơ thể, thủy ngân sẽ phản ứng với các axit amin có chứa lưu huỳnh, albumin. Bên cạnh đó Hg còn có thể liên kết với màng tế bào làm biến động lượng kali, gây mất cân bằng axit bazơ của các mô và gây ra suy giảm năng lượng cấp đến tế bào thần kinh.

Kim loại nặng Cadimi

Kim loại nặng Cadimi
Kim loại nặng Cadimi

Cadimi có ký hiệu hóa học là Cd, là kim loại được dùng phổ biến trong các ngành công nghiệp luyện kim và sản xuất đồ nhựa. Đây là nguyên liệu được sử dụng nhiều trong sản xuất pin. Cadimi đi vào cơ thể qua đường ăn uống hoặc hô hấp.

Những tác hại của kim loại nặng đối với sức khỏe là gì?

Như các bạn đã biết kim loại nặng tồn tại trong tự nhiên và gây ra ô nhiễm môi trường. Lượng kim loại nặng sẽ tích tụ lâu ngày trong nguồn nước ngầm, gây ra những ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn thực phẩm và nước uống sinh hoạt hàng ngày. Theo nghiên cứu của tổ chức EPA , kim loại nặng là một trong những tác nhân gây ra bệnh ung thư ở người. Khi chúng xâm nhập vào thức ăn, đồ uống bằng nhiều con đường khác nhau, chúng làm mất đi các thành phần tự nhiên có trong nước, làm nước chứa nhiều độc tố có hại cho sức khỏe.

Hàm lượng kim loại nặng vượt ngưỡng cho phép sẽ gây ra các ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, để lại các di chứng, biến chứng nặng như tổn thương não, co rút cơ. Khi tiếp xúc với màng tế bào, chúng có thể gây ra phân chia ADN làm tổn hại thai nhi, gây dị dạng…. Khi thâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ làm rối loạn quá trình trao đổi chất, kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển. Con người dễ mắc phải các bệnh như rối loạn tiêu hóa, rối loạn tim mạch và hệ thống thần kinh….

Biện pháp xử lý nước có chứa kim loại nặng là gì?

Tình trạng nước sinh hoạt có chứa kim loại nặng đang trở thành vấn đề được nhiều gia đình quan tâm. Nguồn nước không an toàn gây ra ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nên cần xử lý tình trạng nước chứa kim loại nặng bằng cách biện pháp hữu hiệu sau:

Sử dụng máy lọc nước RO công nghiệp để loại bỏ kim loại nặng

Sử dụng máy lọc nước RO công nghiệp để loại bỏ kim loại nặng
Sử dụng máy lọc nước RO công nghiệp để loại bỏ kim loại nặng

Đây là phương pháp lọc hiện đại, mang lại hiệu quả cao trong việc loại bỏ kim loại nặng ra khỏi nguồn nước. Hiện nay có rất nhiều dòng máy lọc nước RO công nghiệp khác nhau với đa dạng công suất lọc giúp loại bỏ tới 99.9% các kim loại nặng. 

Xử lý kim loại nặng bằng hệ thống lọc sinh học

Hệ thống lọc sinh học được xây dựng gồm nhiều loài vi khuẩn, thực vật thủy sinh có khả năng loại bỏ kim loại nặng trong nước. Tuy nhiên cách thức này không thể áp dụng được cho nguồn nước uống mà chỉ dùng để xử lý nước thải bên ngoài.

Sử dụng phương pháp trao đổi ion giúp loại bỏ kim loại nặng

Đây là phương pháp dùng để loại bỏ sắt, mangan có trong nước rất hiệu quả. Những nguồn nước nhiễm kim loại nặng nồng độ thấp có thể sử dụng phương pháp này để mang lại hiệu quả cao. Đây là phương pháp dễ thực hiện, đơn giản và tiết kiệm chi phí.

Hi vọng những chia sẻ của Primer ở trên sẽ giúp các bạn trả lời chính xác câu hỏi “ kim loại nặng là gì”. Qua bài viết các bạn có thể hình dung rõ hơn về những tác hại do kim loại nặng trong nước gây ra. Nếu bạn quan tâm tới các sản phẩm máy lọc nước RO công nghiệp, máy lọc nước RO gia đình, bộ lọc tổng đầu nguồn, hãy liên hệ ngay tới số hotline 1900 98 98 35 để được tư vấn và hỗ trợ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *