Các bước vận hành dây chuyền lọc nước tinh khiết diễn ra như thế nào

Dây chuyền lọc nước tinh khiết là hệ thống vận hành tiên tiến hiện đại, được trang bị đầu tư về thiết bị, công nghệ lẫn điều kiện vận hành. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm này. Nếu bạn quan tâm về dây chuyền sản xuất nước tinh khiết, đừng bỏ lỡ bài viết ngay sau đây của Primer nhé!

Tìm hiểu dây chuyền lọc nước tinh khiết là gì?

Tìm hiểu dây chuyền lọc nước tinh khiết là gì?
Tìm hiểu dây chuyền lọc nước tinh khiết là gì?

Như các bạn đã biết thì nước tinh khiết là một khái niệm dùng để chỉ nước uống dùng để uống trực tiếp, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Y tế ban hành. Nước tinh khiết gồm 2 thành phần là oxy và hydro, có công thức hóa học là H2O. Nước tinh khiết là loại nước hoàn toàn không có khả năng dẫn điện, nhiệt độ đóng băng là 0 độ C và nhiệt độ sôi là 100 độ C.

Nước tinh khiết được tạo ra từ nhiều nguồn nước cấp khác nhau như: nước giếng khoan, nước máy, nước sạch, nước ngầm…. nhờ vào hệ thống dây chuyền công nghệ cao ứng dụng khoa học, giúp chuyển hóa các loại nước cấp khác nhau thành nước tinh khiết. Đó được gọi là dây chuyền lọc nước tinh khiết. 

Dây chuyền này sẽ gồm nhiều bộ phận và hệ thống khác nhau được vận hành trơn tru dựa trên sự liên kết chặt chẽ, các công đoạn được gắn kết với nhau thành hệ thống đồng nhất. Với công suất hoạt động cao, mỗi giờ dây chuyền lọc nước tinh khiết có thể tạo ra lượng nước theo nhu cầu sử dụng. 

Các bộ phận cơ bản của dây chuyền lọc nước tinh khiết gồm những gì?

Các bộ phận cơ bản của dây chuyền lọc nước tinh khiết gồm những gì?
Các bộ phận cơ bản của dây chuyền lọc nước tinh khiết gồm những gì?

Thông thường dây chuyền lọc nước tinh khiết sẽ gồm những bộ phận cơ bản như sau:

  • Cột lọc đa năng: Đây là bộ phận có nhiệm vụ xử lý phèn và các kim loại nặng cùng các hợp chất hữu cơ.
  • Cột lọc xử lý: Đây là cột lọc có nhiệm vụ làm mềm nước cứng bằng phương pháp trao đổi ion.
  • Bộ phận lọc tinh: Là nơi lọc cặn sau 2 lần lọc thô phía trên.
  • Bộ phận bơm trung gian: Có chức năng đẩy nước từ bồn chứa trung gian qua bơm RO.
  • Bộ phận lọc trung gian được bố trí ngay sau bơm trung gian và phía trước bơm RO có nhiệm vụ chính là lọc các loại cặn bẩn.
  • Bộ phận bơm RO.
  • Hệ thống điều khiển bằng điện và phao điện cùng tủ điện….
  • Bộ phận màng lọc RO.
  • Bộ phận bơm có chức năng chiết rót nước sau lọc vào bình chứa.
  • Máy ozone dùng để sát khuẩn hoặc sử dụng đèn chiếu tia UV.
  • Bộ phận màng lọc sát khuẩn và băng tải.

Quy trình các bước lắp đặt dây chuyền lọc nước tinh khiết

Quy trình các bước lắp đặt dây chuyền lọc nước tinh khiết
Quy trình các bước lắp đặt dây chuyền lọc nước tinh khiết

Quy trình của dây chuyền lọc nước này được thực hiện khá đơn giản, chi tiết qua 5 bước cụ thể được trình bày dưới đây:

  • Bước 1: Cần xác định thông tin và các thông số quan trọng sau đó yêu cầu sự hỗ trợ từ các kỹ thuật viên chuyên nghiệp.
  • Bước 2: Nhân viên kỹ thuật sẽ có trách nhiệm tiến hành khảo sát hiện trường và đưa ra tư vấn chuẩn nhất cho khách hàng.
  • Bước 3: Tiến hành nghiên cứu và cùng thống nhất về việc sử dụng dây chuyền lọc nước thích hợp nhất.
  • Bước 4: Nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành lắp đặt theo thống nhất trước đó.
  • Bước 5: Tiến hành kiểm tra và đánh giá nguồn nước sau lọc đã đảm bảo độ tinh khiết chưa.

Tìm hiểu các loại dây chuyền sản xuất nước tinh khiết

Hiện nay trên thị trường đang sử dụng 2 loại dây chuyền sản xuất nước tinh khiết được nhiều đơn vị, công ty lựa chọn là:

  • Dây chuyền sản xuất nước tinh khiết Pure water Filmtec Composite van cơ: Đây là dây chuyển sử dụng hoàn toàn công nghệ lọc nước tự động bằng điện. Máy bơm được trang bị loại cảm biến khi hết nước và khi đầy nước. Bởi vậy mà việc vận hành dây chuyền hoạt động tương đối dễ dàng, giúp tiết kiệm được nguồn nhân lực cũng như hầu hết các công việc đều được thiết lập theo chương trình có sẵn. Với dây chuyền này, người lao động chỉ cần thực hiện duy nhất việc rửa lọc thủ công. Do đây là hệ thống sử dụng van cơ điện nên việc sục rửa không tự động. Cứ định kỳ 3 lần thì phải rửa vật liệu lọc một lần, có như vậy mới đảm bảo được dây chuyền vận hành trơn tru.
  • Dây chuyền sản xuất nước tinh khiết cột composite autoval.

Tìm hiểu dây chuyền lọc nước tinh khiết được vận hành ra sao?

Hầu hết các đơn vị kinh doanh sản xuất nước tinh khiết hiện nay đều ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại vào dây chuyền sản xuất. Khi sử dụng công nghệ hiện đại, quy trình sản xuất sẽ diễn ra thuận lợi với hiệu suất cao hơn. Nước tinh khiết tạo ra đảm bảo được chất lượng tuân thủ đúng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Thông thường dây chuyền lọc nước sẽ được vận hành dựa trên các giai đoạn sau:

Giai đoạn xử lý thô

Giai đoạn xử lý thô
Giai đoạn xử lý thô

Giai đoạn này còn được gọi với tên gọi khác là quá trình tiền xử lý. Tại giai đoạn này, nguồn nước cấp được tích trữ và chưa xử lý. Kỹ thuật viên sẽ tiến hành đánh giá chất lượng nguồn nước cấp như thế nào, có phức tạp không, nguồn nước cấp có phải là loại nước hỗn hợp không….

Với trường hợp nước bị nhiễm phèn, có mùi hôi, nhiều cặn, nhiều vi khuẩn tạp chất cùng hàm lượng kim loại cao, chúng ta cần điều chỉnh số lượng và kích thước cột lọc composite sao cho phù hợp. 

Tiến hành quan sát phía trên của bộ lọc để thấy rõ van cơ và van tự động. Thông thường van cơ sẽ được lựa chọn sử dụng nhiều hơn do dễ vận hành, dễ sửa chữa nếu hư hại. Đặc biệt hơn cả là kinh phí sẽ rẻ hơn so với van tự động.

Giai đoạn lọc qua màng thẩm thấu ngược RO

Màng thẩm thấu ngược RO là thiết bị sử dụng công nghệ thẩm thấu ngược với khả năng lọc cao cấp. Khi này nước sẽ được đưa từ bồn chứa ở giữa vào hệ thống lọc RO. Tại đây nước sẽ được lọc sạch các loại bụi bẩn, tạp chất, vi khuẩn, virus có kích thước siêu nhỏ chỉ 0.0001 micron. Khi qua màng lọc RO chắc chắn nước đã được loại bỏ gần như 99.99% cặn, vi khuẩn, virus có trong nước rồi. Vậy nên nước sau lọc được đảm bảo tính thuần khiết, sạch sẽ và an toàn đúng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Giai đoạn khử khuẩn và vi sinh cho nước

Giai đoạn khử khuẩn và vi sinh cho nước
Giai đoạn khử khuẩn và vi sinh cho nước

Tại giai đoạn này, dây chuyền lọc nước tinh khiết được thiết kế lắp đặt thiết bị tạo ozone nhằm hỗ trợ việc tiêu diệt vi khuẩn và tiệt trùng cho nước. Nước sẽ từ bồn chứa liên kết và nhờ có lực đẩy của bơm thông qua hệ thống lọc cặn nhằm làm giảm đi lượng nước cũng như áp lực qua đèn UV. Nhờ đó tránh được việc áp lực nước quá lớn làm vỡ đèn chiếu tia UV. 

Có thể dựa vào công suất lọc để lựa chọn lắp đặt đèn UV có thông số phù hợp, đảm bảo độ ổn định và chất lượng của nước đầu ra. Nước sau khi được chiếu đèn tia UV sẽ tiếp tục được đưa qua bộ lọc sát khuẩn và cuối cùng là qua hệ thống giữ lại xác khuẩn để khử mùi cho nước.

Giai đoạn chiết rót vào bình chứa 

Tùy thuộc vào mục đích sản xuất kinh doanh của từng đơn vị mà việc chiết rót vào bình chứa sẽ có sự khác nhau. Hầu hết các đơn vị kinh doanh nước tinh khiết đóng chai, đóng bình sẽ có hệ thống dàn 2 chế độ tự động và bán tự động để tạo ra thành phẩm. 

Chung quy lại thì dây chuyền lọc nước tinh khiết sẽ giúp cho các công ty sản xuất nước đóng chai nâng cao được hiệu suất lọc nước cũng như tiết kiệm tối đa chi phí. Mặt khác, giá cho một dây chuyền sản xuất nước tinh khiết không quá đắt so với giá trị mà nó mang lại. Đây được xem là lựa chọn ưu tiên hàng đầu cho những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất nước lọc tinh khiết.

Trên đây là một số thông tin Primer muốn chia sẻ tới các bạn về dây chuyền lọc nước tinh khiết. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích trong cuộc sống của bạn. Nếu bạn muốn có nước lọc tinh khiết sử dụng hàng ngày mà không phải mua nước đóng chai, hãy liên hệ ngay với Primer để sở hữu dòng máy lọc nước tinh khiết RO như máy ion kiềm, máy lọc RO công nghiệp,… chất lượng tốt, độ bền cao với chi phí hợp lý nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *