BOD5 là gì? Phân biệt BOD5 và COD trong xử lý nước thải

Với thực trạng môi trường nước đang ngày càng ô nhiễm như hiện nay, xử lý nước thải đang là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Một trong những chỉ số dùng để đánh giá chất lượng nước thải chính là chỉ số BOD5. Vậy BOD5 là gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết về chỉ số BOD5 ngày hôm nay của Primer

BOD5 là gì?

BOD là gì
BOD là gì

BOD là viết tắt của từ tiếng anh Biochemical Oxygen Demand, dịch ra là nhu cầu oxy sinh hóa. Đây là một đơn vị được tiêu chuẩn hóa để đo mức độ ô nhiễm các chất hữu cơ của nước. Thông qua việc quan sát mức độ và biến động nồng độ oxy hòa tan trong nước, chúng ta có thể xác định được lượng chất ô nhiễm hữu cơ có trong đó.

Bởi lẽ, vi khuẩn và các vi sinh vật khác cần oxy để phân hủy các chất hữu cơ thông qua quá trình oxy hóa. Khi mức độ ô nhiễm chất hữu cơ cao, các vi sinh vật sẽ hoạt động mạnh, thậm chí là quá mức và khiến cho lượng oxy trong nước giảm xuống. Nhu cầu oxy trong nước càng cao thì mức độ ô nhiễm chất hữu cơ càng cao. Trong xử lý sinh học, oxy được bơm vào nước thải đầu ra để giúp các vi sinh vật có thể nhanh chóng phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải.

BOD5 cụ thể hơn BOD vì nó là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa sinh học các chất hữu cơ có trong nước thải trong 5 ngày đầu ở nhiệt độ 200C, điều kiện là môi trường không có ánh sáng. Nói một cách ngắn gọn, BOD5 là hàm lượng BOD được đo trong 5 ngày đầu. Với những chất hữu cơ thông thường thì sau 5 ngày ủ, có đến hơn 80% lượng chất hữu cơ đã bị phân hủy hoàn toàn. Do đó, để tiết kiệm thời gian test mẫu cũng như thúc đẩy quá trình xử lý, test BOD5 thường được sử dụng để test mẫu nước.

Trong xử lý nước thải, chỉ số BOD thể hiện nhiều yếu tố như nồng độ oxy hòa tan trong nước DO, mật độ vi sinh vật trong nước và lượng chất hữu cơ cần phải phân hủy. Theo quy ước chung, chỉ số BOD được xác định bằng lượng oxi chênh lệch theo mg/lít nước.

Mỗi loại nước thải sẽ có một chỉ số BOD nhất định, cụ thể là:

  • Nước thải sinh hoạt sinh hoạt: 100 – 200 mg/lít.
  • Nước thải từ hoạt động chế biến thủy sản: 2.000 – 5.000 mg/lít.
  • Nước thải từ hoạt động sản xuất bia: 800 – 2.000 mg/lít.
  • Nước thải từ hoạt động sản xuất cao su: 3.000 – 10.000 mg/lít.

>> Xem thêm: TSS là gì? Cách đo và xử lý nước có chỉ số TSS cao

Phương pháp đo chỉ số BOD5 trong nước thải là gì?

Phương pháp đo chỉ số BOD5 trong nước thải
Phương pháp đo chỉ số BOD5 trong nước thải

Đo chỉ số BOD5 bằng phương pháp hóa lý sử dụng đầu dò

Để đo chỉ số BOD5, phương pháp hóa lý sử dụng đầu dò oxy hòa tan để đo nồng độ oxy trong mẫu nước đại diện được sử dụng phổ biến nhất. Sau thời gian ủ 5 ngày sẽ tiến hành đo lại. BOD5 được xác định là hiệu số giữa hai lần đo và kết quả sẽ được biểu thị bằng mg/l.

Trong nhiều trường hợp, chúng ta cần phải pha loãng mẫu trước khi đo BOD5. Cách đo mẫu sẽ cụ thể như sau:

  • Pha loãng mẫu nước thải thử với nước đã được khử ion và được bão hòa về nồng độ oxy. Sau đó thêm vào mẫu nước thử một lượng vi sinh vật mầm giống cố định. Tiếp đó là đo lượng oxy hòa tan và đậy chặt nắp của mẫu thử lại để ngăn không cho oxy bị hòa tan bởi lượng không khí tràn vào từ môi trường bên ngoài.
  • Lưu giữ mẫu nước thử ở nhiệt độ 200C trong bóng tối để tránh quá trình quang hợp vì nếu quang hợp, oxy sẽ được tạo ra và kết quả sẽ không chính xác. Thời gian lưu trữ mẫu nước này sẽ là 5 ngày. Sau 5 ngày, hãy tiến hành đo lại lượng oxy hòa tan một lần nữa.

Trong trường hợp chỉ số BOD đặc biệt cao, lượng oxy hòa tan trên thực tế có thể bị hết trước 5 ngày dự kiến.

Đo chỉ số BOD5 bằng chai đo Oxitop

  • Đặt chai đo trong tủ ở nhiệt độ 200C trong 5 ngày.
  • Chỉ số BOD được đo tự động khi nhiệt độ đạt 200C.
  • Giá trị BOD sẽ được ghi lại tự động sau mỗi 24 giờ.

Đơn vị của BOD5 là mg o2/l.

>> Xem thêm: Nước nhiễm đá vôi là gì? 4 cách lọc nước nhiễm đá vôi hiệu quả

Phân biệt BOD5 và COD

Phân biệt BOD5 và COD
Phân biệt BOD5 và COD

Trong xử lý nước thải, ngoài BOD5 thì COD cũng là một chỉ số quan trọng. COD là viết tắt của từ tiếng anh Chemical Oxygen Demand, dịch ra là nhu cầu oxy hóa học. Chỉ số này dùng để đo lượng oxy cần thiết để phân hủy các chất hữu cơ và vô cơ thông qua quá trình oxy hóa.

Nếu như chỉ số BOD5 chỉ đo lường mức tiêu thụ oxy của các vi sinh vật trong nước thải (ô nhiễm phân hủy sinh học) thì COD còn đo cả không phân hủy sinh học. Tức là COD đo cả ô nhiễm phân hủy sinh học và không phân hủy sinh học. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chỉ số COD cao hơn BOD5.

Tỷ lệ COD/BOD5 cho phép chúng ta đánh giá khả năng phân hủy sinh học của nước thải đầu ra:

  • Nếu chỉ số này thấp hơn 2 thì nước thải dễ dàng phân hủy sinh học.
  • Nếu chỉ số này ở giữa 2 và 4 thì nước thải đầu ra có thể phân hủy sinh học trung bình.
  • Nếu chỉ số này lớn hơn 4 thì nước thải khó phân hủy sinh học.

Trên đây là một số thông tin về chỉ số BOD trong nước thải. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc BOD5 là gì cũng như cách đo chỉ số BOD5 trong nước thải ra sao.

Với thực trạng nguồn nước bị ô nhiễm như hiện nay, việc sử dụng máy lọc nước là hết sức cần thiết. Nếu bạn đang cần tư vấn về các dòng máy lọc nước Primer, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline 1900 98 98 35 hoặc truy cập website https://primer.vn/. Tại đây, chúng tôi đang có sẵn nhiều dòng máy lọc nước công nghiệp, máy lọc nước gia đình,… với công suất lọc lớn và khả năng lọc sạch an toàn. Hãy sắm ngay cho một chiếc máy lọc Primer để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình mình bạn nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *