Dịch sốt xuất huyết thường xảy ra vào các thời điểm là tháng 3 đến tháng 4, tháng 7 đến tháng 11. Khi bị sốt xuất huyết, chúng ta nên ăn gì và không nên ăn gì để bảo vệ sức khỏe. Câu trả lời sẽ có trong bài viết bị sốt xuất huyết nên ăn gì ngày hôm nay.
Bị sốt xuất huyết nên ăn gì?
Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường mệt mỏi, chán ăn, cơ thể suy nhược. Lúc này bạn nên bổ sung một số thực phẩm sau vào thực đơn hàng ngày.
Cháo, súp
Cháo, súp là những món ăn dễ nuốt, dễ tiêu hóa, giúp cung cấp một lượng lớn nước cho cơ thể. Khi nấu những món này, bạn nên bổ sung thêm những thực phẩm giàu đạm (thịt, trứng, sữa,…), giàu vitamin A, kẽm (thịt bò, gà…) để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
Nếu trẻ nhỏ bị sốt xuất huyết mà đang trong giai đoạn bú sữa mẹ thì người mẹ cần cho bé bú nhiều hơn bình thường để tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho bé.
Sữa, sữa chua
Sữa cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng và nước cho cơ thể. Trong sữa chua có chứa các lợi khuẩn giúp cải thiện sự cân bằng của vi khuẩn có lợi và hại trong đường ruột, đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa. Không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mà còn sữa còn tăng khả năng chống viêm.
Các loại rau xanh
Rau xanh là loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Người bị sốt xuất huyết nên bổ sung thêm nhiều rau xanh, đặc biệt là bông cải xanh, súp lơ, rau bina,… vào thực đơn các bữa ăn hàng ngày.
Các loại thực phẩm giàu sắt
Khi bị sốt xuất huyết, lượng tiểu cầu trong máu giảm. Vậy nên bạn cần bổ sung các thực phẩm giàu sắt để tăng cường tiểu cầu. Các loại thực phẩm giàu sắt như thịt, gan, các loại đậu, rau có màu xanh,… sẽ giúp làm tăng lượng hemoglobin trong máu, thúc đẩy quá trình hình thành các tiểu cầu nhằm ngăn ngừa chảy máu và mất máu ở người đang bị sốt xuất huyết.
Các loại thực phẩm giàu protein, đạm
Để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, việc tái tạo và phục hồi các tế bào và mô là rất quan trọng. Các thực phẩm giàu đạm và protein giúp cơ thể sản xuất các kháng thể cần thiết để chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn. Nhờ đó, người bệnh có thể bù đắp nhanh chóng được phần năng lượng và nguồn dinh dưỡng đã mất khi bị sốt xuất huyết.
Thực phẩm giàu vitamin K
Vitamin K được biết đến là vitamin đông máu với khả năng kích thích protein hình thành các cục máu đông. Ở người bị sốt xuất huyết, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin K như bông cải xanh, rau mầm, rau có lá xanh,… giúp hỗ trợ quá trình đông máu và tăng số lượng tiểu cầu trong máu.
Thực phẩm giàu vitamin C
Các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, ổi, đu đủ,…. có khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch và hỗ trợ rất tốt cho việc phục hồi cơ thể người bệnh sau khi bị sốt xuất huyết.
Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước, xay sinh tố để cơ thể dễ hấp thụ hơn.
Khi bị sốt xuất huyết nên uống nước gì để nhanh hồi phục?
Ngoài một số thực phẩm kể trên, bạn cũng nên bổ sung thêm một số loại nước dưới đây để cơ thể nhanh hồi phục, đó là:
Nước dừa
Nước dừa cung cấp một lượng lớn nước, chất điện giải và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp làm giảm nguy cơ mất nước và điều hòa dịch nội bộ. Uống một ly nước nước dừa mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho hệ thần kinh, hệ tim mạch và hệ miễn dịch, giúp cơ thể người bệnh nhanh chóng hồi phục.
Nước chanh
Nước chanh rất giàu dưỡng chất như kali, canxi, glucid,… đặc biệt là nguồn vitamin C dồi dào có trong nước chanh giúp hỗ trợ quá trình đào thải độc tố do virus sốt xuất huyết gây ra. Ngoài ra, nước chanh còn giúp kích thích vị giác, giúp người bị sốt xuất huyết ăn ngon miệng hơn.
Nước ion kiềm
Khi bị sốt xuất huyết, cơ thể bị mất nước và chất điện giải. Nước ion kiềm là loại nước giàu chất điện giải và có cấu trúc phân tử nước siêu nhỏ, nhỏ gấp 5 lần nước thường nên nó sẽ giúp cơ thể hấp thu nước được nhanh hơn. Nhờ đó, bệnh nhân sẽ nhanh chóng được bù nước và điện giải, hỗ trợ tốt cho quá trình hồi phục.
Bị sốt xuất huyết kiêng ăn gì?
Để cơ thể nhanh hồi phục thì ngoài việc bổ sung những loại thực phẩm kể trên, các bạn cũng cần lưu ý hạn chế một số loại thực phẩm sau:
Thực phẩm cay nóng
Các món ăn cay, nóng có thể kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit, gây loét thành mạch máu. Những tổn thương ở dạ dày có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe của người bị sốt xuất huyết.
Các loại thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ
Những món ăn chứa nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán, thức ăn nhanh sẽ gây ra những tác động xấu đến cơ thể, ví dụ như làm tăng cholesterol, cao huyết áp. Việc ăn nhiều đồ dầu mỡ khi bị sốt xuất huyết có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục do dầu mỡ đã làm suy yếu miễn dịch. Không những vậy, đồ dầu mỡ còn là nguyên nhân gây ra vấn đề về tiêu hóa, khiến người bệnh mắc chứng khó tiêu.
Thực phẩm có màu sẫm (đỏ, đen hoặc đậm màu)
Các loại quả có màu đậm thanh long, củ dền, cà chua,… là những thực phẩm mà người bị sốt xuất huyết không nên ăn. Bởi lẽ khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường bị xuất huyết tiêu hóa nên nếu ăn những thực phẩm này, việc chẩn đoán bệnh sẽ khó hơn.
Các loại thức uống có gas, chứa caffeine
Các loại đồ uống có chứa chất kích thích, có gas sẽ khiến cơ bắp bị suy nhược, cơ thể mệt mỏi và không còn sức đề để chống chọi với bệnh. Cụ thể thì nó sẽ khiến cơ thể bị mất nước, cơ bắp bị phá vỡ và sức đề kháng bị suy giảm.
Trứng
Mặc dù trứng rất giàu protein nhưng với người bị sốt xuất huyết, trứng lại là loại thực phẩm không phù hợp. Ăn nhiều trứng sẽ khiến nhiệt lượng trong cơ thể tăng lên mà không thể phát tán ra ngoài. Điều này sẽ khiến cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết sốt cao hơn và lâu hồi phục hơn.
Một số lưu ý đối với bệnh nhân sốt xuất huyết
Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Không tự ý dùng thuốc hạ sốt
Sử dụng tùy tiện các loại thuốc hạ sốt như aspirin, ibuprofen,… có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, thậm chí còn gây nguy hiểm cho người bệnh. Nếu tùy tiện dùng thuốc, bệnh nhân có thể bị chảy máu nhiều hơn, nặng còn có thể dẫn đến tử vong.
- Aspirin: Có tác dụng ức chế tập kết tiểu cầu và chống đông máu nên nó có thể khiến cơ thể chảy máu nhiều hơn.
- Ibuprofen: Mặc dù tác dụng của thuốc này không mạnh như aspirin nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình chảy máu ở bệnh nhân bị sốt xuất huyết.
Tránh để muỗi tiếp xúc với da
Virus gây bệnh sốt xuất huyết đến từ muỗi vằn có 4 chủng khác nhau, đó là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Người bị sốt xuất huyết do chủng virus nào thì chỉ có khả năng miễn dịch với chủng virus đó. Vậy nên dù bạn có vừa khỏi sốt xuất huyết thì bạn vẫn có thể bị mắc tiếp.
Để hạn chế nguy cơ tái nhiễm, việc hạn chế muỗi đốt bằng các biện pháp như dùng nhang muỗi, thuốc xịt muỗi, mắc màn, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng,…. là rất cần thiết.
Bù nước
Người bị sốt xuất huyết thường sốt cao và điều này đã khiến tình trạng mất nước trở nên trầm trọng hơn. Lúc này, bạn nên bổ sung thêm các loại nước bù điện giải như nước dừa, nước ion kiềm, cresol,…. và tuyệt đối không được tự ý truyền nước nếu chưa được bác sỹ chỉ định.
Thường xuyên theo dõi tình trạng của bệnh nhân
Khi bị sốt xuất huyết, nhiệt độ của người bệnh sẽ tăng cao và biến đổi bất thường. Bạn hãy để người bệnh mặc đồ rộng rãi, thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi và tránh việc đắp chăn kín quá. Bạn có thể dùng nước để lau ấm cơ thể nhằm hạ sốt và dùng thuốc hạ sốt chứa paracetamol nếu sốt cao trên 38,5 độ. Tuy nhiên, bạn vẫn cần hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng.
Ưu tiên các loại thức ăn lỏng, đủ chất
Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường chán ăn nên việc bổ sung các loại thức ăn lỏng, đủ chất như cháo, súp thịt,…. sẽ là sự lựa chọn phù hợp nhất. Đặc biệt lưu ý là nên tránh những loại thực phẩm khó tiêu.
Qua bài viết này, các bạn hẳn đã biết được câu trả lời cho câu hỏi bị sốt xuất huyết nên ăn gì rồi đúng không. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn đọc và đừng quên, Primer đang là đơn vị cung cấp máy lọc nước ion kiềm uy tín, giá Tốt cho người dùng hiện nay.