Nhiệt miệng là một tình trạng bệnh lành tính và rất thường hay gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau. Có những người còn bị tình trạng này quanh năm. Vậy bị nhiệt miệng nên uống gì, kiêng ăn những gì cũng như biện pháp phòng tránh ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây nhé.
Nhiệt miệng là gì và nguyên nhân gây bệnh
Trước khi tìm hiểu các loại thuốc trị nhiệt miệng, bạn cần hiểu rõ nó là bệnh lý như thế nào và do nguyên nhân nào gây nên.
Nhiệt miệng là vết loét nhỏ, khá nông, xuất hiện ở miệng hay môi, bên trong má, nướu, còn được biết đến với cái tên aphthous ulcer. Nhiệt miệng có thể có màu trắng hoặc vàng, đỏ xung quanh. Nó không lây lan nhưng sẽ gây khó chịu cho bạn. Nhẹ thì chỉ là các triệu chứng đau rát thông thường, nhưng nặng có thể gây nên các vấn đề về tiêu hoá, sốt,…
Nguyên nhân gây nhiệt miệng có thể kể đến là:
– Không may cắn vào má lâu ngày thành nhiệt miệng.
– Ăn những đồ ăn cay nóng.
– Bị tổn thương trong quá trình vệ sinh răng miệng.
– Thiếu các loại vitamin B6, B2, C, thiếu kẽm và acid folic.
– Rối loạn nội tiết tố trong kỳ kinh nguyệt, mang thai, căng thẳng,…
Bị nhiệt miệng nên uống thuốc gì?
Chúng ta sẽ tìm hiểu các loại thuốc sử dụng cho nhiệt miệng. Vì kỳ thực nó được xem là bệnh lý thông thường nhưng gây ra rất nhiều đau đớn khó chịu cho người bị. Vậy có những loại thuốc nào cho nó?
- Kháng sinh
Kháng sinh được kê trong trường hợp bị nhiệt miệng nhưng kèm theo bội nhiễm, vì lúc này các kháng sinh có tác dụng giảm đau, kháng viêm nhanh chóng. Một số loại bạn có thể tham khảo là biseptol chứa hoạt chất trimethoprim và sulfamethoxazole. Tuy nhiên trước đó bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nhé.
- Thuốc kháng nấm
Một số loại thuốc kháng nấm dùng hiệu quả trong việc đẩy lùi sự lan nhanh của nhiệt miệng, giảm cảm giác đau đớn khó chịu cho bạn. Ví dụ như itraconazole, fluconazol hay nystatin.
- Thuốc uống corticosteroid
Corticosteroid được bác sĩ chỉ định kê trong trường hợp bị nhiệt miệng, loét miệng nặng. Mặc dù loại này có tác dụng giảm nhiệt miệng nhanh tuy nhiên nó có một số ảnh hưởng như dạ dày, rối loạn miễn dịch, nên nếu không thực sự cần thiết bác sĩ sẽ không chỉ định.
- Thuốc kháng viêm
Colchicine và Prednisone là hai loại thuốc kháng viêm thường được dùng trong nhiệt miệng và có bội nhiễm kèm theo, có công dụng hỗ trợ giảm và điều trị nhiệt miệng hiệu quả.
- Viên uống sắt, kẽm và vitamin
Vì một trong những nguyên nhân gây nhiệt miệng chính là sự thiếu hụt một số loại vitamin, hay sắt, kẽm. Vì vậy bạn có thể bổ sung qua đường uống các loại viên nén này để cải thiện tình trạng nhiệt miệng của mình. Có thể nói thuốc trị nhiệt miệng có nhiều loại, nhiều dạng như bôi, uống, ngậm,… Tuỳ vào từng tình trạng của bạn cũng như nguyên nhân mà bác sĩ sẽ kê đúng loại cần dùng.
Nếu không phải là thuốc thì bị nhiệt miệng nên uống gì?
Rất nhiều người ngại uống thuốc hoặc cơ địa của họ dị ứng với một số thành phần thuốc trị nhiệt miệng. Vậy trong trường hợp này họ có thể dùng gì thay thế? Câu trả lời là bạn có thể sử dụng các loại dược liệu tự nhiên hoặc một số bài thuốc khác mà không sử dụng đến các dạng như trên.
- Súc miệng với nước muối
Buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc bất kỳ khi nào đó sau bữa ăn hãy súc miệng nước muối, mỗi ngày 3 – 4 lần hoặc nhiều hơn. Điều này sẽ góp phần giúp bạn sát khuẩn tốt, giúp những vết loét miệng phỏng miệng dịu đi và nhanh lành hơn, cũng như ngăn chặn nó phát triển lan rộng ra.
Bạn hãy dùng nước muối ấm để ngậm giữ một khoảng thời gian ngắn trong miệng rồi súc và nhổ đi. Thực hiện điều này hàng ngày kể cả khi nhiệt miệng đã khỏi sẽ có tác dụng giúp bạn giảm được nó quay lại.
- Mật ong
Một nguyên liệu quen thuộc và là vị thuốc được sử dụng trong nhiều bệnh lý khác nhau. Nó có tác dụng kháng khuẩn, sát khuẩn, chống viêm, tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Bằng cách ngậm mật ong nguyên chất, bôi nó lên vết nhiệt miệng và một lúc sau thì nuốt. Mỗi ngày 2 – 3 lần sẽ giảm dần tình trạng nhiệt.
- Ngậm đá lạnh
Đây chỉ là cách giảm đau rát tức thời cho nhiệt miệng chứ không có tác dụng trị bệnh này lâu dài.
- Uống nước ép hoa quả
Vì trong hoa quả có nhiều vitamin có tác dụng phục hồi tổn thương, giúp tăng cường hệ miễn dịch nên nhiệt miệng sẽ nhanh chóng được đẩy lùi. Loại nước ép dưa hấu và cà rốt hoặc cần tây là thứ bạn nên dùng thay vì cam, chanh.
Đây chính là những cách khi bạn không muốn sử dụng các loại thuốc điều trị nhiệt miệng.
Làm sao để phòng ngừa nhiệt miệng?
Bị nhiệt miệng thực tế rất khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, sự ngon miệng của bạn khi thưởng thức bất kỳ một món ăn nào đó. Vậy nên ngoài tìm các biện pháp chữa thì cách để phòng bệnh lý này cũng là điều bạn nên ghi nhớ. Chúng ta có những biện pháp nào để tránh xa nhiệt miệng?
- Tránh các thực phẩm, thức ăn cay nóng, thực phẩm dị ứng, cà phê, nước ngọt,… vì chúng sẽ gây khô miệng, nhiệt miệng.
- Đánh răng thường xuyên với bàn chải mềm tránh gây tổn thương hay kích ứng nướu, kết hợp với nước súc miệng, nước muối sát khuẩn….
- Bổ sung Vitamin và khoáng chất vì nó giúp bạn tăng cường sức đề kháng để chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây nhiệt miệng.
- Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, vitamin cho cơ thể,…
Vậy chúng ta nên và không nên ăn gì khi bị nhiệt miệng?
Chế độ ăn uống khi bị nhiệt miệng rất quan trọng vì nó không chỉ giúp cải thiện tình trạng bệnh mà còn giúp ngăn ngừa tái phát. Vậy khi bị bệnh lý này, nên ăn gì, kiêng gì?
Nên ăn gì?
- Thức ăn mềm, dễ nuốt, ít gia vị vì chúng vẫn đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể và không làm kích ứng khu vực đang bị nhiệt miệng của bạn.
- Sữa chua vì trong đó có rất nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hoá, kìm hãm được những vi khuẩn đang phát triển trong miệng để làm dịu, đẩy lùi nhiệt miệng.
- Trà xanh hoặc trà đen vì bản chất trà có tác dụng thanh mát cơ thể, chống viêm, kháng viêm, loại bỏ các vi khuẩn có hại. Tình trạng bệnh này có thể được thuyên giảm theo thời gian.
- Thực phẩm giàu sắt và khoáng chất để giúp cơ thể có được hệ miễn dịch tốt, cũng như đẩy lùi các tình trạng của nhiệt.
- Uống nước rau má vì nước này rất mát, tốt cho người đang bị nhiệt miệng, giúp vết loét tự lành nhanh chóng.
Không nên ăn gì?
- Các thực phẩm hoa quả, nước uống có nhiều acid như chanh, cam, dứa, mận,..
- Thức ăn cay nóng như khắc tinh của nhiệt miệng vì nó làm cho tình trạng bệnh càng nghiêm trọng hơn.
- Cà phê, nước ngọt vì có chứa các chất kích ứng làm cho tình trạng nhiệt miệng ngày càng trầm trọng hơn.
Như vậy một vài chia sẻ vừa rồi chúng tôi đã giúp bạn giải đáp được nhiệt miệng nên uống gì và đặc biệt là cách phòng tránh nó. Một bí quyết nữa chính là việc bạn cung cấp đủ nước lọc mỗi ngày để thanh lọc cơ thể là một cách tuyệt vời để ngăn ngừa nhiệt miệng, tăng đề kháng cơ thể. Và đừng quên phải sử dụng nước có nguồn gốc sạch sẽ, rõ ràng, ví dụ như từ các dòng máy lọc nước RO công nghiệp cao cấp nhé.