Nước thủy cục là gì? Có nên dùng nước thủy cục để ăn uống không

Nước thủy cục hiện đang được sử dụng rộng rãi trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Để hiểu rõ hơn về khái niệm nước thủy cục là gì? Tiêu chuẩn nước thủy cục dùng trong sinh hoạt, sản xuất như thế nào? Cách lọc nước thủy cục ra sao? Các bạn hãy dành ra ít phút để cùng Primer tìm hiểu về nước thủy cục bạn nhé.

Nước thủy cục là gì
Nước thủy cục là gì

Nước thủy cục là gì?

Nước thuỷ cục còn được gọi là nước máy. Loại nước này được các công ty cấp nước sạch lấy từ một nguồn nước tự nhiên (thường là nước sông hoặc giếng khoan), sau đó xử lý tại nhà máy rồi bơm theo đường ống dẫn nước công cộng đến nhà từng gia đình hoặc tổ chức, doanh nghiệp,…. để phục vụ nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, tưới tiêu hàng ngày.

Ngày nay, nước thủy cục được sử dụng khá phổ biến tại các khu vực đô thị lớn, thậm chí nhiều vùng nông thôn cũng đã sử dụng loại nước này. Do đó, có rất nhiều nhà máy lọc nước với quy mô lớn nhỏ khác nhau đã được xây dựng, điển hình là nhà máy nước sạch sông Đà, nhà máy xử lý nước kênh Đông Thạnh, nhà máy cung cấp nước sạch Sawaco, nhà máy xử lý nước Bamboo1, nhà máy xử lý nước Thủ Đức, nhà máy xử lý nước Tân Hiệp,…

Nhà máy xử lý nước cung cấp cho các hộ gia đình
Nhà máy xử lý nước cung cấp cho các hộ gia đình

>> Xem thêm: Nước mặt là gì? Đặc điểm và sơ đồ công nghệ xử lý nước mặt

Các tiêu chuẩn nước thủy cục

Trong cuộc sống hàng ngày, nước thủy cục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó là nguồn cung nước phục vụ các hoạt động sinh hoạt như ăn uống, tắm giặt, tưới tiêu,…. Chính vì vậy, tiêu chuẩn về nước thủy cục là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm. Để đảm bảo an toàn vệ sinh và hiệu quả sử dụng, Bộ Y tế đã đưa ra khá nhiều tiêu chuẩn nước thủy cục, trong đó có 2 nhóm chỉ tiêu chính trong quy chuẩn: 

  • Nhóm A là nhóm chỉ tiêu bắt buộc do Bộ Y tế ban hành.
  • Nhóm B là nhóm chỉ tiêu bắt buộc do UBND cấp tỉnh/thành phố ban hành dựa trên cơ sở các thông số đặc thù và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. 

Các tiêu chuẩn nước sinh hoạt, nước ăn uống theo Luật định sẽ áp dụng cho các nhóm đối tượng bao gồm: cá nhân, trường học, cơ quan tổ chức, văn phòng làm việc, hộ gia đình, cơ sở kinh doanh nước sinh hoạt dưới dưới 1000m3 trong một ngày đêm.

Tiêu chuẩn nước thủy cục tại Việt Nam
Tiêu chuẩn nước thủy cục tại Việt Nam

Tại mỗi hạng mục sẽ có giới hạn khả năng cho phép tối đa khác nhau tương ứng với phạm vi áp dụng cụ thể, đó là:

  • Giới hạn I: Áp dụng với các cơ sở kinh doanh, hộ gia đình kinh doanh cung cấp nước sinh hoạt.
  • Giới hạn II: Có thể dùng cho cá nhân, hộ gia đình khai thác nước sinh hoạt.

Tùy vào từng yếu tố cụ thể mà tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt cũng khác nhau, cụ thể là:

– Tiêu chuẩn dùng nước thủy cục theo diện tích

  • Nhà 1 – 2 tầng: Mức tiêu thụ nước sinh hoạt khoảng 80 – 120l/người/ngày.
  • Nhà 3 – 5 tầng: Mức tiêu thụ nước sinh hoạt khoảng 120 – 180l/người/ngày.
  • Khách sạn, khu công nghiệp, khu du lịch đông người: Mức tiêu thụ nước sinh hoạt khoảng khoảng 180 – 400l/người/ngày.

– Tiêu chuẩn dùng nước thủy cục theo khu vực 

  • Các thành phố lớn, khu du lịch, khu công nghiệp lớn: Mức tiêu thụ nước sinh hoạt khoảng 300 – 400l /người/ngày.
  • Thành phố, huyện, tỉnh, khu công nghiệp có quy mô nhỏ: Mức tiêu thụ nước thủy cục khoảng khoảng 200 – 270l/người/ngày
  • Thị trấn, trung tâm công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, điểm dân cư nông thôn: Mức tiêu thụ khoảng 80 – 150l/người/ngày 
  • Nông thôn: Mức tiêu thụ nước thủy cục khoảng 40 – 60l/người/ngày.

– Tiêu chuẩn dùng nước thủy cục theo mức độ tiện nghi 

  • Hộ gia đình không có nhiều thiết bị vệ sinh, có vòi nước riêng: Mức tiêu thụ nước sinh hoạt khoảng 60 – 100l/người/ngày.
  • Hộ gia đình có đầy đủ thiết bị cơ bản, hệ thống cấp thoát nước: Mức tiêu thụ nước sinh hoạt khoảng 100 – 150l/người/ngày.
  • Gia đình có đầy đủ thiết bị và bồn tắm nóng cục bộ: Mức tiêu thụ nước khoảng 200 – 300l/người/ngày.

Nhìn chung, nước thuỷ cục trước khi được cung cấp đến với người dân đều được kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt. Do đó, các gia đình có thể yên tâm sử dụng cho hoạt động tắm giặt, tưới tiêu,…

>> Xem thêm: Nước mềm là gì? Lợi ích, phân biệt nước mềm và nước cứng

Nước thủy cục có uống được không?

Nước thủy cục có uống được không?
Nước thủy cục có uống được không?

Trong nước thủy cục có chứa một hàm lượng Clo khá lớn. Clo là chất không tan trong nước và có khả năng phản ứng mạnh với protein, vitamin C. Khi ở nhiệt độ cao, Clo sẽ thoát ra và khuếch tán vào trong không khí. Nếu tiếp xúc với khí Clo quá lâu, người dân có thể mắc những bệnh nguy hiểm liên quan đến mắt, da và hệ hô hấp. 

Hiện nay, công nghệ xử lý nước đang rất phát triển và có nhiều phát minh mới có thể làm giảm hàm lượng Clo trong nước thủy cục đã ra đời. Việt Nam cũng đang áp dụng rất nhiều phương pháp để xử lý nước thủy cục được sạch và an toàn.

Mặc dù được xử lý bằng công nghệ cao theo quy trình được giám sát nghiêm ngặt nhưng tại một số khu vực, nước thủy cục có thể bị vàng, có mùi hôi hoặc có cặn bẩn. Nguyên nhân của tình trạng này là do đường ống dẫn nước bị hoen gỉ, nứt vỡ nên nhiều tạp chất có thể xâm nhập vào nước, khiến cho nước không còn sạch khi chảy đến các vòi tại hộ gia đình. Điều này sẽ tác động xấu đến sức khỏe của người dân khi sử dụng.

Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn nguồn nước sạch cho người dân, các đơn vị liên quan cần có trách nhiệm kiểm tra, bảo trì và thay mới hệ thống cấp nước khi cần thiết. Bên cạnh đó, các hộ gia đình cũng nên sử dụng thêm hệ thống lọc nước để xử lý nước trước khi dùng.

Cách lọc nước thủy cục tại nhà cho các hộ gia đình

Cách lọc nước thủy cục là gì?
Cách lọc nước thủy cục là gì?

Để xử lý nước thủy cục dùng cho ăn uống, bạn có thể lựa chọn cách là đun sôi nước. Tuy nhiên, cách này không được xem là biện pháp tối ưu nhất vì trong quá trình đun nấu, nhiều hợp chất có hại vẫn có thể được sản sinh ra.  

Theo khuyến cáo của các chuyên gia ngành nước, cách tốt nhất để xử lý nước thủy cục là dùng máy lọc nước. Có rất nhiều loại máy lọc nước với đa dạng mẫu mã, chi phí của nhiều thương hiệu khác nhau trên thị trường, phù hợp với nhu cầu sử dụng và thu nhập đại bộ phận người dân Việt.

Thông qua hệ thống lõi lọc thô và màng lọc RO, nước thủy cục sẽ được lọc bỏ hoàn toàn các tạp chất, kim loại nặng, virus, vi khuẩn, mùi khó chịu,… trong nước. Không chỉ vậy, có nhiều dòng máy lọc nước còn có thêm các lõi chức năng giúp bổ sung khoáng chất cần thiết cho cơ thể và tiêu diệt vi khuẩn, ngăn không cho nó tái nhiễm khuẩn trở lại nguồn nước. Đặc biệt, với các dòng máy lọc nước có công suất lớn, bạn không chỉ được cung cấp nguồn nước sạch có thể uống trực tiếp mà còn có thể dùng nước để sơ chế đồ ăn, nấu nướng, tắm giặt,…. mà không lo xảy ra tình trạng thiếu nước. 

Máy lọc nước nóng – lạnh – nguội PRS Plus 06
Máy lọc nước nóng – lạnh – nguội PRS Plus 06

Tùy vào nhu cầu sử dụng và tình hình tài chính, hãy lựa chọn cho gia đình mình một sản phẩm máy lọc nước phù hợp. Dưới đây là một số dòng máy lọc nước đang được khách hàng lựa chọn nhiều nhất tại Primer:

  • Máy lọc nước nóng – lạnh – tinh khiết – hydrogen Plus 368
  • Máy lọc nước nóng – lạnh – nguội PRS Plus 06
  • Máy lọc nước ứng dụng công nghệ lượng tử vũ trụ IROS – 10
  • Máy lọc nước PRS 09
  • Máy lọc nước Hydrogen Luxury 99
  • Hệ thống lọc tổng đầu nguồn
  • ………

Qua bài viết về nước thủy cục là gì mà Primer vừa chia sẻ ở trên, bạn đọc chắc hẳn đã có thêm rất nhiều kiến thức hữu ích về nước thủy cục. Nếu bạn nào đang có nhu cầu mua máy lọc nước để xử lý nước thủy cục, hãy liên hệ với Primer theo số Hotlien 1900 98 98 35 để các tư vấn viên có thể hỗ trợ các bạn trong thời gian sớm nhất. Để bảo vệ sức khỏe gia đình, hãy sắm ngay một chiếc máy lọc nước bạn nhé. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *