Nếu như trước đây người dân phải sử dụng nước mưa, nước ngầm để làm nước sinh hoạt thì ngày nay, nguồn nước máy trở thành nguồn nước sinh hoạt chính của người dân ở cả thành thị lẫn nông thôn. Nước máy được xem là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người tiêu dùng trên khắp các quốc gia, nhưng câu hỏi nước máy có sạch không vẫn là thắc mắc của nhiều người. Trong bài viết ngày hôm nay, Primer sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn này cũng như mách bạn cách sử dụng nước máy thế nào để đảm bảo an toàn.
Vậy nước máy là gì?
Nước máy là loại nước đã qua sơ lọc, tiền xử lý bởi hệ thống nhà máy lọc nước công nghiệp chuyên biệt, nhằm cung cấp nước sinh hoạt khối lượng lớn phục vụ cho toàn khu dân cư và đô thị.
Nước máy hay còn được gọi với tên khác là nước vòi được tạo ra từ những loại nước tự nhiên như ao, hồ, sông, suối và đã được xử lý thông qua hệ thống lọc nước của các nhà máy. Với những phương pháp công nghiệp, hệ thống này sẽ lọc toàn bộ các tạp chất như rong rêu, bùn đất, kim loại hay những vi khuẩn có trong nước.
Sau khi được xử lý, nước tự nhiên sẽ trở thành nước máy và được đưa vào các đường ống dẫn để vận chuyển đến nơi tiêu thụ như các khu dân cư, đô thị.
>> Xem thêm: Nước sạch là gì? Cách nhận biết và công nghệ xử lý nước sạch
Thành phần các chất có trong nước máy
Sau quá trình lọc nước tại hệ thống lọc thì nước máy được đưa vào trong sinh hoạt với các thành phần cụ thể như sau:
Hóa chất
Hóa chất không chỉ bao gồm các chất có sẵn trong nước tự nhiên mà nó còn được sinh ra sau quá trình xử lý nước, ví dụ như lưu huỳnh, clo, nitrat, thủy ngân, florua, chì, dược phẩm…
Các khoáng chất
Đây là các chất căn bản đã có trong nguồn nước tự nhiên, tuy nhiên cũng qua quá trình lọc nước mà có nhiều khoáng chất mới được hình thành. Khoáng chất trong nước máy có lợi cho sức khỏe người dùng như Canxi, Kali, Magie.
Các hợp chất hữu cơ
Hợp chất hữu cơ có trong nước máy thường bao gồm các chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, dung môi và thuốc diệt cỏ.
Các vi khuẩn và ký sinh trùng
Ký sinh trùng và vi khuẩn vốn dĩ đã có trong nguồn nước tự nhiên và nếu hệ thống đường ống dẫn nước không đảm bảo chất lượng thì nước máy có thể sẽ vẫn còn có vi khuẩn. Các thành phần gồm có tảo, virus, vi khuẩn, ký sinh trùng….
Vậy thì nước máy có sạch không? Có uống trực tiếp được không?
Có thể nói nước máy là loại nước tương đối sạch. Tuy nhiên độ sạch của nước còn tùy thuộc vào công nghệ xử lý cũng như chất lượng hệ thống đường ống dẫn nước.
Vốn dĩ nước máy là nguồn nước đã qua tiền xử lý. Do đó nguồn nước này có tính chất là ít cặn bẩn, không màu và có thể an toàn sử dụng cho sinh hoạt vệ sinh, tắm rửa. Tuy nhiên thực tế thì thành phần của nước máy vẫn còn chứa nhiều vi khuẩn và tạp chất có kích thước nhỏ. Không chỉ vậy, Clo tồn dư từ quá trình xử lý nước cũng là một trong những hạn chế lớn của nguồn nước này.
Mặc dù công nghệ xử lý nước máy đã ra đời từ cuối thế kỷ 19 và phổ biến từ thế kỷ 20 cho tới nay nhưng không phải quy trình xử lý nước máy tại các quốc gia, địa phương, vùng miền nào cũng sẽ đảm bảo chất lượng. Tại các nước phát triển như Mỹ hay Nhật thì nguồn nước máy được xử lý bằng công nghệ lọc tiên tiến bậc nhất và trải qua kiểm duyệt khắt khe về chất lượng. Ở Nhật, người dân còn có thể uống nước máy trực tiếp tại vòi.
Còn tại Việt Nam, chúng ta chưa thể khẳng định được nguồn nước máy có thực sự an toàn hay không, trừ phi có những bằng chứng rõ ràng về chất lượng dựa trên các tiêu chí đánh giá nguồn nước máy. Để biết nước máy có sạch hay không, chúng ta sẽ căn cứ vào các yếu tố sau:
– Nồng độ chất rắn hòa tan có trong nước máy hay viết tắt là TDS
Nồng độ chất rắn hòa tan được biểu thị bằng chỉ số TDS là một lượng chất rắn như ion khoáng, ion kim loại với kích thước rất nhỏ và tồn tại trong một lượng nước nhất định. TDS trong nước càng cao thì nước càng chứa nhiều tạp chất và tiềm ẩn nhiều mối nguy hại. Nước máy sinh hoạt an toàn, đạt chuẩn nên có tỷ lệ nồng độ TDS trong khoảng 100 – 300 ppm là lý tưởng.
- Nước có nồng độ cao hơn mức 170 ppm sẽ rơi vào ngưỡng cứng.
- Nước có nồng độ > 300 ppm không được khuyến khích sử dụng thường xuyên.
- Nồng độ > 500 ppm là mức báo động, khuyến cáo tuyệt đối không nên sử dụng.
– Độ pH của nước máy
Ngoài chỉ số TDS, độ pH của nước máy là bao nhiêu cũng là vấn đề mà nhiều người băn khoăn vì chỉ số pH cho biết tính axit và kiềm của nước.
Trên thang đo pH với giá trị từ 0 đến 14, mức giá trị về pH = 7 là nước trung tính và thường được sử dụng nhiều nhất. Các giá trị pH nhỏ dần biểu thị nước có tính axit và không được khuyến khích dùng trong ăn uống. Độ pH tăng dần thể hiện nguồn nước có tính kiềm tốt cho sức khỏe.
Theo tiêu chuẩn QCVN của Bộ Y tế, nước máy sinh hoạt nên có chỉ số pH an toàn từ 6 – 8.5.
– Công nghệ lọc nước máy
Một trong những điều quan trọng khiến nước máy ở Việt Nam không có độ sạch lý tưởng như các nước Mỹ và Nhật là hạn chế về công nghệ lọc. Mặc dù khoa học kỹ thuật đã có nhiều cải tiến, phát triển nhưng vẫn chưa thực sự được tốt như những nước này. Bên cạnh đó, nước máy đã qua xử lý để đến vòi nước sử dụng trong ăn uống, sinh hoạt cũng phải trải qua rất nhiều công đoạn:
- Đầu tiên, nước đã qua xử lý được phân phát tới các chạm cấp nước tổng.
- Tiếp đó, nguồn nước máy đi vào đường ống từ lớn tới nhỏ.
- Điểm cuối cùng của nước máy là vòi nước sinh hoạt tại các gia đình, khu dân cư, đô thị.
Trong quá trình vận chuyển nước máy tới nơi sử dụng, nhiều rủi ro về nhiễm khuẩn nguồn nước, gây tái nhiễm bệnh có thể xảy ra rất. Việc các đường ống nước bị rỉ sét, nứt vỡ có thể khiến nguồn nước bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng nước máy trong quá trình vận chuyển.
Chính vì vậy mà tại Việt Nam, nước máy chỉ an toàn sử dụng cho sinh hoạt. Việc sử dụng nước máy để uống trực tiếp hoặc nước máy đã đun sôi để nguội vẫn luôn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người.
>> Xem thêm: Nước ngầm là gì? Vai trò và cách xử lý nước ngầm hiệu quả
Vậy nên sử dụng nước máy thế nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả?
Không sử dụng nguồn nước máy trực tiếp tại vòi
Trong nước máy vẫn chứa rất nhiều vi khuẩn, tạp chất mà bạn không thể nhìn thấy được nên bạn cần hết sức lưu ý về vấn đề uống trực tiếp tại vòi. Việc uống trực tiếp nước máy trong thời gian dài có thể gây ra nhiều bệnh như sỏi thận, các bệnh về da… Đặc biệt, phụ nữ mang thai uống nước máy trực tiếp có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Nên đun sôi nước máy trước khi uống
Bạn có thể dùng bếp gas hoặc bếp điện để đun sôi nước. Nước đun sôi sẽ loại bỏ được một phần vi khuẩn, vi sinh vật có hại trong nước, giúp làm giảm khả năng nhiễm bệnh khi người sử dụng lâu dài.
Không uống nước đun sôi đã để quá lâu
Bạn có thể uống nước máy khi đã được đun sôi nhưng không nên uống nước đun sôi để nguội sau 24h. Bởi lẽ sau khoảng thời gian này, nhiều vi khuẩn có thể xâm nhập, phát triển và gây ảnh hưởng tới sức khỏe ngươi dùng.
Sử dụng hệ thống lọc tổng đầu nguồn hoặc máy lọc nước công nghiệp
Để có thể lọc sạch nước một cách hiệu quả thì bạn nên sử dụng thêm bộ lọc nước đầu nguồn hoặc máy lọc nước để hỗ trợ quá trình lọc nước được tốt hơn. Thay vì đun sôi nước, bạn hãy đưa trực tiếp nước máy vào các hệ thống lọc để loại bỏ sạch các tạp chất, vi khuẩn, giúp nguồn nước tinh khiết và tươi mới.
Có thể nói, máy lọc nước chính là giải pháp tối ưu giúp bạn xử lý nguồn nước máy thành nguồn nước sạch an toàn dùng cho ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Giờ đây, bạn sẽ không còn phải lo lắng rằng nước máy có sạch không? Sử dụng máy lọc nước không chỉ mang đến nguồn nước tinh khiết, không ảnh hưởng đến sức khỏe mà nó còn giúp bạn tiết kiệm chi phí cho gia đình. Nếu bạn nào có nhu cầu mua máy lọc nước, hãy liên hệ ngay với Primer theo số Hotline 1900 98 98 35 để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn.